So sánh tư mã ý và gia cát lượng

Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.

Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Cụ thể, Gia Cát Lượng mặc dù không có quân viện binh nhưng vẫn vô cùng ung dung, bình tĩnh ngồi trên đầu thành đánh đàn. Hơn thế nữa, vị quân sư này còn cho mở rộng cửa thành, đánh lừa Tư Mã Ý rằng bên trong thành ẩn giấu vô số binh mã, đang chờ Tư Mã Ý tiến vào để vây công.

Trong cuộc Nam chinh Bắc phạt của Gia Cát Lượng, vì sự bất cẩn và vô dụng của Mã Tốc, quân Thục đã thất thủ ở vị trí chiến lược Nhai Đình, khiến quân Thục hai mặt đều thụ địch. Thừa cơ, Tư Mã Ý dẫn theo trăm vạn quân hùng hậu đến vây Tây Thành, nơi Gia Cát Lượng đang đóng trú. Thực tế, lúc này trong Tây thành chỉ có mấy vạn binh lính canh giữ, nếu Tư Mã Ý công thành, hậu quả thảm khốc là điều có thể tưởng tượng được.

Thế cục tưởng đã định, Tây thành khó giữ nhưng Gia Cát Lượng lại dùng đến "Không thành kế", mở rộng cửa thành sau đó chính mình bước lên đầu thành dâng hương, đánh đàn. Đối mặt với trăm vạn hùng binh của Tư Mã Ý, vị quân sư tài ba này không hề sợ hãi, điềm tĩnh, ung dung.

Sau một khắc nghe Gia Cát Lượng đánh đàn, Tư Mã Ý đã trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng bỏ ngoài tài lời góp ý của tướng soái bên mình, quyết định rút quân bỏ đi.

Nhiều người cho rằng Tư Mã Ý đa nghi, sợ hãi nên mới thua trận này, thế nhưng thực tế Tư Mã Ý một là một con cáo già trong chuyện binh nghiệp, ông hoàn toàn có thể nhìn thấu kế sách của Gia Cát Lượng, rất khó để mắc mưu.

Thêm vào đó, Tư Mã Ý lại nắm trong tay một đội quân hùng mạnh, ông hoàn toàn có thể cử người đến thăm dò thực hư trong Tây thành. Ngay cả con trai của ông là Tư Mã Chiêu cũng đã gợi ý cho cha mình cách này thế nhưng phút cuối, Tư Mã Ý vẫn nhất quyết gạt đi, quyết định rút quân, để quân Thục thoát khỏi kiếp nạn.

Quyết định của Tư Mã Ý như vậy khiến Tư Mã Chiêu vẫn luôn phân vân, mãi đến khi Tư Mã Ý chỉ còn hơi tàn, ông mới tiết lộ sự thật về chuyện năm đó.

Theo Tư Mã Ý, nhà Tư Mã nắm binh quyền cực kỳ quan trọng nhưng lại là cận thần của Tào Ngụy. Họ Tào vốn nổi tiếng là đa nghi, rất kiêng kị Gia Cát Lượng. Một khi nhà Tư Mã lập được chiến tích hiển hách, công cao hơn chủ thì rất có thể bị thanh trừng đến mức diệt tộc, vì vậy Tư Mã Ý cực kỳ kiêng kị.

Thêm vào đó, Tư Mã Ý quá hiểu tình thế, Gia Cát Lượng đối với nhà Thục Hán cực kỳ quan trọng, nếu Tư Mã Ý giết chết Gia Cát Lượng, nhà Thục Hán có khả năng diệt vong nhanh chóng, Tào Ngụy cũng sẽ cho rằng Thục Hán không còn đáng sợ, điều này làm gia tộc Tư Mã chẳng còn quan trọng, rất khó giữ được vị thế hiện tại.

Chỉ cần Gia Cát Lượng còn sống, thế lực Tào Ngụy có thể bị kiểm soát, tạo ra thế cục cân đối. Cho dù nhà Tư Mã có bị họ Tào nghi ngờ, kiêng kị thì vẫn có giá trị lợi dụng. Bằng không, họ Tư Mã sẽ rất nhanh bị diệt tộc.

Như vậy, có thể thấy Tư Mã Ý tuy thua một trận đánh nhưng lại thắng ở toàn cục, là người mỉm cười cuối cùng.

Tư Mã Ý (179 – 251), biểu tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ. Sau khi nhà Tấn thành lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệu là Tuyên hoàng đế, miếu hiệu là Cao Tổ, nên còn được gọi là Tấn Cao Tổ hay Tấn Tuyên Đế.

Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh.