So sánh cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

So sánh cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Huy Cận (1919 - 2005)

  • Sinh năm 1919, mất năm 2005
  • Quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
  • Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học,1939 ra Hà Nội học ở trường cao đẳng Canh nông
  • Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào Uỷ ban Dân tộc Giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng 8, ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
  • Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ buồn ảo não (trước Cách mạng).
  • Tác phẩm tiêu biểu:

          - Trước Cách mạng tháng Tám: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca...

          - Sau Cách mạng tháng Tám: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...

  • Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, đậm triết lí, có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển Đường thi với nét hiện đại của thơ mới.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Huy Cận sáng tác bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958. Trong chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận đã nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới; khác hẳn hồn thơ của ông trước Cách mạng.

Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958).

Đề tài

Cuộc sống lao động tập thể

Chủ đề

Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động cũng như cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Ngoài ra, bài thơ còn tái hiện không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời bấy giờ.

Cảm hứng

Cảm hứng ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước; vẻ đẹp của cuộc sống mới, cocn người lao động mới đang xây dựng đất nước

Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần

  • Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Cảnh hoàng hôn trên biển, khi đoàn thuyền ra khơi
  • Phần 2 (4 khổ thơ tiếp theo): Cảnh đánh bắt cá trên biển đêm
  • Phần 3 (Khổ thơ cuối): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh

NỘI DUNG [edit]

So sánh cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1.  Cảnh hoàng hôn trên biển, khi đoàn thuyền ra khơi

1.1. Khổ thơ thứ nhất

  • Bằng sự liên tưởng, so sánh, cảnh hoàng hôn trên biển được khắc họa rõ nét, độc đáo, thú vị:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa: mặt trời được so sánh như một hòn lửa đỏ rực khổng lồ;

- Sóng đã cài then đêm sập cửa: những đợt sóng dài được so sánh như những then cài ngang cánh cửa là màn đêm tối bao trùm, sập xuống. Trong câu thơ còn có sự tương phản giữa màu trắng của sóng và màu đen của màn đêm.

Hai câu thơ còn là sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối: sánh sáng đẹp đẽ, kì vĩ, rực rỡ mất đi rất nhanh, thay vào đó là bóng tối bao trùm lên tất cả. Sự tương phản ấy khắc họa rõ thời gian: ngày đã hết, đêm đã bắt đầu.

  • Trong màn đêm tối, đoàn thuyền đánh cá ra khơi với một khí thế hăng hái, vui tươi, hồ hởi với câu hát khỏe khoắn, lạc quan, tin tưởng, hi vọng: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi

- Chữ "lại" cho thấy đây là công việc quen thuộc của đoàn thuyền đánh cá.

- Tiếng hát người lao động hòa cùng gió biển khơi bao la, thổi căng cánh buồm, hướng ra biển lớn bao la.

- Câu hát còn ẩn dụ cho tâm hồn người lao động yêu đời, lạc quan, say mê, phấn chấn và đầy ắp hi vọng.

- Từ "cùng" có tác dụng gắn con người với thiên nhiên hòa làm một, đồng thời diễn tả không khí êm đềm, yên ả, thanh bình của giây phút lên đường.

1.2. Khổ thơ thứ hai

Khổ thơ khắc họa vẻ đẹp của biển và cũng là khúc hát gọi cá đến thể hiện ước mơ cho chuyến đánh bắt lần này sẽ thành công, bắt được nhiều tài nguyên của biển, nhiều tôm cá với cách diễn đạt vô cùng thú vị cho thấy tình cảm của người lao động với biển cả, thiên nhiên.

  • Sử dụng biện pháp liệt kê để gọi tên các loài cá: cá bạc, cá thu... cho thấy tài nguyên biển giàu có và phong phú.
  • Hình ảnh cá được so sánh với "đoàn thoi", hình ảnh cá bơi dưới nước tạo nên sự chuyển động của những luồng sáng và khi chúng vào lưới được liên tưởng cá như đang "dệt lưới". Điều đó cho thấy tình cảm của con người với cá, với thiên nhiên là tình cảm gần gũi, gắn bó.
2. Cảnh đánh bắt cá trên biển đêm

2.1. Khổ thơ thứ ba: Tập trung khắc họa hình ảnh con thuyền và đoàn thuyền trên biển

  • Với sự liên tưởng, phóng đại, con thuyền hiện lên với vẻ đẹp kì ảo, được đặt vào khung cảnh tráng lệ, hùng vĩ của biển cả, xây dựng bằng bút pháp, cảm hứng lãng mạn: con thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây và biển, bầu trời và mặt đất.
  • Con thuyền là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của người lao động. Đó là tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi, hòa nhập với thiên nhiên trong cảm hứng lãng mạn, bay bổng. Có thể thấy, tư thế, tầm vóc của con người sánh ngang với vũ trụ.
  • Đoàn thuyền hiện lên với công việc lao động vất vả, khó nhọc ("dò bụng biển") và tinh thần hợp tác, đoàn kết hăng say ("Dàn đan thế trận lưới vây giăng").

2.2. Khổ thơ thứ tư: Khắc họa vẻ đẹp và sự giàu có của biển cả

  • Sự giàu đẹp của biển cả hiện lên lấp lánh màu sắc của nhiều loại cá được liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,... Ở đó mỗi loài cá được gọi tên, miêu tả với hình dáng và hoạt động cụ thể. 
  • Hình ảnh ẩn dụ "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" cho thấy biển vào ban đêm nhưng lại tràn ngập ánh sáng. Đó là ánh sáng tỏa ra từ sự chuyển động của các loài cá: cá song thắp lên ngọn đuốc đen hồng trong làn nước; những chuyển động mềm mại, duyên dáng, tinh nghịch của đuôi cá khiến cho mặt nước lấp lánh ánh vàng của trăng.
  • Câu thơ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

"Cái đuôi" của cá được ánh trăng tan phản chiếu xuống mặt nước tạo thành một màu vàng chóe gợi nên một thế giới thần tiên tuyệt đẹp.

- Với nghệ thuật nhân hóa, Huy Cận đã đem đến cái nhìn lãng mạn, tình tứ, thân thiết đối với cá khi gọi cá là "em".

  • Biển đêm hiện lên tràn đầy sức sống trong cảm nhận độc đáo của nhà thơ: tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng. Sao của trời đêm nhiều, in xuống mặt nước tạo một liên tưởng: sao lùa nước để nhấn mạnh cảnh biển lung linh, rực rỡ, giàu có, đầy sức sống.

2.3. Khổ thơ thứ năm: Tiếng hát gọi cá vào lưới

  • Tiếng hát của người ngư dân hòa với tiếng gõ thuyền gọi cá, hòa với nhịp của trăng.
  • "Nhịp trăng cao":

- Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nựớc, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao.

- Đó cũng là nhịp thời gian: trăng càng lên cao, trời càng khuya, càng gần về sáng, thời gian càng ngắn, nhịp lao động càng hào hứng, sôi nổi, khẩn trương. Điều đó tạo nên nhịp điệu lao động và nhịp điệu chuyển động của thiên nhiên hòa làm một.

  • Trong khúc hát gọi cá vào lưới, người ngư dân đã bày tỏ lòng biết ơn với biển cả. Biển được so sánh như lòng mẹ vĩ đại luôn bao dung, chở che, cung cấp nguồn thủy sản vô giá cho con người.

2.4. Khổ thơ thứ sáu: Cảnh kéo lưới

  • "Sao mờ"  cho thấy ánh sáng đêm đã mờ đi cũng là sự báo hiệu trời sắp sáng.
  • Cảnh kéo lưới được miêu tả cụ thể: nhanh chóng, khẩn trương, miệt mài, liên tục, chạy đưa với thời gian qua hình ảnh kéo lưới kịp trời sáng.
  • Thành quả có được là chùm lưới đầy ắp cá: "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng". Câu thơ diễn tả niềm vui, niềm phấn khởi của người lao động cùng với sự vất vả, khó nhọc khi thành quả lao động hiện ra.
  • Hình ảnh Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông là hình ảnh thực: những con cá tươi ngon đã đực đưa lên thuyền, dưới những tia sáng đầu tiên của bình minh, lấp lánh như dát vàng, dát bạc. "Bạc, vàng" cũng là hình ảnh ẩn dụ cho sự quý giá của thành quả lao động. Chính những thành quả ấy góp phần xây dựng cuộc sống mới, tương lai tươi sáng.
  • Công việc kết thúc với hình ảnh "Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng":

- Hình ảnh thơ cahan thực song đầy ắp cảm hứng lãng mạn. Đó là nắng hồng của bình minh, là ánh sáng của ngày mới, cũng là tương lai tươi sáng đang mở ra.

3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh (khổ thơ thứ bảy)

  • Khổ thơ cuối cùng có sự lặp lại nội dung so với khổ thơ thứ nhất. Song nó có sự thay đổi về kết cấu:

- Khổ 1: khắc họa cảnh biển rồi đến cảnh đoàn thuyền ra khơi, nhấn mạnh thời gian đoàn thuyền ra khơi.

- Khổ 7: khắc họa cảnh đoàn thuyền trở về rồi đến cảnh biển lúc bình minh, nhấn mạnh tương lai tươi sáng được tạo nên từ thành quả lao động.

  • Khổ thơ thứ nhất và khổ thơ cuối cùng khi nói đến hình ảnh đoàn thuyền đều lặp lại gần như toàn bộ một câu thơ, chỉ thay thế một từ ngữ. Hai từ được thay thế đều cùng một nghĩa, cùng hiệu quả sử dụng nhưng nó khác nhau về thanh (bằng, trắc) dẫn đến sự khác nhau về cảm xúc.

- Khổ 1: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Từ cùng diễn tả không khí đoàn thuyền ra khơi êm ả, tràn đầy hi vọng.

- Khổ 7: Câu hát căng buồm với gió khơi. Từ với diễn tả niềm phấn khởi, niềm vui phơi phới như bay lên cùng với không khí khẩn trương, đưa đoàn thuyền về bờ.

  • Đoàn thuyền trở về trong ánh bình minh được liên tưởng với hoạt động chạy đua cùng mặt trời, diễn tả không khí lao động khẩn trương, sôi nổi, mang thành quả lao động trở về phục vụ cuộc sống con người; đồng thời thể hiện tư thế làm chủ thiên nhiên, phấn khởi, hào hứng của con người lao động.
  • Hai câu thơ: Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

- Hình ảnh mặt trời trở lại lúc bình minh (khác với khổ đầu: mặt trời lúc hoàng hôn) với màu sắc không rõ nét, chỉ nằm trong hai chữ "màu mới" - cái mới mẻ, tinh khôi, rực rỡ, trong sáng. Đó là một ngày mới lại bắt đầu với những lao động mới, niềm vui mới, niềm hi vọng mới.

- Tác giả đặt giữa câu thơ 2 chữ "huy hoàng" gắn với không gian vô biên của từ muôn dặm cho thấy một tương lai tương sáng, đẹp đẽ, huy hoàng đã và đang mở ra từ chính bàn tay, công sức cuả người lao động mà hằng ngày họ làm nên bằng tình yêu cuộc sống.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Các hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ, mang cảm hứng lãng mạn, nhiều sáng tạo, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, thú vị.
  • Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nhân hóa...
  • Giọng điệu âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, hào hùng, lạc quan, vui tươi.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

So sánh cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế