Sỏi niệu quản là gì

Nếu kích thước của sỏi lớn và đường tiết niệu của bạn bị chặn, bác sĩ có thể điều trị để giải quyết “thủ phạm” gây ra các triệu chứng sỏi niệu quản bằng các cách sau:

  • Tán sỏi sóng xung kích: Đối với thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng máy để tạo ra sóng xung kích nhằm phá vỡ sỏi. Các mảnh nhỏ của sỏi sau đó sẽ được đào thải khi bạn đi vệ sinh.
  • Nội soi niệu quản: Thiết bị nội soi sẽ được đưa vào niệu quản để phát hiện sỏi và loại bỏ hoặc phá bỏ chúng bằng tia laser.
  • Mổ thận lấy sỏi qua da: Thủ thuật y tế này được sử dụng để loại bỏ các viên sỏi có kích thước hoặc hình dạng bất thường. Thiết bị nội soi được đưa trực tiếp vào thận thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng bởi sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh thành công hơn hoặc thậm chí ngăn ngừa sỏi niệu quản tái phát. Bạn nên bổ sung đủ chất lỏng (tối thiểu là 2,5 lít nước/ ngày), ăn nhiều rau xanh, ít đạm động vật, cắt giảm lượng muối ăn (tối đa không quá 2,3g muối/ ngày), bổ sung đủ canxi (khoảng 800–1.200mg/ ngày) từ các thực phẩm như trứng, sữa, cá mòi…

Tránh những thực phẩm chứa oxalat (rau bó xôi, khoai tây, khoai lang…). Nam giới nên hạn chế uống rượu bia cũng như giảm dần số lần sử dụng thuốc lá. Cuối cùng, hãy duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi niệu quản hiệu quả hơn.

Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào việc thăm khám cũng như điều trị của mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần chủ động phát hiện sớm các triệu chứng sỏi niệu quản và can thiệp đúng cách.

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không? Điều trị sỏi niệu quản bằng những phương pháp gì? luôn là những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Với bài viết này, chúng ta hãy cùng phân tích và tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất.

1. Tìm hiểu về sỏi niệu quản

1.1. Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là một ống dài nối từ thận xuống bàng quang với chức năng dẫn nước tiểu. Ống niệu quản có những vị trí khá hẹp, những điểm này thường xuyên gây cản trở việc sỏi di chuyển xuống dưới nên rất dễ bị mắc kẹt tại đây.

Sỏi niệu quản là các tinh thể cứng hình thành từ những loại khoáng chất khó tan có trong nước tiểu lắng đọng lại, lâu ngày được kết tinh bên trong túi thừa niệu quản hoặc do sỏi thận di chuyển xuống dưới và bị mắc kẹt bên trong ống niệu quản.

Sỏi niệu quản là gì

Sỏi niệu quản là tính thể cứng khó tan hình thành ở ống niệu quản

1.2. Triệu chứng thường gặp nhận biết sỏi niệu quản?

– Sỏi niệu quản gây đau âm ỉ vùng thắt lưng: Các cơn đau xuất phát từ vùng lưng và lan dần theo đường đi của sỏi trên ống niệu quản. Triệu chứng này thường xảy ra trong trường hợp sỏi nhỏ.

– Cơn đau quặn thận: Cơn đau quặn thận xuất hiện khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản với các biểu hiện như: Đau đột ngột, đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan nhanh xuống vùng bẹn và sinh dục, thời gian đau kéo dài hàng phút thậm chí là hàng giờ.

– Triệu chứng tiểu buốt, tiểu đau hoặc đi tiểu khó. Tiểu rắt tăng tần suất rõ rệt, nước tiểu ít, người bệnh có cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa mới đi xong.

– Màu sắc nước tiểu bất thường: Màu hồng nhạt, màu đỏ, nâu sẫm,… Hiện tượng này xuất hiện do sỏi di chuyển trong ống niệu đạo cọ xát vào niêm mạc và gây chảy máu.

– Nước tiểu đục, có thể ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu cùng các biểu hiện như sốt cao, buồn nôn hoặc nôn, ớn lạnh,..

– Đi tiểu ra sỏi: Trường hợp này khá ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán bệnh.

2. Trả lời thắc mắc sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Câu trả lời đã được khẳng định là có. Sỏi niệu quản không chỉ gây khó chịu cùng những rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe.

Điểm danh 4 biến chứng thường thấy ở sỏi niệu quản mà người bệnh nhất định phải chú ý:

2.1. Tắc nghẽn niệu quản, thận ứ nước

Như đã nói ở trên, niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, trường hợp kích thước sỏi đủ lớn sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy, khiến nước tiểu bị ứ đọng lại, lâu dần sẽ khiến thận phình to lên dẫn đến hiện tượng thận ứ nước.

Nếu tình trạng ứ nước kéo dài có thể gây chèn ép các nhu mô thận, làm suy giảm hoặc mất đi chức năng thận và dẫn đến suy thận.

2.2. Giãn đài bể thận, thận ứ mủ

Tình trạng tắc nghẽn niệu quản, thận ứ nước lâu ngày sẽ khiến các đài bể thận giãn ra đến mức các cơ mất khả năng co giãn đàn hồi. Khi đó, vi khuẩn và các độc tố trong nước tiểu dễ dàng gây viêm các nhu mô thận dẫn đến viêm đài bể thận và ảnh hưởng đến chức năng thận.

Các chất thải tích tụ dần từ quá trình viêm có thể dẫn đến tình trạng thận ứ mủ. Loại biến chứng này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu mức độ ứ mủ trên 80%.

2.3. Viêm đường tiết niệu

Sỏi niệu quản khi di chuyển sẽ cọ xát, làm chảy máu và gây viêm tại các vị trí bị tổn thương sau đó lan sang các cơ quan lân cận khác như viêm bàng quang, viêm niệu đạo và được gọi chung là viêm đường tiết niệu.

2.4. Suy thận cấp, suy thận mạn tính

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản cần phòng ngừa sớm. Những tổn thương tại thận như đã đề cập: Viêm thận, giãn đài bể thận, thận ứ nước, thận ứ mủ,… đều có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng thận.

– Suy thận cấp: Trong trường hợp sỏi lớn gây tắc hoàn toàn đường niệu quản và sinh ra triệu chứng vô niệu.

– Suy thận mạn: Khi xảy ra viêm đường tiết niệu kéo dài dẫn đến tổn thương các tế bào thận không phục hồi.

Sỏi niệu quản là gì

Sỏi niệu quản gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh

3. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ nhiều phương pháp tán sỏi được ra đời với những ưu điểm nổi bật, tán sỏi không đau, hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. Người bệnh có thể an tâm dứt điểm sỏi niệu quản với 4 phương pháp tán sỏi dưới đây:

3.1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Chỉ định:

– Sỏi thận < 1.5cm

– Sỏi niệu quản ⅓ trên sát bề thận và < 1cm

Ưu điểm:

– Không phẫu thuật

– Không đau

– Không nằm viện

Sỏi niệu quản là gì

Hình ảnh tán sỏi ngoài cơ thể với ưu điểm không cần mổ, không đau, không nằm viện.

3.2. Tán sỏi nội soi ngược dòng

Chỉ định:

– Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới

– Sỏi bàng quang > 1cm hoặc < 1cm mà không thể tự thoát theo đường tiểu

Ưu điểm:

– Không có vết mổ

– Không đau

– Nằm viện 1 ngày

3.3. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Chỉ định: 

– Sỏi thận > 1.5cm

– Sỏi niệu quản ⅓ trên và >1.5cm

Ưu điểm:

– Vết mổ 5cm

– Ít xâm lấn, ít đau

– Nằm viện 3 ngày

3.4. Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Chỉ định: 

– Sỏi thận < 2.5cm

– Các trường hợp áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể không hiệu quả.

Ưu điểm:

– Không có vết mổ

– Không đau

– Nằm viện 2 ngày

Như vậy với câu hỏi sỏi niệu quản có nguy hiểm không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác cho mình. Hiện tại với sự phát triển của y tế, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị sỏi niệu quản hiệu quả và nhanh chóng. Do đó điều bạn cần làm đầu tiên đó là thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nắm bắt tình trạng bệnh và phương án điều trị tốt nhất. Sỏi niệu quản dù nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể xử lý được.