Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và giao sau

Bài 2: Thị trường Kỳ hạn [Forwards] và Giao sau [Futures]

Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau Sự hình thành và phát triển của thị trường kỳ hạn và giao sau Cơ chế giao dịch giao sau Hướng dẫn cách đọc yết giá giao sau Các nguyên lý và mô hình định giá giao sau Giá cả và giá trị của hợp đồng kỳ hạn - giao sau Các mô hình định giá giao sau Các chiến l... » Xem thêm » Thu gọn Chủ đề:

  • thị trường mục tiêu
  • tài chính doanh nghiệp
  • tài chính kế toán
  • Quản Trị Rủi Ro Tài Chính
  • bài giảng  Quản Trị Rủi Ro Tài Chính
  • tài liệu  Quản Trị Rủi Ro Tài Chính       Download Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                             Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                      TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Bài 2: Thị trường Kỳ hạn [Forwards] và Giao sau [Futures] Financial Risk Management 2011 Nội dung trình bày Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau Sự hình thành và phát triển của thị trường kỳ hạn và giao sau Cơ chế giao dịch giao sau Hướng dẫn cách đọc yết giá giao sau Các nguyên lý và mô hình định giá giao sau Giá cả và giá trị của hợp đồng kỳ hạn - giao sau Các mô hình định giá giao sau Các chiến lược ứng dụng kỳ hạn và giao sau Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và giao sau Phòng ngừa vị thế mua/ vị thế bán Basic và rủi ro basic Phòng ngừa tiền tệ Phòng ngừa lãi suất Phòng ngừa cổ phiếu CẤU TRÚC TT KỲ HẠN & GIAO SAU 1
  2. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                   Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                            TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Hợp đồng kỳ hạn [forwards] là một thỏa thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó yêu cầu giao một hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau [futures] là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hằng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại. Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Giao dịch kỳ hạn có rất nhiều trong cuộc sống thường ngày: Tiền thuê căn hộ là một chuỗi các hợp đồng kỳ hạn. Việc đặt mua báo dài hạn cũng là một ví dụ về hợp đồng kỳ hạn vì trong đó không những đã chốt lại mức giá cho ngày hôm nay [giao dịch giao ngay] mà còn cho những ngày sau đó trong tương lai [giao dịch kỳ hạn]. Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và giao sau: Các phiên chợ thời Trung cổ Châu Âu Nhật Bản Hội đồng Thương mại Chicago [CBOT] 1948 2
  3. Đại học Kinh tế TP.HCM                                              Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                       TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Thị trường giao sau Chicago Chicago là trung tâm phân phối nông sản. Nông dân Mỹ chịu tác động bởi mùa vụ, thời hạn giao hàng và kho bãi. Giá cả giảm đáng kể vào thời kỳ thu hoạch khi cung tăng nhưng sau đó giá lại tăng đều đặn. 1848, một nhóm thương gia đã thực hiện bước đầu làm nhẹ bớt vấn đề này bằng cách thành lập CBOT. Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Thị trường giao sau Chicago CBOT ban đầu được tổ chức vì mục đích chuẩn hóa số lượng và chất lượng ngũ cốc. Hợp đồng kỳ hạn đầu tiên ra đời cho phép nông dân có thể giao ngũ cốc vào một ngày trong tương lai với một giá xác định trước. Nhà đầu cơ thấy rằng họ có thể mua bán hợp đồng hơn là mua bán chính ngũ cốc đó. 1942 một sàn giao dịch giao sau hoàn chỉnh ra đời để thỏa mãn nhu cầu đó. Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Thị trường giao sau Chicago 1971, Hiệp ước Bretton Wood sụp đổi, tỷ giá các nước biến động mạnh. 1972, hợp đồng giao tiền tệ ra đời là hợp đồng giao sau tài chính đầu tiên trên thế giới. 1975, hợp đồng giao sau lãi suất ra đời. 1977, hợp đồng giao sau chứng khoán ra đời. 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán bắt đầu thành công vang dội. 3
  4. Đại học Kinh tế TP.HCM                                               Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                        TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Sự h.thành & p.triển của TT kỳ hạn & giao sau Thị trường kỳ hạn Thị trường kỳ hạn là một thị trường lớn và rộng khắp trên toàn thế giới. Những thành viên của thị trường là các ngân hàng, các công ty và các chính phủ. Thị trường OTC là thị trường không được thể chế hóa. Hai bên ký kết hợp đồng kỳ hạn phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau tức là mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia. Thị trường kỳ hạn Ưu điểm Các điều khoản và điều kiện được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của hai bên. Tính riêng biệt này đã mang đến sự linh hoạt cho các thành viên tham gia, tiết kiệm tiền của họ và cho phép thị trường thích ứng một cách nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu và hoàn cảnh của thị trường. 4
  5. Đại học Kinh tế TP.HCM                                             Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                      TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Thị trường kỳ hạn Nhược điểm Một nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác. Nghĩa vụ của mỗi bên không thể được chuyển giao cho bên thứ ba vì vậy hợp đồng kỳ hạn không có tính thanh khoản cao. Không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và hủy bỏ các nghĩa vụ hợp đồng. Thị trường giao sau Sàn giao dịch giao sau là nơi giao dịch các hợp đồng giao sau. Hợp đồng giao sau có thể được hiểu là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa. Chi tiết cho mỗi hợp đồng bao gồm quy mô hợp đồng, đơn vị tính, dao động giá tối thiểu, cấp độ, và giờ giao dịch. Ngoài ra, hợp đồng còn phải nêu rõ các điều kiện giao hàng và giới hạn giá hàng ngày cũng như tiến trình giao nhận hàng. Thị trường giao sau Một số sàn giao sau trên thế giới: Sàn Giao Dịch Chicago [CME] Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore [SIMEX] Sàn giao dịch giao sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ 5
  6. Đại học Kinh tế TP.HCM                                           Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                    TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Thị trường giao sau Một số sàn giao sau trên thế giới: Thị trường giao sau Một số hợp đồng giao sau phổ biến: Ngũ cốc và hạt có dầu Gia súc sống và thịt Thực phẩm và sợi Kim loại và xăng dầu Ngoại tệ Trái phiếu và lãi suất Chỉ số kinh tế Chỉ số chứng khoán Cơ chế giao dịch giao sau Mở một tài khoản với người môi giới. Đặt cọc tối thiểu. Ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch Ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở mức tối thiểu nào đó. 6
  7. Đại học Kinh tế TP.HCM                                             Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                      TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Cơ chế giao dịch giao sau Cơ chế giao dịch giao sau Công ty thanh toán bù trừ Công ty thanh toán bù trừ là một định chế và là nhà bảo đảm cho các giao dịch giao sau. Công ty thanh toán bù trừ là một công ty độc lập và cổ đông của nó là các công ty thanh toán thành viên. Mỗi công ty duy trì một số dư tài khoản với công ty thanh toán bù trừ và phải đáp ứng những điều kiện nhất định về mặt tài chính. Cơ chế giao dịch giao sau Thanh toán hàng ngày [marking to market] Người ta sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó. Nếu chênh lệch này là một số dương do giá thanh toán tăng, thì số tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản ký quỹ của những người nắm giữ vị thế mua. Số tiền này được thanh toán từ tài khoản của những người nắm giữ vị thế bán. 7
  8. Đại học Kinh tế TP.HCM                 Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                          TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Cơ chế giao dịch giao sau Cơ chế giao dịch giao sau Yết giá giao sau 8
  9. Đại học Kinh tế TP.HCM                        Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                 TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Yết giá giao sau Yết giá giao sau CÁC NG.LÝ & MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ GIAO SAU 9
  10. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                       Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Giá cả và giá trị Trong một thị trường hiệu quả, giả cả của tài sản luôn luôn bằng giá trị kinh tế thực của tài sản đó. Giá trị của tài sản chính là hiện giả của dòng tiền nhận được từ tài sản trong tương lai. Hợp đồng giao sau hoặc kỳ hạn không phải là một loại tài sản với đúng ý nghĩa của chúng. Giá cả giao sau là một con số cụ thể, trong khi đó giá trị thì lại là một cái gì đó trừu tượng hơn. Nhắc lại: giá trị ban đầu của một hợp đồng luôn là zero Giá trị của hợp đồng kỳ hạn Vt[0,T] : là giá trị của hợp đồng kỳ hạn F[0,T]   : là giá cả của hợp đồng kỳ hạn [giá kỳ hạn] Giá trị của mỗi hợp đồng bằng zero khi được ký kết: V0[0,T] = 0 v0[T] = 0 Giá trị của hợp đồng kỳ hạn Giá kỳ hạn lúc đáo hạn:      F[0,T] = ST Giá trị của hợp đồng kỳ        VT[0,T] = ST  F[0,T] hạn lúc đáo hạn: Giá trị của hợp đồng kỳ         Vt[0,T] = St  F[0,T][1+r]-[T-t] hạn trước lúc đáo hạn: 10
  11. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                        Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                 TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Giá trị của hợp đồng kỳ hạn Giá trị của hợp đồng giao sau vt[T] : giá trị của hợp đồng giao sau tại thời điểm t ft[T] : giá cả của hợp đồng giao sau tại thời điểm t [giá giao sau] Giá giao sau lúc đáo hạn:                       fT[T] = ST Giá trị của một hợp đồng giao sau trong ngày giao dịch nhưng trước khi            vt = ft[T]  ft-1[T] điều chỉnh theo thị trường: Giá trị của hợp đồng giao sau ngay sau          vt[T] = 0 khi điều chỉnh theo thị trường: Mô hình định giá giao sau Giá giao ngay, phần bù rủi ro và chi phí lưu giữ S0 : giá giao ngay, s: chi phí tồn trữ tài sản trong thời kỳ từ 0 đến T i: lãi suất [cơ hội phí] của quá trình dự trữ ST: giá giao ngay tương lai của tài sản tại thời điểm T Giá giao ngay hiện tại của tài sản sẽ là: S0 = ST  s  iS0 11
  12. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                          Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                   TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mô hình định giá giao sau Giá giao ngay, phần bù rủi ro và chi phí lưu giữ Nếu các nhà đầu tư không quan tâm đến rủi ro [risk neutral]: S0 = E[ST]  s  iS0 Hầu hết các nhà đầu tư đều không thích rủi ro [risk averse] và do đó họ sẽ trả một khoản tiền thấp hơn phương trình trên, phần chênh lệch này gọi là phần bù rủi ro. S0 = E[ST]  s  iS0  E[Ф] Chi phí lưu giữ [cost of carry]: Ɵ = s + iS0 Mô hình định giá giao sau Giá trị hợp lý lý thuyết Tình huống: mua giao ngay một tài sản với giá S0 và bán một hợp đồng giao sau với giá f0[T]. Khi đáo hạn, giá giao ngay là ST và giá giao sau là fT[T] = ST Khi đáo hạn bạn giao tài sản. Lợi nhuận của giao dịch Π là f0[T]  S0 trừ đi chi phí tồn trữ và chi phí cơ hội: Π = f0[T]  S0  s  iS0 = f0[T]  S0  θ Mô hình định giá giao sau Giá trị hợp lý lý thuyết Π = f0[T]  S0  s  iS0 = f0[T]  S0  θ Vì f0[T]  S0  θ là những đại lượng đã được xác định nên lợi nhuận trong phương trình trên là không có rủi ro, nghĩa là giao dịch giao sau không tạo ra một phần bù rủi ro. Như vậy, lợi nhuận từ giao dịch giao sau là f0[T]  S0  θ bằng zero. Do đó f=S+θ 12
  13. Đại học Kinh tế TP.HCM                                    Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                             TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mô hình định giá giao sau Giá trị hợp lý lý thuyết Giá giao sau bằng giá giao ngay cộng với chi phí lưu giữ. Vì thế chi phí lưu giữ là chênh lệch giữa giá giao sau và giá giao ngay và còn được gọi là basic Mô hình định giá giao sau CÁC CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG KỲ HẠN & GIAO SAU 13
  14. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                    Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                             TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua. Bán $                                 Lợi nhuận Mua Thời gian Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Một người bán giao sau với ý định mua chúng lại sau đó ở một mức giá thấp hơn để kiếm lời được gọi là vị thế bán. Các nhà giao dịch có thể bán giao sau cho dù họ không sở hữu các tài sản cơ sở vì vị thế giao sau và việc cam kết giao hàng có thể bù trừ bằng một vị thế mua trước khi đến hạn hợp đồng. Một nhà đầu cơ có thể chọn mua hàng hóa thực trên thị trường giao ngay và bán trên thị trường giao sau. Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Quá trình bán giao sau được gọi là thực hiện vị thế bán. Bán $ Lợi nhuận Mua Thời gian 14
  15. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                   Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                            TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Đóng 1 hợp đồng giao sau như thế nào? Nếu bán giao sau: [1] Giao hàng hóa và chấp nhận thanh toán theo các quy định về thời hạn và địa điểm giao hàng. [2] Mua lại [trên thị trường giao ngay] một số lượng tương tự hợp đồng giao sau [bù trừ vị thế ban đầu]. Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Đóng 1 hợp đồng giao sau như thế nào? Nếu mua giao sau: [1] Nhận hàng hóa và chi trả đầy đủ theo các quy định về thời hạn và địa điểm giao hàng và [2] Bán lại [trên thị trường giao ngay] một số lượng tương tự hợp đồng giao sau [bù trừ vị thế ban đầu]. Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Quan hệ giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường giao ngay. Mối quan hệ này được đo lường bằng basic, đó là chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng biến động cùng chiều, mặc dù không luôn luôn cùng một mức độ. 15
  16. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                                   Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                            TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Các tình huống phòng ngừa Vị thế trên             Rủi ro                  Phòng ngừa dự kiến TT giao ngay Nắm giữ tài sản        Giá tài sản có thể giảm         Phòng ngừa vị thế bán [Vị thế mua] Mua một tài sản        Giá tài sản có thể tăng        Phòng ngừa vị thế mua [Vị thế bán]                                          [Phòng ngừa tiên liệu] Bán giao sau tài sản   Giá tài sản có thể tăng         Phòng ngừa vị thế mua [Vị thế bán khống] Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Phòng ngừa vị thế bán                        Bán GS tháng 9 với giá $420. Giá GS tháng 10 tăng lên là $440, lỗ $20 [bán $420 vào 440                                         tháng 2 và mua lại $440 vào tháng 9]. Vị thế bán lỗ $20 420 Tháng 02          Tháng 09 Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Basic được giả định là Phòng ngừa vị thế bán                                   một hằng số không đổi vì thế giá giao ngay Giao sau                        cũng tăng $20, từ $400 440 lên $420. Vị thế bán                                       Nhà sản xuất sẽ bán lỗ $20               Giao ngay                   hàng hóa trên thị trường 420                                                     giao ngay và thu về $20 lợi nhuận. Vị thế mua lãi $20 400 Tháng 02                Tháng 09 16
  17. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                                           Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                                    TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Phòng ngừa vị thế bán                                       Giá giao ngay giảm $20. Vị thế bán giao sau có 440         Giao sau                                         được lợi nhuận là $20. Khoản lãi này sẽ bù đắp lại Vị thế      khoản lỗ trên thị trường bán lãi     giao ngay]. 420                                               $20 Vị thế mua lỗ                    Giao ngay 400        $20 Tháng 02                     Tháng 09 Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Phòng ngừa vị thế mua 3,25 Vị thế mua lỗ $0,35 2,90 Tháng 02                    Tháng 09 Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Phòng ngừa vị thế mua 3,25                 Giao sau lỗ $0,35 3,00 2,90      lãi $0,35 Giao ngay 2,65 Tháng 02                           Tháng 09 17
  18. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                             Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                      TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mối quan hệ giữa TT giao ngay và giao sau Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không quan trọng đối với các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau mà quan trọng là giá giao ngay có thay đổi theo cùng một chiều hướng và với cùng một mức độ giống như giá giao sau. Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo thì đó được gọi là RỦI RO BASIC RỦI RO BASIC Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay. Basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Basic = Giá giao ngay  Giá giao sau Basic âm khi giá giao ngay < giá giao Basic dương khi giá giao ngay > giá giao sau. Ví dụ: Basic = $350 giá giao ngay  $320 giá giao sau = + 30 basic Basic = $210 giá giao ngay  $240 giá giao sau =  30 basic RỦI RO BASIC Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn BASIC ÂM Việc khan hiếm những Nếu giá giao ngay           người bán trên thị          giá giao ngay thấp hơn giá giao           trường giao ngay làm        và giá giao sau thì người bán           cho giá giao ngay tăng      sau cuối cùng hàng trên thị               lên.                        rồi cũng hội trường giao ngay            Đồng thời lúc này do        tụ về với có thể bán giao             áp lực bán trên thị         nhau. sau.                        trường giao sau tăng lên làm cho giá giao sau giảm đi. 18
  19. Đại học Kinh tế TP.HCM                                                                    Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                                             TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo RỦI RO BASIC BASIC ÂM  CONTANGO Bán giao sau Nhiều người bán làm giảm giá bán giao sau Kết quả: giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn Ít người bán làm tăng giá mua giao ngay Lưu giữ hàng hóa trên thị trường RỦI RO BASIC Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn BASIC DƯƠNG Làm tăng giá Người mua nhận sản Nếu giá giao ngay                                       giao sau, làm phẩm với giá giao quá cao so với giá                                      giảm giá giao sau thấp và sau đó giao sau người                                          ngay cho đến có thể bán chúng lại mua giao ngay có                                        khi chúng đạt trên thị trường giao thể mua giao sau.                                       đến mức cân ngay với giá cao hơn. bằng. RỦI RO BASIC BASIC DƯƠNG  BACKWARDATION Bán giao ngay Nhiều người bán làm giảm giá bán giao ngay Kết quả: giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn Ít người bán làm tăng giá mua giao sau Lưu giữ hàng hóa trên thị trường 19
  20. Đại học Kinh tế TP.HCM                                         Bài giảng môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp                                                  TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo RỦI RO BASIC Phòng ngừa rủi ro hoàn hảo chỉ tồn tại trong khu vườn Nhật Bản Chiến lược ứng dụng kỳ hạn và giao sau Phòng ngừa tiền tệ Chiến lược ứng dụng kỳ hạn và giao sau Phòng ngừa tiền tệ 20

Chủ Đề