So sánh hình ảnh đoàn tàu với phố huyện

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

[Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016] Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Hình ảnh người nông dân hiện lên qua từ ngữ và hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

BÀI LÀM

Khác với những nhà văn cùng thời, Thạch Lam tiến đến văn đàn với một dấu ấn rất riêng. Ông quan niệm rằng: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Đó cũng chính là tư tưởng xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm của ông. Và tác phẩm đã “thổi hồn” tư tưởng ấy vươn lên đỉnh cao chính là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Đặc biệt, dưới ngòi bút nhân đạo của Thạch Lam, những giá trị nghệ thuật sâu sắc đều được kết tinh trong cảnh đợi tàu của chị em Liên.

Là một cây bút giàu xúc cảm và tài hoa, ông được biết đến là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào giai đoạn những năm 1930 – 1945. Đến với các sáng tác của ông, ta sẽ cảm nhận được hơi thở của hiện thực và lãng mạn trữ tình đan xen nhau. Không trào phúng như Vũ Trọng Phụng cũng chẳng viết về hiện thực tàn khốc như Nam Cao, thế giới văn chương trong Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng. Ông đào sâu vào trong tâm khảm, gốc rễ của nội tâm nhân vật; chỉ có những tác phẩm của ông, mọi vẻ đẹp, mọi xúc cảm tưởng chừng mơ hồ và mong manh trong lòng người mới có thể được “phô bày” rõ nét hơn bao giờ hết. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập “Nắng trong vườn” [1938]. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, “Hai đứa trẻ” có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và trữ tình lãng mạn. Qua tác phẩm, nhà văn đã thể hiện rõ niềm thương cảm sâu sắc và xót thương vô hạn với những cảnh đời nghèo khổ, khao khát một sự đổi thay đến với cuộc đời của họ. Dưới lăng kính hiện thực, cảnh đợi tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã ánh lên tia hy vọng cho hai chị em Liên về một thế giới tươi sáng hơn so với cảnh nghèo túng, tẻ nhạt mọi ngày.

Cảnh trước khi tàu đến mở ra bằng hình ảnh Liên cùng tâm hồn thả trôi vào với trời đất, với vũ trụ bao la. Ta có thể thấy, khoảng thời gian tàu đi qua Phố huyện Cẩm Giàng, không chỉ riêng hai chị em Liên mà tất cả những người dân nơi phố huyện nghèo đều mong ngóng thời khắc ấy. Với những người dân, họ chờ tàu đến để kiếm thêm miếng cơm manh áo qua vài đồng lẻ, nhưng đối với Liên và An lại khác. Liên “không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.”, liệu có đơn thuần là chờ tàu do xuất phát từ nhu cầu về vật chất? Chắc chắn không, nguyên nhân của sự chờ đợi của chị em Liên còn sâu xa hơn nhiều. Xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần, hình ảnh đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày, tựa như sứ giả đến từ thế giới khác. Thạch Lam cũng từng viết dưới dòng mơ tưởng của Liên: “Con tàu như đem theo một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, ruộng đồng mênh mang và im lặng”. Nó là hình ảnh tương phản với nơi sinh hoạt hàng ngày của hai chị em. Giữa một phố huyện nghèo bị bao trùm bởi bóng tối ảm đạm nhưng chị em Liên vẫn luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”, và đó cũng chính là lý do khiến chị em Liên mọi đêm vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua. Tuy phải sống trong hoàn cảnh khốn khó nhưng An và Kiên vẫn là những đứa trẻ, chúng không thể thiếu được đồ chơi. Đoàn tàu chính là một thứ đồ chơi nhằm giải trí của chính. Đối với chúng, đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày, vì vậy tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt lại chúng vẫn cố thức để đợi tàu mong tìm được chút hạnh phúc nho nhỏ để tiếp tục sống và hi vọng. Nhưng niềm vui này chỉ là vui ké vui nhờ vui lây. Đoàn tàu của thiên hạ đã trở thành cuộc chơi hờ của An và Liên. Điều đó gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc.

Trong cảm nhận của Liên, chuyến tàu sắp đến dường như mang một sức sống diệu kỳ, cả phố huyện tĩnh mịch lúc bấy giờ lại bắt đầu động đậy. Thạch Lam tuy không dùng bất cứ ngôn từ nào để miêu tả sự háo hức của mọi người nhưng nó vẫn phảng phất trong âm vang của tiếng bác Siêu nơi hàng phở, của tiếng Liên vội vàng đánh thức em dậy. Những âm thanh huyên náo của “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, của còi tàu “kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”,... bỗng chốc xuất hiện. Chúng nổi bật và như muốn xé toạc thứ âm thanh ảo não đang gặm nhấm nơi hai chị em Liên sinh sống từng khắc một. Từ tít xa đến gần rồi lại vút qua khỏi tầm mắt của Liên, nhưng từng khoảnh khắc chuyến tàu xuất hiện đều được chị nắm bắt rất rõ. Dù chỉ dừng lại trong giây lát rồi lại tiến vào trong đêm tối, đoàn tàu tựa như một ngôi sao sáng lấp lánh. Tỏa sáng trên nền trời bao la, ngôi sao ấy mang theo bao khát khao, bao hoài bão tiến đến tương lai rộng mở. Sự tương phản về ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Với diễn biến nội tâm tinh tế và đôi chút phức tạp của Liên, bóng tối dày đặc bao trùm lấy cảnh vật càng làm tăng giá trị của ánh sáng, càng làm ta hiểu rõ sự “khát thèm được chiếu sáng và đổi thay” không chỉ của Hai đứa trẻ mà còn là của tất cả người dân nơi đây. Và cứ thế, với sự xuất hiện của đoàn tàu, họ - kể cả chị em Liên và An, dần mơ về một thế giới rực rỡ và đẹp đẽ hơn cái thực tại khổ sở, nghèo túng vẫn đang bám víu lấy họ.

Và khi tàu dần xa, chỉ còn “cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”, thì cũng chính là lúc con người ta thấm thía sâu sắc nỗi buồn về một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh không thể đổi thay. Âm thanh náo động trong phút chốc rồi vụt tắt, cuộc sống tẻ nhạt nơi phố thị lại quay trở lại, và tâm trạng họ lại trở về như ban đầu: mơ hồ và mong manh. Huy Cận trong bài thơ “Quanh Quẩn” cũng đã rơi vào cảm xúc vô định và trống trải như Liên và bao người dân nơi đây:

"Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu

Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người

Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười,

Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện."

“Bánh xe” của thời gian vẫn quay đều, họ không có niềm vui, không mục đích, không lý tưởng, hết thảy đều vô nghĩa,… Họ chỉ chờ một tia sáng hy vọng, có thể cháy mãi, cháy mãi để tương lai nơi phố huyện nghèo nàn ấy có thể tươi sáng hơn. Liên “thấy mình sống giữa bao nhiêu xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”, trước cái tối tăm của hiện thực, Liên cảm thấy chính bản thân quá nhỏ bé. Giữa cái mênh mông của trời đất, chị như một hạt cát trong sa mạc, bơ vơ chẳng biết tương lai sẽ đi đâu và về đâu. Đó cũng chính là hình ảnh khiến cho bao độc giả day dứt và cảm thương. Với chị em Liên, chuyến tàu từ Hà Nội về không chỉ đơn thuần là hồi ức mà còn là hình ảnh của một tương lai tuy mỏng manh nhưng đẹp đẽ và rực rỡ tựa như một giấc mơ. Như ánh sao băng vụt sáng lên rồi biến mất, xa dần trong vũ trụ và cả trong tâm trạng tiếc nuối của Liên. Nhưng dẫu sao nó vẫn là niềm an ủi, liều thuốc chữa lành làm vơi đi mọi chán chường, buồn tẻ của hiện thực.

Lê Tâm Chính từng nhận xét: “Nếu nói truyện của Thạch Lam là thứ truyện giàu chất thơ, thì chi tiết đợi tàu của Hai đứa trẻ chính là điểm đỉnh của chất thơ ấy trong hồn người.”. Bằng giọng văn nhẹ nhàng mà day dứt, Thạch Lam như chạm đến tiềm thức của mỗi người, đánh thức những cảm xúc kín đáo nhất. Ông viết về những cảnh đời nghèo túng với tấm lòng thương cảm sâu sắc, thể hiện sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân phố huyện, thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt vô vị hiện tại. Song không dừng lại ở đó, “Hai đứa trẻ” còn ánh lên tình người chân chất, nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện. Lặng lẽ và sâu kín, những con người với niềm trắc ẩn mênh mông trong “Hai đứa trẻ”, đặc biệt trong thời khắc đợi tàu, đều được “phô bày” rõ nét dưới ngòi bút đầy cảm hứng của ông.

Ta như nghe thấy trong chi tiết đợi tàu tiếng nói đòi quyền được vui chơi, được chăm sóc, được yêu thương của những đứa trẻ tội nghiệp nơi đây. Đó chính là tiếng nói đầy trách nhiệm của nhà văn Thạch Lam đối với những chủ nhân tương lai của đất nước và của cả nhân loại, là tấm lòng nhân đạo của nhà văn gửi vào truyện ngắn. Đồng thời, tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam còn được thể hiện ở thái độ trân trọng những khát vọng chân chính của con người: khát vọng được đổi đời, khát vọng được sống cuộc sống có ý nghĩa. Qua đó, khơi dậy ý thức cá nhân nhận thức về cuộc sống đích thực của con người. Đây là nét mới trong cảm hứng nhân đạo của văn học giai đoạn 1930-1945. Nhưng mỗi tác giả có một biểu hiện khác nhau. Với Xuân Diệu:

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"

Tố Hữu – nhà thơ của lí tưởng cộng sản đã cổ vũ thanh niên:

"Đi bạn ơi đi sống đủ đầy

Sống trào sinh lực bốc men say

Sống tung sóng gió thanh cao mới

Sống mạnh dù trong một phút giây"

Nét đặc sắc riêng trong tư tưởng nhân văn của Thạch Lam là ước mơ về một cuộc sống mới lại được cất lên từ tâm hồn của trẻ thơ. Sống trong một thế giới đầy bóng tối liệu tâm hồn thơ ngây của chúng có bị thui chột không. Cảnh đợi tàu nói riêng và truyện ngắn nói chung đã là câu trả lời đầy yêu thương và lạc quan trên cơ sở trân trọng khát vọng sống của con người.

Đọc một tác phẩm cũng như cảm nhận một tâm hồn, ta sẽ thấy được một nhân cách cao đẹp ẩn mình dưới ngòi bút và từng con chữ được gửi gắm bởi nhà văn. Đến với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó không chỉ đơn thuần là một truyện ngắn mà nó còn chính là bản cách ngôn của nhà văn với con người và cuộc đời. Tác giả đã thể hiện niềm xót thương với những cảnh đời cơ cực quẩn quanh và tăm tối nơi phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Để cất lên những lời văn nhẹ nhàng mà thấm thía, Thạch Lam đã khéo léo sử dụng chất liệu hiện thực hoà quyện cùng cái chất lãng mạn từ trong cốt tủy, miêu tả nội tâm chân thực và tinh tế, khiến cho nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu càng để lại trong lòng độc giả nhiều suy tư và đồng cảm. Nhờ đó mà “Hai đứa trẻ” đã để lại trên văn đàn một dấu ấn sâu đậm rất riêng của Thạch Lam - Nhà văn với tâm hồn nhạy cảm, luôn trân trọng và chắt chiu cái đẹp.

Chủ Đề