Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm

Liên quan tới những biến chứng do sốt xuất huyết, rất nhiều người băn khoăn rằng sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không? Việc tắm gội liệu có làm tăng nguy cơ biến chứng? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng lắng nghe ý kiến của Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Ngọc Triều (Nguyên trưởng Khoa Nội - truyền nhiễm, Bệnh viện 198 Bộ Công An)  trong bài viết dưới đây nhé.

Trước khi giải đáp câu hỏi “sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không” thì bạn cần có những hiểu biết cơ bản về bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết được biết đến là bệnh  lây truyền qua trung gian, khi một người bị muỗi Aedes aegypti đốt. Biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết là bệnh nhân bị sốt cao và có các đốm xuất huyết dưới da, xét nghiệm máu thấy tiểu cầu hạ. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Bệnh diễn biến phức tạp và dễ bùng phát thành dịch.

Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm và rất dễ thành dịch.

Bệnh sốt xuất huyết được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sốt 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau khớp, đau đầu… Khoảng ngày thứ 3 - 7 kể từ khi bị sốt, các triệu chứng nặng bắt đầu xuất hiện. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể… Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết với nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Nếu thấy người bệnh biểu hiện bất thường, cần đưa tới bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.

Vậy sốt xuất huyết có phải kiêng tắm gội không?

Có một thông tin truyền miệng trong dân gian là khi bị sốt xuất huyết phải kiêng tắm gội, nếu tắm gội dễ khiến bệnh thêm nặng, nguy hiểm đến tính mạng,... Đặc biệt là với trẻ nhỏ sức khỏe yếu, bố mẹ lo lắng không dám tắm cho con vì sợ sốt nặng hơn. 

Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Ngọc Triều (Nguyên trưởng Khoa Nội - truyền nhiễm, Bệnh viện 198 Bộ Công An): Người bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Thực chất, việc vệ sinh thân thể hàng ngày còn giúp cho cơ thể người bệnh thoải mái, có lợi cho điều trị và hồi phục. Người bệnh chỉ cần lưu ý tắm nước ấm, phòng tắm phải kín gió và không tắm quá lâu. Nếu hạ tiểu cầu nhiều, cần tránh kỳ cọ mạnh do có thể gây xuất huyết dưới da hoặc trong cơ rất nguy hiểm.

Người bị sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi tắm gội?

Mặc dù chuyên gia đã khuyến cáo có thể tắm gội khi bị sốt xuất huyết nhưng bệnh nhân hay người chăm sóc cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Không ngâm người trong nước hoặc tắm quá lâu 
  • Nhiệt độ nước tắm ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh. 
  • Nếu gội đầu, đặc biệt là phụ nữ tóc dày, nên sấy khô, tránh để tóc ướt lâu. Không đi ngủ khi tóc còn ẩm vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh. 

Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm

Người bị sốt xuất huyết không nên tắm quá lâu

Lưu ý đặc biệt về việc tắm gội khi bị sốt xuất huyết

Người bệnh cần hết sức cẩn trọng. Đó là từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt sẽ giảm rõ rệt. Nhưng không vì vậy mà bệnh tình giảm nhẹ đi. Một số biến chứng khác như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau. Nên trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm giãn thành mạch khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn.

Như Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Ngọc Triều khuyến cáo thêm là người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng, bắt buộc tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không dùng nước lạnh vì sẽ khiến mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, làm tăng nguy cơ tử vong. Đồng thời, nhằm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng:

- Ăn cháo, súp, các loại thực phẩm dễ nuốt. 

- Tăng cường rau xanh giàu vitamin K như súp lơ xanh, cải bó xôi,.. hỗ trợ tái tạo tiểu cầu.

- Bổ sung trái cây tươi như đu đủ, bưởi, cam, ổi, vừa tăng đề kháng vừa giúp giảm hiện tượng khó tiêu, buồn nôn. 

Như vậy, “sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không?” thì câu trả lời là có nhé. Việc tắm gội đối với người bị sốt xuất huyết sẽ không có hại nếu làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn hãy nhớ rõ các lưu ý phía trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hay cần đặt lịch khám cùng chuyên gia, hãy gọi ngay 19001806.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và chưa có vắc-xin ngừa bệnh. Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cần kiêng gì để không làm tình trạng bệnh nặng hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm? Bác sĩ đưa ra lời khuyên về cách ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết và những việc không nên làm...

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Khi bị mắc SXH, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh SXH nên thực hiện cách thức ăn uống như sau để nhanh khỏi bệnh:

Bổ sung nhiều nước: Người bệnh SXH  có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất. Người bệnh nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn, từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Người bệnh SXH nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ăn cháo loãng, súp: Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân SXH là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ nhỏ bị SXH mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Nên cho bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập. Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này. Do ốm nên khẩu vị của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt...

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn cháo, súp, đầy đủ các loại thực phẩm.

Người bệnh nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh SXH cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn tiêu hóa khi cơ thể đang yếu:

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Không ăn đồ ăn cay, nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Người bệnh SXH không nên uống các loại đồ uống ngọt, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Khi mắc SXH, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi bị SXH, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Lưu ý không tắm và ngâm người trong nước lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh.

Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.

Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt

Với những người mắc SXH, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.

Theo Sức khỏe và đời sống

Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm

이 브라우저는 더 이상 지원되지 않습니다. 업데이트하여 최적의 YouTube 환경과 최신 기능을 이용하세요. 자세히 알아보기

  • Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm
  • Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm
  • Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm
  • Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm
나중에 알림