Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm cua

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Sau khi sản phụ sinh mổ vẫn cần lưu ý vài điểm về chế độ ăn sau sinh mổ để phục hồi sức khỏe nhanh và có lợi về sức khỏe cho cả mẹ và con.

Sau sinh mổ ăn gì để cơ thể nhanh chóng hồi phục là thắc mắc của nhiều người. Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm...

Sau sinh, mẹ ăn nhiều hơn những tháng cuối thai để tạo sữa cho con bú. Mẹ cần phải ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa đặc biệt nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mỡ, rong biển, tảo biển... giàu DHA, mẹ ăn các loại thức ăn trên thì sữa mẹ giàu DHA, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho mắt của trẻ. Rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài... Mỗi ngày nên ăn hơn 20 loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm an toàn. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, không uống bia, rượu và hút thuốc lá.

Kích thích hỗ trợ tiêu hóa, nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.

Sau sinh vận động đề phòng huyết khối, tĩnh mạch.

Phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút, dự phòng thiếu vitamin D, vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết sau khi sinh và những bà mẹ không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

Tiếp tục ăn uống bổ sung sắt, vitamin ít nhất một tháng sau sinh.

Khoai lang tốt cho mẹ sau sinh

Khoai lang có tính chất giúp nhuận tràng lợi tiểu từ đó làm tiêu hao năng lượng dư thừa tích trữ trong cơ thể. Sản phụ sau sinh mổ có thể bổ sung khoai lang vào chế độ dinh dưỡng được.

Bà mẹ nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng do loại khoai này chứa rất nhiều khoáng chất. Còn trong trường hợp để giải cảm và chữa táo bón thì nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng sẽ tốt hơn.

Bà mẹ nên ăn khoai lang với các thực phẩm khác có chứa đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa của khoai lang đối với cơ thể.

Trong khoai lang có chất đường nên cũng tránh ăn nhiều hơn một lần, vì nếu ăn nhiều trong khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua và sinh hơi trướng bụng.

Trong vỏ khoai lang có chứa nhiều vitamin và khoáng chất do đó nên ăn luôn phần vỏ, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Cần lưu ý bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Tránh chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần kể từ khi mua về.

Khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc nên bà mẹ cần chú ý loại bỏ những củ khoai này vì có thể gây ngộ độc.

Có nhiều lời đồn đoán cho rằng ăn thịt bò sẽ tạo thành sẹo thâm và làm chậm quá trình lành vết thương. Trên thực tế thông tin này không đúng hoàn toàn. Các sắc tố trong thịt bò và lượng chất đạm lớn là nguyên nhân gây ra sẹo thâm khi ăn thịt bò. Tuy nhiên việc để lại sẹo thâm khi ăn thịt bò là do cơ địa của từng người, không phải ai cũng bị sẹo thâm khi ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên người bệnh có vết thương hở nên ăn thịt bò vì hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Thịt bò là loại thực phẩm giàu protein, vitamin và các loại muối khoáng thiết yếu rất tốt cho việc bình phục cơ thể. Trong một số trường hợp nếu quá mẫn cảm hoặc quá lo lắng về các vết sẹo thâm bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các nguồn protein khác như đậu nành, sữa hoặc các loại thịt khác,..

Ăn thịt gà có thể gây ngứa cho mẹ sau sinh

Trong vòng 2 tháng đầu sau sinh mổ, mẹ không nên ăn gà, vì các thành phần trong thịt gà tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không được ăn đúng cách thì dễ gây ngứa và để lại sẹo từ vết mổ. Bởi sinh mổ tạo ra một vết thương lớn để lấy con ra, nếu mẹ không chú ý vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, vừa mất thẩm mỹ sau này cho mẹ.

Trong thịt gà có nhiều vitamin và chất béo, là loại gia cầm mang lại nhiều dinh dưỡng nhất cho người mẹ và rất lợi sữa cho bé. Tuy nhiên, ngoài thịt gà, các bà mẹ cũng nên kiêng một số các loại gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, dấm, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng với hải sản thì khả năng cao em bé sẽ bị dị ứng với hải sản. Do đó, các mẹ cũng nên lưu ý và hãy kiêng ăn hải sản trong thời gian cho con bú.

Đối với mẹ bầu sinh mổ, tốt nhất nên kiêng ăn hải sản trong 3 tháng sau khi sinh và chỉ nên ăn những loại tốt cho cơ thể của mẹ. Bên cạnh đó, các mẹ hạn chế ăn các loại hải sản như ốc, ngao, sò... vì đây là nhóm thức ăn có tính hàn cao, dễ dây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu... ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bà mẹ nên bổ sung các loại tôm giàu canxi và protein tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể mau chóng hồi phù. Đây cũng là thực phẩm rất quen thuộc, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, làm phong phú thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm cua biển có chứa nhiều khoáng chất, sắt, kali và canxi cũng rất tốt cho cơ thể sau sinh.

Nếu ăn hải sản sau khi sinh mổ các bà mẹ lưu ý chỉ nên ăn những loại hải sản còn tươi sống, không ăn đồ hải sản đông lạnh, chế biến hải sản nên hấp hoặc luộc để giữ được giá trị dinh dưỡng nhiều nhất, hạn chế chiên xào, bổ sung thêm các loại thịt, rau xanh và trái cây để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Sau khi sinh con, hàng ngày bà mẹ đều có thể ăn hoa quả. Nếu người mẹ bị táo bón, thì mỗi ngày ăn một quả chuối tiêu cũng có tác dụng tốt, theo một số tài liệu, ăn chuối tiêu còn có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh. Có những sản phụ sau sinh không muốn ăn, thì việc ăn hoa quả cũng giúp ích cho tiêu hoá.

Quả sơn tra vừa chua vừa ngọt sau khi ăn sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, thúc đẩy tử cung co bóp tống máu đẻ ra ngoài. Đồng thời, hoa quả cũng giúp bà mẹ bổ sung sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Bên cạnh đó, bà mẹ cần chú ý không nên ăn quá nhiều loại hoa quả chua, lạnh, đề phòng chất toan làm hại răng và dạ dày bị kích thích bởi thức ăn lạnh.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh nói chung và sau khi sinh mổ nói riêng là rất quan trọng vì vậy mẹ phải đặc biệt lưu ý. Để đảm bảo lượng sữa cho con, bà mẹ nên kiêng cữ trong ăn uống một cách chủ động trước khi rơi vào thế “bị động” .

Bà mẹ nên ăn uống điều độ, tăng cường số bữa ăn và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau sinh. Ngoài ra mẹ nên kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động nhẹ để giúp cơ thể có thể quen dần sau sinh mổ. Đồng thời hoạt động nhẹ cũng sẽ làm cho vết mổ mau chóng hồi phục và liền sẹo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh mổ bao lâu được ăn hải sản là thắc mắc của nhiều mẹ sau sinh. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên ăn hải sản quá sớm sẽ gây ngứa và làm vết mổ lồi lên. Tuy nhiên trên thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc phải kiêng kị hải sản sau sinh vì vết mổ thâm đen, sẹo lồi,…Ngược lại, trong hải sản có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Mời các mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết sau để có thêm thông tin bổ ích nhé!

  • Hải sản có lợi gì cho sức khỏe mẹ sau sinh?
  • Mẹ sau sinh mổ có được ăn hải sản không, sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản?
  • Ăn hải sản thế nào cho đúng cách?

Hải sản có lợi gì cho sức khỏe mẹ sau sinh?

Thật khó cưỡng lại nếu mẹ bầu là tính đồ của hải sản, và sau khi sinh cơ thể mệt mỏi, mẹ chỉ muốn được ăn những món mình thích, vì vậy nhiều mẹ có câu hỏi sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản.

Theo các bác sĩ việc mẹ sau sinh kiêng khem quá mức các thực phẩm như thịt gà, hải sản… là không thực sự cần thiết. Bởi trên thực tế, hải sản và các loại thịt trắng hoặc thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, protein, cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ đang cần mau chóng phục hồi.

Ngoài ra, trong hải sản rất giàu thành axit béo omega-3, giúp phòng chống bệnh trầm cảm và suy giảm trí nhớ thường xảy ra với các mẹ sau sinh. Như vậy sau sinh mẹ hoàn toàn có thể ăn hải sản với điều kiện là ăn đúng cách với một lượng vừa phải, kết hợp cùng với đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.

Hải sản là thực phẩm chứa nhiều sắt [Ảnh: istockphoto]

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh ăn mực được không – Giải đáp thắc mắc dành cho mẹ mới sinh

Mẹ sinh mổ có được ăn hải sản không?

Theo sự tham vấn chuyên khoa từ BS CKI Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: “Sản phụ sinh mổ chỉ nên ăn những loại hại sản còn tươi sống, không nên ăn những loại đồ hải sản đông lạnh. Khi chế biến, mẹ bầu hãy chọn cách luộc hay hấp để giữ được tối đa chất dinh dưỡng có trong hải sản, hạn chế chiên, xào hay nêm nếm quá nhiều gia vị. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng cần phải bổ sung thêm nhiều loại thịt, rau xanh hay trái cây để đảm bảo cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết sau sinh mổ.”

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trong 3-5 ngày sau sinh mổ, cơ thể người mẹ cần phục hồi từ từ với các loại thức ăn lỏng và mềm. Khi vết mổ đã dần dần liền sẹo thì mẹ nên có một chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo, protein và nhiều chất xơ để có nhiều sữa cho con bú cũng như giúp cho vết thương mau lành.

Mẹ sinh mổ tốt nhất nên kiêng hải sản trong vòng 3 tháng sau sinh [Ảnh: istockphoto]

Ngoài ra, mẹ cần 120 – 150g/ đạm mỗi ngày và năng lượng có thể tới 2500 kcal – 3000 kcal/ ngày. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày [5-6 bữa/ ngày hoặc hơn].

Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, các loại rau xanh, các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B. Nhờ đó mà cơ thể sẽ có thêm sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Mẹ sau sinh bao lâu ăn được hải sản?

Mặc dù các mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn hải sản, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết các mẹ sinh mổ tốt nhất nên kiêng hải sản trong vòng 3 tháng sau sinh và chỉ nên ăn 1 số loại hải sản nhất định không ảnh hưởng đến cơ thể. Bên cạnh đó nếu gia đình có người có tiền sử dị ứng với hải sản thì khả năng cao em bé cũng gặp phải tình trạng này. Do đó mẹ cũng nên lưu ý và kiêng ăn hải sản khi cho con bú.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết lượng canxi và khoáng chất như kẽm, magie, kali bị hao hụt khá nhiều khi sinh con, do đó các mẹ nên bù đắp cho cơ thể 1 lượng tương ứng từ thực phẩm, nhất là các loại hải sản vốn rất giàu canxi và khoáng chất.

Tuy nhiên không phải loại hải sản nào các mẹ sau sinh mổ cũng nên ăn, mẹ chỉ nên ăn tôm, cua, cá… và không nên ăn động vật có vỏ [hàu, sò, ốc…] vì chúng có thể chứa ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa, làm đầy hơi, khó tiêu, lạnh bụng… Kết hợp hải sản với các loại thịt khác như thịt gà, thịt lợn, thịt bò… cùng các loại rau củ quả để giúp cho bữa ăn có nhiều dưỡng chất. Đây là một trong những yếu tố quyết định mẹ có được nhiều sữa cho con.

Bên cạnh thịt, cá, mẹ sau sinh nên ăn nhiều rau củ quả [Ảnh: istockphoto]

Bạn có thể chưa biết:

Mới sinh mổ ăn gì để vết mổ mau lành, nhiều sữa cho con?

Mẹ nên ăn hải sản như thế nào là tốt nhất?

Để có sức khỏe tốt và có nguồn sữa dồi dào cho bé, mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Hải sản có nhiều loại và dồi dào về mặt dinh dưỡng nên được nhiều mẹ cho vào thực đơn. Tuy nhiên khi ăn hải sản mẹ cần nhớ:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Chọn hải sản tươi sống của nơi phân phối uy tín, khi mua về cần chế biến sạch sẽ và tuyệt đối không ăn các món tái sống như hàu sống, gỏi cá, sushi… trong thời gian cho con bú và kể cả sau này
  • Không ăn hải sản đã chế biến và để qua đêm do hàm lượng đạm rất cao trong hải sản thu hút nhiều vi khuẩn, không có lợi cho sức khỏe. Về lâu dài có thể gây ung thư
  • Không ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C
  • Các bác sĩ khuyến cáo nếu trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản nhiều khả năng em bé cũng sẽ bị dị ứng. Nếu không phải người mẹ mà là chồng bị dị ứng thì vẫn có khả năng em bé di truyền từ bố. Vì vậy, nếu người mẹ ăn hải sản thì bé bú sữa mẹ cũng sẽ xảy ra những biểu hiện dị ứng, làm suy giảm sức khỏe.
  • Nên hạn chế ăn các loại sò, huyết, ốc… vì đây là những loại hải sản có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy cho bé đang bú mẹ.

Thay lời kết

Như vậy là mẹ đã biết đẻ mổ bao lâu được ăn hải sản. Là thực phẩm đa dạng về chủng loại và dồi dào về dinh dưỡng, hải sản là lựa chọn của nhiều mẹ sau sinh để tăng cường thêm dưỡng chất cho cơ thể mẹ trong thời gian hồi phục. Chị em không nên ăn hải sản quá sớm sau sinh mổ và ăn đúng cách để không gây hại cho mẹ và bé nhé.

Nguồn tham khảo: Ăn gì lợi sữa sau sinh mổ – Vnexpress.net

Chế độ ăn sau sinh mổ: Đừng quá kiêng khem – Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Video liên quan

Chủ Đề