Siêu máy tính mạnh nhất the giới 2022

Theo Live Science, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển được một máy tính lượng tử mà họ mô tả là “đầy sức mạnh”, có thể thực hiện một nhiệm vụ nhanh hơn 100 nghìn tỷ lần so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Ảnh minh họa

Trước đó, vào năm 2019, Google cũng tuyên bố chế tạo thành công máy tính lượng tử có khả năng vượt trội hơn các siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết chiếc máy tính có tên gọi là Cửu Chương của họ thậm chí còn nhanh hơn máy tính của Google 10 tỷ lần.

Cụ thể, nếu căn cứ theo cách tính truyền thống tối ưu hiện nay, máy tính này có tốc độ lấy mẫu hạt Boson nhanh hơn siêu máy tính số một thế giới Fugaku lên tới 100.000 tỷ lần, tốc độ tính toán cũng nhanh hơn 10 tỷ lần so với nguyên mẫu máy tính lượng tử Sycamore có tốc độ xử lý 53 qubit [bit lượng tử] của Google. Hay nói cách khác, nhiệm vụ mà máy tính Cửu Chương của Trung Quốc hoàn thành trong một phút thì siêu máy tính phải cần tới 100 triệu năm mới có thể làm xong.

Bài báo mô tả về Cửu Chương và tốc độ tính toán của nó đã được xuất bản trên tại chí Science ngày 3/12.

Theo hãng NDTV, Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh tay vào lĩnh vực điện toán lượng tử của nước này, với việc Chính phủ chi 10 tỷ USD cho Phòng Thí nghiệm quốc gia vầ Khoa học thông tin lượng tử. Trung Quốc hiện cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về mạng lượng tử, nơi dữ liệu được mã hóa bằng cách cơ học lượng tử được truyền qua một khoảng cách rất xa.

Máy tính lượng tử được cho là có thể thay đổi thế giới, từ chuyển đổi ngành y học và mật mã học tới cách mạng hóa ngành thông tin và trí tuệ nhân tạo [AI], đồng thời được đánh giá là xu hướng của tương lai do được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những đột phá về loại thiết bị này có thể giúp hỗ trợ y học nghiên cứu kéo dài sự sống, tạo siêu vật liệu mới, thậm chí có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chính phủ và quân đội.

Chính vì những tiềm năng to lớn của máy tính lượng tử mà châu Âu và Mỹ cũng đang tích cực phối hợp nghiên cứu, trong đó, các người khổng lồ công nghệ trên thế giới như Google, Microsoft hay IBM đều tỏ ra cực kỳ quan tâm đến nghiên cứu loại máy tính này.

Trước đó, “danh hiệu” siêu máy tính mạnh nhất thế giới thuộc về máy tính Fugaku của Nhật Bản. Không chỉ “thống trị” về tốc độ xử lý, siêu máy tính Fugaku còn chiếm lĩnh các vị trí hàng đầu trong 3 hạng mục khác liên quan tới ứng dụng trong công nghiệp, ứng dụng AI và phân tích dữ liệu lớn [big data]. Fugaku có thể đạt tốc độ 530 petaflop, với một petaflop bằng một triệu tỉ phép tính/giây. Tốc độ này tương đương dân số 7 tỉ người trên toàn cầu chia nhau làm một phép tính/giây liên tục trong 2 năm liền.

Hệ thống siêu máy tính Summit của Mỹ đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng lúc bấy giờ. Đứng thứ 3 tiếp tục là một siêu máy tính khác của Mỹ là Sierra.

Theo Chinhphu.vn

Khi đề cập đến sức mạnh tính toán của một siêu máy tính, người ta thường đề cập đến khái niệm “Exascale computing”. Exascale computing là khái niệm nói về khả năng xử lý ít nhất 1 exaFLOPS của hệ thống máy tính, tức là 1 tỷ tỷ phép tính mỗi giây.

Trung Quốc bí mật sở hữu hai siêu máy tính mạnh nhất thế giới?

Theo một báo cáo mới đây cho biết, nhiều tổ chức siêu máy tính ở Trung Quốc đã chế tạo những siêu máy tính có sức mạnh tính toán phá vỡ rào cản exascale, mang tính bước ngoặt trong quá trình thử nghiệm kín.

Nguồn tin từ Next Platform cho biết, một siêu máy tính đầu tiên của Trung Quốc đặt tại Trung tâm Siêu máy tính quốc gia ở Vô Tích có tên là Sunway Oceanlite, siêu máy tính này có khả năng đạt được hiệu suất cao nhất lên tới 1,3 exaFLOPS [tương đương 1,3 tỷ tỷ phép tính một giây].

Trong khi đó, một siêu máy tính khác có tên là Tianhe-3, được đặt tại Trung tâm Siêu máy tính quốc gia ở Quảng Châu, Trung Quốc. Siêu máy tính này được cho là có hiệu suất xử lý tương đương với siêu máy tính Sunway Oceanlite.

Mặc dù có rất ít thông tin về kiến trúc của siêu máy tính Sunway Oceanlite, nhưng siêu máy tính Tianhe-3 được biết đến là dựa trên kiến trúc của siêu máy tính Tianhe-2A ra mắt vào năm 2015. Để đạt được hiệu suất trên 1 ExaFLOPS, các nhà phát triển đã phải tăng số lượng bộ xử lý và bộ gia tốc, có thể liên quan đến việc tạo ra tấm silicon mới với nhiều lõi và nhiều phần tử xử lý hơn được thực hiện bằng quy trình chế tạo mỏng hơn.

Kỉ lục về siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện do một cỗ máy của Nhật Bản có tên là Fugaku nắm giữ. Siêu máy tính này đã giành được vương miện vào tháng 6 năm 2020 với hiệu suất tính toán đạt 416 petaFLOP [hoặc 0,416 exaFLOP], gần gấp ba lần hiệu suất đỉnh cao của siêu máy tính IBM Summit của Mỹ.

Kể từ đó, vị trí dẫn đầu của Fugaku đã mở rộng với việc bổ sung thêm 330.000 lõi, tăng hiệu suất lên 442 petaFLOPS. Tuy nhiên, nếu các báo cáo là chính xác thì cả siêu máy tính Tianhe-3 và Sunway Oceanlite đều có hiệu suất tính toán nhanh hơn gấp 3 lần siêu máy tính nhanh nhất hiện tại của Nhật Bản.

Sự xuất hiện của siêu máy tính exascale dự kiến sẽ mở ra một loạt cơ hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: mức hiệu suất này sẽ đẩy nhanh thời gian khám phá trong các lĩnh vực như y học lâm sàng và gen, vốn đòi hỏi lượng lớn sức mạnh tính toán để tiến hành mô hình hóa phân tử và giải trình tự bộ gen.

Trí tuệ nhân tạo [AI] là một lĩnh vực đa ngành khác sẽ được chuyển đổi khi có sự xuất hiện của điện toán exascale. Khả năng phân tích bộ dữ liệu ngày càng lớn sẽ cải thiện khả năng của các mô hình AI để đưa ra dự báo chính xác có thể được áp dụng trong hầu hết mọi bối cảnh, từ an ninh mạng đến thương mại điện tử, sản xuất, hậu cần, ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác.

Trong khi Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành vị trí dẫn đầu về AI, sự xuất hiện của hai siêu máy tính có hiệu suất tính toán exascale ở Trung Quốc trước khi Mỹ có thể ra mắt siêu máy tính exascale sắp tới của riêng mình mang tên “Frontier”, sẽ là một cú hích đối với chính quyền của Tổng thống Biden, đặc biệt là hai siêu máy tính mới này lại được xây dựng dựa trên tấm silicon của Trung Quốc.

Không rõ tại sao Trung Quốc không đưa hai siêu máy của mình vào bảng xếp hạng Top 500 siêu máy tính có hiệu suất cao nhất thế giới, nhưng tình hình địa chính trị gần như chắc chắn có liên quan đến vấn đề đó.

Phan Văn Hòa [theo Techradar]

Trung Quốc đang sửa đổi Luật Chống độc quyền lần đầu tiên kể từ khi có hiệu lực vào năm 2008, tăng cường các hình phạt chống độc quyền trong một nỗ lực nhằm kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực kỹ thuật số.

Nhật Bản đã chính thức vượt qua Mỹ để đạt ngôi vị “siêu máy tính mạnh nhất thế giới”, với hệ thống siêu máy tính có tên gọi Fugaku.

Thông tin trên vừa được TOP500, tổ chức chuyên theo dõi và giám sát các hệ thống siêu máy tính trên toàn cầu, công bố.

Fugaku là hệ thống siêu máy tính được phát triển bởi viện nghiên cứu khoa học Riken và hãng công nghệ Fujitsu, được đặt tại trung tâm khoa học máy tính Riken [thành phố Kobe, Nhật Bản].

Siêu máy tính Fugaku được trang bị tổng cộng 152.064 node tính toán, mỗi node gồm một chip A64FX có 48 lõi xử lý do Fujitsu phát triển, tạo thành một hệ thống với 7.299.0272 lõi xử lý, cho tốc độ xử lý lên đến 415 petaflop/s [một petaflop tương tương một triệu tỷ phép tính dấu chấm động].

Tốc độ của Fugaku nhanh hơn gần gấp 3 lần so với siêu máy tính mạnh nhất thế giới trước đó, là hệ thống máy tính IBM Summit của Mỹ, với tốc độ 148 petaflop/giây.

Đáng chú ý, chip A64FX được xây dựng dựa trên cấu trúc ARM và đây là lần đầu tiên có một siêu máy tính sử dụng chip ARM đoạt ngôi vị “siêu máy tính mạnh nhất thế giới”.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 9 năm có một siêu máy tính của Nhật Bạn đạt ngôi vị siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Trước đó, vào năm 2011, “tiền thân” của Fugaku là siêu máy tính K Computer, một sản phẩm khác cũng do Riken phát triển đã đạt lấy “ngôi vương” trên cuộc đua tốc độ siêu máy tính, trước khi bị siêu máy tính của Mỹ giành lại vào năm 2012.

Trong suốt 9 năm qua, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia liên tục thay nhau sở hữu siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

Hiện Fugaku đang được sử dụng để nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19, bao gồm chẩn đoán, mô phỏng sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và hiệu quả của ứng dụng truy tìm dấu vết người nhiễm bệnh tại Nhật Bản.

Quốc gia đang nào sở hữu số lượng siêu máy tính nhiều nhất thế giới?

Cũng theo danh sách mới nhất được công bố của TOP500, Trung Quốc vẫn đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng siêu máy tính, chiếm đến 226 trên tổng số 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Mỹ xếp ở vị trí thứ 2 với 114 hệ thống trên tổng số 500 siêu máy tính mạnh nhất và Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 3 với 29 siêu máy tính trong top 500.

Mặc dù Mỹ đã bị Trung Quốc vượt qua về số lượng siêu máy tính nhanh nhất thế giới, tuy nhiên Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong top 10 siêu máy tính nhanh nhất, khi chiếm đến 4/10 vị trí, tiếp sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc với 2/10 vị trí.

Danh sách 500 siêu máy tính trên toàn cầu được TOP500 lần đầu tiên công bố tại một Hội nghị diễn ra tại Đức năm 1993 và giờ đây, danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới được TOP500 công bố 2 lần mỗi năm và luôn được sự quan tâm của giới công nghệ, những nhà sản xuất phần cứng và các nhà khoa học. Danh sách của TOP500 thường được sử dụng để tăng cường tính cạnh tranh và chạy đua về phát triển công nghệ trên siêu máy tính.

Các hệ thống siêu máy tính được xếp hạng dựa trên hiệu suất của chúng trên tiêu chuẩn chấm điểm LINPACK Benchmark, một “thước đo hiệu suất” sử dụng một hệ thống dày đặc các phương trình tuyến tính để đánh giá khả năng xử lý của các siêu máy tính.

Video liên quan

Chủ Đề