Sự sôi là gì trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào

A. Lý thuyết

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sự sôi là gì?

Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, chất lỏng vừa bay hơi tạo ra các bọt khí ở trong lòng nó vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Ví dụ:

Sự sôi là gì trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào

2. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi

Căn cứ vào định nghĩa và các đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi để phân biệt.

Lưu ý:

Ta có thể nói, sự sôi là sự bay hơi vì sự sôi cũng là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Nhưng không thể nói sự bay hơi là sự sôi vì sự bay hơi chỉ xảy ra ở trên mặt thoáng còn sự sôi thì lại xảy ra trên mặt thoáng và ngay cả trong lòng chất lỏng.

II. Phương pháp giải

Cách xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, chất và trạng thái của chất đó qua đồ thị

Căn cứ vào đồ thị: Nếu đồ thị có hai đoạn nằm ngang ứng với hai nhiệt độ khác nhau thì ứng với giá trị nhiệt độ thấp là nhiệt độ nóng chảy và ứng với giá trị nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ sôi.

Tra bảng nhiệt độ nóng chảy hay bảng nhiệt độ sôi của một số chất ta sẽ suy ra được chất đó là chất gì.

Đường biểu diễn ở dưới nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái rắn.

Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái vừa rắn vừa lỏng.

Đường biểu diễn ở trên nhiệt độ nóng chảy và dưới nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái lỏng.

Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái vừa lỏng vừa hơi.

Đường biểu diễn nằm trên nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái hơi.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển, căn cứ vào số liệu trên hình vẽ, hãy chọn câu trả lời đúng?

Sự sôi là gì trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào

A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng tăng.

B. Ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

C. Ở độ cao mặt nước biển, nhiệt độ sôi của nước là 80oC.

D. Ở độ cao 6000 m, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

Từ đồ thị thấy ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

Đáp án B

Bài 2: Nước sôi ở nhiệt độ nào?

A. 100oC  B. 1000oC

C. 99oC  D. 0oC

Nước sôi ở nhiệt độ 100oC

Đáp án A

Bài 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

Đáp án C

Bài 4: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

Đáp án A.

Bài 5: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. tăng dần

B. không thay đổi

C. giảm dần

D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi

Đáp án B

Bài 6: Đồ thị ở hình vẽ biểu thị điều gì?

Sự sôi là gì trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào

A. Sự đông đặc của ête.

B. Sự nóng chảy và đông đặc của ête.

C. Sự sôi của ête.

D. Sự sôi và nguội dần của ête.

Đồ thị ở hình vẽ biểu thị sự sôi và nguội dần của ête

Đáp án D

Bài 7: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

Sự sôi là gì trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào

A. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30.

B. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

C. Đoạn AB ứng với quá trình nước bay hơi ở nhiệt độ 80oC. Đoạn BC ứng với quá trình bay hơi, nguội dần.

D. Đoạn AB ứng với quá trình nước chưa sôi, không bay hơi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

Từ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội ta thấy đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30

Đáp án A

Bài 8: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nêu nhận định thiếu chính xác trong các nhận định sau đây:

Sự sôi là gì trong quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào

A. Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi.

B. Đoạn BC ứng với nước ở thể lỏng.

C. Đoạn CD ứng với quá trình đông đặc.

D. Đoạn DE ứng với nước ở thể rắn.

Nhận định thiếu chính xác: Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi

Đáp án A.

Bài 9: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

Nhận định sai: Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau

Đáp án B

Bài 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Đáp án B

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Gửi Đánh Giá

Đánh giá trung bình         / 5. Số lượt đánh giá: