Sinh thường có an được thịt vịt không

Những ngày gần đây, ban biên tập của Mabio.vn nhận được khá nhiều thắc mắc đến từ các mẹ bỉm sữa. Trong đó, có tới 9 lá thư cùng thắc mắc phụ nữ sau khi sinh 1, 2 tháng có ăn được thịt vịt và trứng vịt lộn được không? Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này để quý vị bạn đọc có được thông tin chính xác nhất.

Sinh thường có an được thịt vịt không
Chuyên gia chia sẻ sau khi sinh 1, 2 tháng có ăn được thịt vịt và trứng vịt lộn không?

Sau khi sinh 1, 2 tháng ăn thịt vịt được không?

Với thắc mắc sau khi sinh 1, 2 tháng ăn thịt vịt được không chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thịt vịt được biết đến là món ăn rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt protein, các loại vitamin như B1, B2, canxi, clo, sắt… Hơn nữa, theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có khả năng hỗ trợ bệnh tim mạch, bệnh lao phổi và phòng tránh được nhiều bệnh lý ung thư.

Chính vì lẽ đó, trả lời cho thắc mắc sau khi sinh 2 tháng ăn thịt vịt được không thì các mẹ hoàn toàn có thể ăn thịt vịt ngay sau khi sinh và không cần đợi sau 2 tháng nhé!

Hơn nữa, thịt vịt có thể chế biến được thành rất nhiều món ngon như thịt vịt luộc, thịt vịt nướng, cháo vịt… Các mẹ có thể chủ động da dạng thực đơn dinh dưỡng sau khi sinh với món vịt để không bị nhàm chán.

Tuy nhiên, khi ăn vịt sau khi sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cho bé yêu, khi ăn thịt vịt sau khi sinh, các mẹ chỉ nên ăn phần thịt nạc mà không nên ăn da thịt vịt.
  • Khi chế biến thịt vịt cho phụ nữ sau khi sinh, lưu ý cần chế biến kỹ càng sạch sẽ và đảm bảo. Đồng thời, các mẹ sau khi sinh cũng chỉ nên thịt vịt chế biến tại nhà, không nên ăn thịt vịt chế biến ngoài hàng quán.
  • Bên cạnh đó, khi chế biến hoặc ăn thịt vịt sau khi sinh, các mẹ chú ý không ăn thịt vịt kèm mộc nhĩ, thịt ba ba và thịt rùa đen.

Sau khi sinh 1 tháng có ăn trứng vịt lộn được không?

Cũng giống với nhiều thắc mắc về thịt vịt, nhiều mẹ băn khoăn sau khi sinh 1 tháng có ăn trứng vịt lộn được không. Và các chuyên gia Mabio sẽ nói gì về điều này?

Về cơ bản, trứng vịt lộn hay thịt vịt đều có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chính vì thế, sau khi sinh các mẹ đừng lo ngại mà kiêng trứng vịt lộn. Mẹ có thể vui vẻ ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên, nên tham khảo cách ăn đúng cách mẹ nhé!

Sinh thường có an được thịt vịt không
Trứng vịt lộn rất tốt cho các mẹ bỉm sữa sau khi sinh nếu mẹ biết ăn đúng cách

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trứng vịt lộn có chứa tới 182 kcal năng lượng, 12g lipid, 82mg canxi… và nhiều vitamin và dưỡng chất dinh dưỡng khác. Với các chất dinh dưỡng này, nếu bổ sung trứng vịt lộn sau khi sinh hợp lý mẹ có thể phòng tránh được các bệnh lý như thiếu máu, suy nhược cơ thể, bệnh đau đầu…

Tuy nhiên, sau khi sinh 1 tháng ăn trứng vịt lộn các mẹ cần lưu ý một số điều cần thiết sau:

  • Chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng vì trứng vịt lộn rất nhiều dinh dưỡng, nếu ăn vào buổi tối mà cơ thể ít vận động có thể gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
  • Mặc dù trứng vịt lộn có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng các mẹ cũng cần biết rằng không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả để bổ sung đủ dinh dưỡng.
  • Với những trường hợp mẹ bỉm sữa sau khi sinh có các dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, viêm gan, các bệnh về tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể gây ra một số biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, mặc dù thịt vịt và trứng vịt lộn đều là những món ăn rất nhiều dinh dưỡng cho các mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, các mẹ cần phải tham khảo kỹ càng thông tin trước khi ăn. Cách tốt nhất nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ giải đáp sau khi sinh 1, 2 tháng có ăn được thịt vịt và trứng vịt lộn không mà các chuyên gia Mabio.vn chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này!

Sinh thường có an được thịt vịt không

Sinh thường có được ăn thịt vịt không? Sở dĩ có câu hỏi trên là do các mẹ sau sinh thường quan niệm rằng, thịt vịt có tính hàn, dễ gây hiện tượng hậu sản, mất sữa cho con bú. Thế nhưng với các món ngon từ thịt vịt, dễ dàng chế biến các món đặc sắc đã làm nhiều bà mẹ không thể cưỡng lại. Để giúp chị em sau sinh giải tỏa thắc mắc trên, Mom.vn xin chia sẻ thông tin qua bài viết sau đây.

1. Sau sinh thường có được ăn thịt vịt không?

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa. Để khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, mỗi buổi sáng, nên ăn 1 quả trứng vịt muối. Nếu trộn trứng vịt với bột sò biển để tráng lên ăn thì tác dụng chữa bệnh càng cao. Cũng theo Đông y, vịt đủ món rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.

Sau sinh thường, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy việc ăn uống cho bà mẹ là không thể xem thường. Vừa để bổ sung sự tiêu hao năng lượng, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.

Sinh thường có an được thịt vịt không

Sau sinh thường, các mẹ hoàn toàn có thể ăn được thịt vịt. Ảnh: Internet

2. Một số món ngon từ thịt vịt tốt cho phụ nữ sau sinh thường

2.1 Cháo vịt đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Vịt 1 con khoảng 1,5kg (đã làm sạch, xát rượu gừng cho thơm).
  • Gạo thơm 200g.
  • Đậu xanh nguyên hạt 200g.
  • Gừng tươi 3 củ.
  • Hành phi 50g, hành lá 100g, rau ngò.
  • Gia vị gồm: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon.
  • Rau ăn kèm gồm: Rau đắng 200g, giá đậu 200g, cải xanh 200g.
  • Nguyên liệu pha nước mắm gồm: Tỏi 2 tép, chanh 1 quả, ớt sừng 2 quả.

Cách làm:

  • Bước 1: Luộc vịt chín, để nguội, chặt miếng mỏng vừa ăn.
  • Bước 2: Nấu nước luộc vịt với gạo và đậu xanh thành cháo nhừ.
  • Bước 3: Múc cháo ra bát lớn, rắc hành lá, rau ngò, tiêu, hành phi lên trên.
  • Bước 4: Xếp thịt vịt ra đĩa lớn, dùng với cháo nóng, rau cải xanh, rau đắng, giá đậu, chấm kèm nước mắm gừng.

Sinh thường có an được thịt vịt không

Cháo vịt nấu đậu xanh rất tốt cho bà mẹ sau sinh. Ảnh: Internet

2.2 Thịt vịt trộn rau lang

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt (ức) 400g.
  • Rau lang non 400g.
  • Gia vị gồm: Tỏi bằm, tỏi phi, ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm.
  • Bước 2: Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường.
  • Bước 3: Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng.
  • Bước 4: Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.
  • Bước 5: Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt. Dùng ăn trong bữa cơm.

Sinh thường có an được thịt vịt không

Hãy thử tài với món thịt vịt trộn rau lang. Ảnh: Internet

2.3 Vịt om sấu

Nguyên liệu:

  • Vịt già 1 con (1,5kg).
  • Sấu xanh 5 quả.
  • Nấm hương khô 50g.
  • 1 nước dừa xiêm 1 lít, sa tế 1 thìa súp, tiêu hạt1 thìa cà phê, hạt nêm 2 thìa cà phê, muối 1 thìa cà phê, đường 1 thìa cà phê, ngò rí, hành lá.

Cách làm:

  • Bước 1: Vịt già mua nguyên con đã làm sạch, chà xát nhiều lần qua muối cho bớt mùi hôi (để khử mùi hôi của vịt, ngoài việc dùng muối, có thể chà thêm gừng băm nhuyễn), chặt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Ướp thịt với sa tế, hạt tiêu, hạt nêm, đường, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
  • Bước 3: Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân, ngâm với nước ấm, vớt ra, rửa lại với nước lạnh.
  • Bước 4: Bắc nồi, cho nước dừa vào, thả thịt vào nấu. Khi thịt sôi, cho sấu xanh vào, đun sôi lại, sau đó vặn nhỏ lửa, nấu đến khi vịt mềm. Cuối cùng, cho nấm hương vào, đun sôi khoảng 5 phút nữa là được. Lấy sấu ra, giầm lấy bột, cho trở lại vào nồi vịt, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn, nhấc xuống.
  • Bước 5: Múc ra tô, cho ngò rí, hành lá lên mặt.

Sinh thường có an được thịt vịt không

Các mẹ sau sinh thường hãy thử món vịt om sấu. Ảnh: Internet

3. Lưu ý khi ăn thịt vịt sau sinh thường

Thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm, vì vậy những người dương hủ tỳ nhược, cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn. Không ăn trứng vịt với thịt ba ba, quả dâu, quả mận. Khi dùng gà, vịt phối hợp với thuốc để làm món ăn trị liệu, nếu bệnh nhân ngày thường sức khỏe quá kém, tiêu hóa kém, hoặc do sau cơn bệnh, tinh thần và thể lực, cũng như khẩu vị chưa trở lại bình thường, khi làm món ăn, tốt nhất nên lột bỏ hết da và tất cả phần mỡ của gà vịt. Làm như vậy sẽ giảm bớt thành phần dầu mỡ, cho bệnh nhân dùng, sẽ không bị khó tiêu.

Chúng tôi hy vọng, qua sự chia sẻ những thông tin chính xác bên trên, các mẹ đã giải tỏa thắc mắc không biết sau sinh thường có được ăn thịt vịt không. Sau sinh, các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có đủ sức khỏe mà chăm lo thiên thần bé nhỏ vừa chào đời. Các món ngon từ vịt cũng thật sự dễ làm, nếu các bạn làm đúng các bước bên trên. Chúc chị em có thật nhiều sức khỏe và niềm vui bên gia đình.