Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt | Hapacol

Ngộ độc thuốc hạ sốt có paracemol do lạm dụng không còn là vấn đề mới, đặc biệt điều này cần phải lưu tâm hơn khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.Theo đó, tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến trung ương các bác sĩ tiếp nhận rất nhiều ca bệnh ngộ độc paracetamol vì lạm dụng dùng thuốc quá liều khuyến cáo.

Theo BS.Đào Trường Giang ,Bệnh viện Xanh Pôn, việc lạm dụng paracetamol đang diễn ra hằng ngày, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo từ phía bác sĩ cũng như truyền thông đại chúng, tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp bị ngộ độc thuốc này.

Thuốc hạ sốt có nhiều loại khác nhau.

Hơn nữa, do thuốc có nhiều tên thương hiệu mà người dân không để ý nên đã vô tình sử dụng quá liều. Như trường hợp một cụ bà F0, mặc dù không có sốt, không khó thở, nhưng gia đình nghe nói tylenol là thuốc chữa COVID-19 tốt, nên đã cho cụ uống 4 viên mỗi ngày trong 12 ngày liền… Đến khi cụ có triệu chứng bất thường, người thân mới gọi điện cho bác sĩ để hỏi. Lúc nghe bác sĩ giải thích, gia đình mới hiểu tylenol chính là paracetamol, chỉ là thuốc hạ sốt, giảm đau, không có tác dụng phòng hay tiêu diệt COVID-19.

Paracetamol được xem là một loại thuốc khá an toàn khi dùng đúng liều lượng, nhưng nếu dùng quá liều hoặc dùng liên tục trong nhiều ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong.

Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, không có biểu hiện rầm rộ, thậm chí ở vài ngày đầu nếu không xét nghiệm, theo dõi thì người dùng không biết mình bị ngộ độc. Cho đến khi có biểu hiện rõ thì đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Một trường hợp phải cấp cứu do ngộ độc thuốc hạ sốt giảm đau [Ảnh Bệnh viện Bạch Mai].

Paracetamol là thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc. Trên thị trường có rất nhiều tên thương mại, tuy khác nhau tên gọi nhưng có chứa cùng hoạt chất paracetamol. Nếu không để ý, nên người dân rất dễ dùng nhiều các sản phẩm khác nhau nhưng có cùng hoạt chất, đặc biệt trong trường hợp khi uống thuốc mà chưa thấy hạ nhiệt ngay. Điều này dẫn tới tổng liều paracetamol hàng ngày vượt quá quy định và ngộ độc thuốc.

Làm sao để sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt?

Về vấn đề này, theo BS.Giang cho hay: Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg để hạ sốt. Nếu dùng liều cao hơn hoặc kéo dài thì cần đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.

Luôn luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng [đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol] và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol [lạm dụng rượu, gày yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn, người mắc bệnh gan, thận]. Tốt hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc cho những trường hợp này.

Kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt như nới rộng quần áo, chườm, chườm nước ấm, uống đủ nước... Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Liều cho trẻ em cần được tính toán kỹ càng theo cân nặng. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho con trẻ uống thuốc.

Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ thì thuốc mới có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Vì vậy không nên nôn nóng uống thêm thuốc, vì sẽ bị quá liều.

Ngoài ra, cần thận trọng khi kết hợp thuốc này với các thuốc giảm đau khác.

Qua những vấn đề đã nêu, có thể thấy dù chỉ là thuốc hạ sốt giảm đau thông thường, nhưng thuốc luôn là con dao hai lưỡi, dùng sai sẽ thành thuốc độc. Do đó người dân cần phải thật bình tĩnh, sáng suốt để tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

Thu Hà

Thuốc Hapacol là gì? Thuốc Hapacol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Hapacol trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Paracetamol
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Efferalgan, Panadol,….

1. Thuốc Hapacol là gì?

1.1. Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

Tá dược

  • Acid citric khan
  • Manitol, đường trắng, aspartam
  • Natri hydrocarbonat
  • PVP K30, màu sunset yellow
  • Bột hương cam

1.2. Cơ chế hoạt động

  • Hoạt chất Paracetamol trong thuốc Hapacol có tác dụng giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
  • Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid -base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày.
  • Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 – 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Hapacol 250 chứa 250mg Paracetamol, được bào chế dưới dạng thuốc bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống.

2. Công dụng thuốc Hapacol

Thuốc Hapacol có tác dụng hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…

3. Không nên dùng thuốc nếu

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

4. Cách dùng thuốc Hapacol

4.1. Cách dùng

  • Hòa tan thuốc vào lượng nước [thích hợp cho bé] đến khi sủi hết bọt.
  • Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.

4.2. Liều dùng

  • Liều uống: trung bình từ 10 -15mg/kg / lần.
  • Tổng liều tối đa

Chủ Đề