So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của đoàn thuyền đánh cá

Phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

  • Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
  • Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 1
  • Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 2
  • Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 3
  • Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 4
  • Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 5
  • Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 6
  • Cảm nhận khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
  • Cảm nhận khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
  • Cảm nhận khổ đầu và cuối Đoàn thuyền đánh cá

Video cảm nhận của em về khổ đầu và khổ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Hướng dẫn

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Bài làm

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thế thống nhất, cảm xúc phát triển theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thúc.Thời điểm khác với mọi hành động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc bình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển thì khổ thơ mở đầu là khúc hát ra khơi và khổ kết là khúc khải hoàn trở về sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.

Mở đầu bài thơ là khúc hát lên đường của người lao động trên biển cả.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Hai câu thơ mở đầu khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng hình ảnh đẹp tráng lệ. Nghệ thuật nhân hóa so sánh của thiên nhiên trên biển. Biển lúc hoàng hôn tưởng tượng như một ngôi nhà lớn có động tác như con người. ” Tắt lửa, cài then, sập cửa” màn đêm như tấm cửa sập xuống. Đóng lại một ngày nghỉ ngơi nhưng đó lại là lúc dân trài ra khơi cất tiếng hát căng buồm xuôi gió khơi. Cái khí thế bắt đầu của lao động thật hào hứng, phấn khởi của con người. Hình ảnh cánh buồm gió khơi và câu hát tạo ra khung cảnh vừa thực vừa lãng mạn, tâm tư con người gửi gắm trong câu hát: Phấn khởi, mê say với công việc hi vọng và tự hào về sự giàu đẹp của biển quê hương.

Lúc ra khơi đầy hứng khởi và lúc trở về đầy tôm cá, khí thế niềm vui cồng lo hơn.

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Nếu khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như hòn lửa thì lúc trở về bình minh mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài. Đoàn thuyền lúc này cá đầy khoang, gương buồm chạy đua cùng mặt trời, hình ảnh thật rực rỡ, tráng lệ, khúc hát trở về là khúc ca khải hoàn của người lao động, vẫn khí thế như lúc ra đi hồ hởi, phấn khở trong niềm vui chiến thắng. Khổ thơ sử dụng nhiều thư phát nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh đẹp tráng lệ tạo lên bức tranh trên biển đẹp hào hùng. Đặc biệt là tiếng hát ngân nga suốt bài thơ. Mỏ đầu và kết thúc đó là tiếng hát lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động.

Hai khổ thơ đầu và cuối được đánh giá đặc sắc nhất trong bài thơ có sự đối lập về hình ảnh thời gian, không gian và có thể coi là một chu trình khép kín hành trình của ngư dân lao động trên biển. Niềm vui khí thế phấn khởi không chỉ người lao động và đó cũng là niềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lớn của thiên nhiên đất trời.

Theo Nguồn: wikisecret.com

Dàn ý cảm nhận khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Huy Cận

+ Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

+ Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

- Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“

+ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

- Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.

Thân bài:

* Khổ thơ đầu

- Hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

- Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “.

- Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả "mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển đông - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển"?

- "Sóng đã cài then đêm sập cửa".

+ Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.

+ Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.

- Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

+ Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ.

+ Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát.

* Khổ thơ cuối

- Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa "mặt trời đội biển" gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái "màu biển" là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.

- Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu số 1

So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của đoàn thuyền đánh cá

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Huy Cận

+ Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

+ Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

- Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“

+ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

- Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.

Thân bài:

* Khổ thơ đầu

- Hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

- Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “.

- Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả "mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển đông - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển"?

- "Sóng đã cài then đêm sập cửa".

+ Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.

+ Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.

- Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

+ Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ.

+ Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát.

* Khổ thơ cuối

- Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa "mặt trời đội biển" gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái "màu biển" là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.

- Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm