Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Pin It Tweet

Trong Phần 2, chúng ta đã tìm hiểu về tình trạng thiếu máu thiếu sắt, liều dùng và cách dùng viên sắt để bổ sung trong thai kì cũng như điều trị cho các mẹ bầu bị thiếu máu. Ở phần cuối của loạt bài bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách này, mình sẽ phân tích về ưu nhược điểm của các loại hoạt chất chứa sắt, cũng như giới thiệu một số thuốc sắt và viên uống tổng hợp chứa sắt hiện có trên thị trường.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Mục lục

  • Lựa chọn Sắt (II) hay sắt (III)
    • Sắt sulfat
      • Tardyferon B9
      • Nature Made Iron 65mg
    • Sắt fumarate
      • Vitabiotic Feroglobin
      • Fumafer Corbiere
      • Hematoferol SR
      • Iron Melts
      • Ferrovit
    • Sắt gluconate
      • Mason Nature Ferrous gluconate
      • Dactus
    • Fogyma
    • Maltofer Fol
    • Ferrumplus
    • Ferlatum
  • Chọn sắt dạng viên nén/viên bao phim hay dạng nước?
  • Các thành phần bổ trợ giúp tạo máu
  • Nên lựa chọn viên sắt hay viên uống tổng hợp, hay cả hai?
    • Elevit
    • Procare
    • Pregnacare Max
    • Nature Made Prenatal Multi DHA
    • Suveal Grossesse Fer
    • Blackmores Pregnancy and Breast feeding Gold

Lựa chọn Sắt (II) hay sắt (III)

Ion sắt tồn tại ở hai hóa trị phổ biến là Sắt (III) (ferric) và Sắt (II) (ferrous). Quá trình hấp thu sắt trong cơ thể bắt đầu ở dạ dày nhưng chủ yếu là tại hành tá tràng và đoạn đầu ruột non. Khi đi vào đường ruột, Fe2+ được hấp thu trực tiếp, còn Fe3+ phải được khử thành Fe2+ rồi mới được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu. Do đó, các thuốc chứa Fe2+ có khả năng hòa tan và hiệu suất hấp thu tốt hơn hẳn so với Fe3+ (một số nghiên cứu đánh giá là gấp đôi so với Fe3+). Tuy nhiên nhược điểm của Sắt (II) là khả năng hấp thu bị ảnh hưởng mạnh bởi các loại thực phẩm và các loại thuốc khác (điều đó lí giải tại sao nên uống sắt lúc đói), và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như mình đã đề cập ở Phần 2.

Sắt (II) thường có trong một số hoạt chất sau đây:

Sắt sulfat

Loại này chứa khoảng 20% sắt nguyên tố. Là loại sắt vô cơ, có độ pH thấp nên dễ gây tác dụng phụ lên dạ dày. Ưu điểm của loại này là được hấp thu nhanh với tỉ lệ cao (cao nhất trong số các hợp chất sắt II). Một số sản phẩm chứa sắt sulfat như:

Tardyferon B9

Xuất xứ từ Pháp. Trong 1 viên Tardyferon B9 có chứa 50mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Nature Made Iron 65mg

Xuất xứ từ Mỹ. Như tên gọi, trong mỗi viên thuốc có chứa 65mg sắt nguyên tố. Sản phẩm đóng lọ từ 180-365 viên, đủ uống từ vài tháng đến cả năm.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Sắt fumarate

Hàm lượng sắt nguyên tố trong sắt fumarate là 33%. Trong một liều 325mg sắt fumarate có khoảng 106mg sắt nguyên tố. Một số sản phẩm chứa sắt fumarate như:

Vitabiotic Feroglobin

Xuất từ từ Anh. Mỗi viên thuốc có chứa 24mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Fumafer Corbiere

Xuất từ từ Pháp, cùng một hãng sản xuất với sản phẩm Calcium Corbiere nổi tiếng. Trong một viên thuốc có chứa 60mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Hematoferol SR

Xuất xừ từ Anh, mỗi viên thuốc có chứa 28mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Iron Melts

Xuất xứ Thụy Sĩ. Là viên nén nhai (nhai kĩ trước khi nuốt), hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi viên khá thấp, chỉ khoảng 5mg.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Ferrovit

Thương hiệu xuất xứ từ Thái Lan. Mỗi viên Ferrovit có chứa khoảng 53mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Sắt gluconate

Là loại sắt hữu cơ có chứa 12% sắt nguyên tố trong thành phần, thấp nhất trong số các loại Sắt (II) phổ biến. Loại này có pH trung tính hơn nên ít gây kích ứng dạ dày hơn. Một số sản phẩm chứa Sắt gluconat như:

Mason Nature Ferrous gluconate

Xuất xứ từ Mỹ. Lọ 100 viên với mỗi viên chứa 27mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Dactus

Xuất xứ từ Cộng hòa Ship. Mỗi viên chứa 35mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Sắt (III) tuy không có lợi thế về khả năng hấp thu như Fe (II) nhưng chúng lại có lợi thế là không độc, ít gây tác dụng phụ và khả năng tương thích sinh học cao. Từ cuối thế kỉ XX, với sự tiến bộ của công nghệ vật liệu, các chế phẩm chứa Sắt (III) đã được nghiên cứu nhiều và dần đưa vào thực tiễn. Hiện nay, các chế phẩm chứa Sắt (III) trên thị trường hầu hết là sắt hữu cơ trong đó phân tử sắt được kết hợp với các phân tử hữu cơ như Polysaccharide, Lipid, Protein.

Một số sản phẩm Sắt (III) trên thị trường hiện nay như:

Fogyma

Có hoạt chất là Sắt (III) hydroxyd polymaltose, được bào chế dưới dạng dung dịch, mỗi ống chứa 50mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Maltofer Fol

Xuất xứ Thụy Sĩ. Maltofer cũng chứa thành phần Sắt (III) hydroxyd polymaltose, dạng viên nén nhai, trong mỗi viên có 100mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Ferrumplus

Xuất xứ Châu Âu. Là sản phẩm sắt (III) Pyrophostphate được bọc trong một lớp màng chất béo gọi là liposome. Cấu trúc này được công bố là có khả năng hấp thu cao gấp 5 lần sắt fumarate. Sản phẩm bào chế dưới dạng viên nang với mỗi viên chứa 30mg sắt nguyên tố, dạng siro có 30mg sắt nguyên tố trong 5ml.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Ferlatum

Xuất xứ từ Italia. Thành phần có chứa Sắt (III) Protein Succinylat, được bào chế dạng dung dịch uống với mỗi 15ml dung dịch có chứa 40mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Chọn sắt dạng viên nén/viên bao phim hay dạng nước?

Đây là một trong những câu hỏi thường được mẹ bầu đặt ra nhất khi lựa chọn thuốc sắt. Phải nói rằng mỗi dạng bào chế đều có ưu nhược điểm của chúng và tùy vào từng trường hợp cụ thể thì dùng dạng này sẽ có ưu thế hơn dạng kia. Cụ thể là:

Với viên nén/viên bao phim: ưu thế lớn nhất chính là sự tiện lợi, dễ dàng mang theo và dễ uống. Nhiều chế phẩm dưới dạng viên nén nhai cho phép chúng ta nhai mà không cần nuốt chửng. Thuốc cũng ít có vị tanh hơn. Nhược điểm của các viên sắt dạng này là có thể gây giảm khả năng hấp thu do diện tiếp xúc với thành ruột ít, lượng sắt dư thừa trong đường ruột sẽ là tác nhân gây nên nhiều phản ứng phụ hơn.

Với chế phẩm dạng sắt nước, ngược lại khả năng hấp thu được tăng lên nhiều lần do khi uống vào, dung dịch có diện tiếp xúc với niêm mạc ruột nhiều hơn, thời gian hấp thu được rút ngăn và lượng sắt dư thừa ít sẽ làm cho tác dụng phụ của sắt giảm đi đáng kể. Nhược điểm thường gặp là thuốc sắt nước thường có vị tanh nồng, đặc biệt gây khó chịu với các mẹ bầu ốm nghén, hay nhạy cảm với mùi/vị tanh.

Các thành phần bổ trợ giúp tạo máu

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Bổ sung thêm các thành phần quan trọng tham gia trong quá trình tạo hồng cầu là xu hướng hiện nay của các loại thuốc sắt cho bà bầu. Ngoài thành phần chính là hoạt chất chứa sắt, nhà sản xuất thường bổ sung thêm vào thuốc Vitamin B12Acid Folic (vitamin B9). Cơ thể người không thể tự tổng hợp hai loại hoạt chất này mà phải bổ sung qua đường ăn uống hoặc dùng thuốc.

Vitamin B12 kích thích sinh hồng cầu trong tủy xương, và tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo ra hemoglobin cho hồng cầu.

Acid folic là chất tham gia vào quá trình chuyển hóa của acid nucleic (vật liệu di truyền trong tế bào) và các acid amin. Chúng cần thiết cho sự phân chia của tế bào bình thường. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra acid folic có thể ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nhu cầu khuyến nghị dành cho phụ nữ có thai

Acid Folic: 600 mcg/ngày
Vitamin B12: 2,6mg/ngày
(Theo Hướng dẫn Quốc gia Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú)

Thông thường trong các chế phẩm sắt, hàm lượng của cả Vitamin B12 và Acid Folic đã được nhà sản xuất chuẩn hóa, cân bằng với hàm lượng sắt, giúp các mẹ bầu dễ dàng bổ sung mà không cần đắn đo quá nhiều về liều lượng.

Nên lựa chọn viên sắt hay viên uống tổng hợp, hay cả hai?

Thuốc sắt thông thường là những loại thuốc mà thành phần chỉ có muối sắt, hoặc có thêm một số hoạt chất cần thiết cho quá trình tạo máu như vitamin B12 và acid folic.

Ngoài ra hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều viên uống tổng hợp dành cho bà bầu mà thành phần ngoài sắt ra còn có rất nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Sự ra đời của các viên uống tổng hợp này dựa trên những nghiên cứu về bổ sung đa vi chất cho phụ nữ có thai. Theo đó, thông thường những phụ nữ có thiếu sắt trước và trong thai kì thường cũng sẽ thiếu hụt nhiều loại vi chất khác. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định bổ sung đa vi chất đối với thai kì có hiệu quả hơn hẳn so với việc chỉ bổ sung sắt và acid folic ở việc giảm tỉ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân, giảm tỉ lệ sảy thai và thai lưu.

Viên tổng hợp còn có một ưu điểm là sự tiện lợi do thường chỉ yêu cầu mẹ bầu phải uống từ 1 đến 2 lần trong ngày là đã có thể bổ sung hầu như đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Tuy nhiên, chính vì phải nhồi nhét quá nhiều hoạt chất vào trong một viên thuốc nên đây cũng lại là nhược điểm của viên uống tổng hợp. Các thành phần thiết yếu trong viên tổng hợp như sắt, canxi thường không cao như các loại thuốc sắt, canxi riêng lẻ. Mặt khác chúng tương tác với nhau khi được uống cùng nhau làm giảm hiệu suất hấp thu dưỡng chất. Về mặt vật lý, viên tổng hợp thường khá to, gây khó khăn cho những mẹ bầu gặp khó khăn khi nuốt.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Vậy mẹ bầu nên lựa chọn viên sắt thông thường hay viên uống tổng hợp, hay cả hai? Hiện nay nhiều bà bầu có xu hướng dùng cả hai với tâm lý thừa còn hơn thiếu. Lời khuyên của mình là hãy tính toán cụ thể hàm lượng sắt mà mình uống vào, tránh tâm lý uống càng nhiều càng tốt, vì như vậy vừa lãng phí (sắt uống vào không hấp thu hết được), vừa phản khoa học (nồng độ cao sắt gây ức chế hấp thu các dưỡng chất khác, và gây nhiều tác dụng phụ hơn). Ví dụ, nếu mẹ bầu đang dùng viên Elevit có hàm lượng sắt 60mg, hoàn toàn không cần dùng thêm viên sắt nữa do hàm lượng trên đã đủ theo khuyến cáo.

Hãy đọc lại Phần 2 để biết liều lượng chuẩn khi bổ sung sắt cho bà bầu.

Dưới đây mình giới thiệu một số viên uống tổng hợp hiện đang phổ biến trên thị trường, cùng với hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi loại.

Elevit

Sản phẩm thần thánh được nhiều mẹ bầu tin dùng. Trong mỗi viên Elevit có khoảng 60mg sắt nguyên tố dưới dạng Sắt Fumarate. Với mẹ bầu không mắc thiếu máu thiếu sắt thì chỉ cần bổ sung mỗi ngày một viên là đủ.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Procare

Cũng là sản phẩm danh tiếng bổ sung vitamin, khoáng chất và sắt cho bà bầu đến từ Úc. Hiện dòng sản phẩm này có 3 loại thuốc với hàm hượng sắt nguyên tố trong mỗi loại như sau:

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Sản phẩmProcareProcare PlusProcare DiamondHàm lượng sắt trong 1 viên5mg24mg24mg

Pregnacare Max

Sản phẩm đến từ Anh, bao gồm viên vitamin khoáng chất tổng hợp và viên bổ sung Omega-3. Hàm lượng sắt nguyên tố có trong mỗi 2 viên tổng hợp là 17mg (chú ý là 2 viên mới có 17mg sắt nhé!).

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Nature Made Prenatal Multi DHA

Nguồn gốc từ Mỹ. Sản phẩm đóng lọ 150 viên, trong đó mỗi viên chứa 27mg sắt nguyên tố dưới dạng Sắt (II) fumarate.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Suveal Grossesse Fer

Một sản phẩm đến từ Pháp. Trong mỗi viên Suveal có 14mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Blackmores Pregnancy and Breast feeding Gold

Thêm một sản phẩm đến từ Úc. Thuốc đóng lọ 180 viên, với mỗi viên chứa 19mg sắt nguyên tố.

Sắt 2 và sắt 3 khác nhau như thế nào

Lựa chọn một loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu là việc không khó do sự phổ biến của dòng sản phẩm này trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên chính vì sự phong phú này khiến nhiều chị em hoa mắt với một rừng sản phẩm đủ chủng loại. Để chọn được một loại sắt ưng ý, tác dụng tốt, ít phản ứng phụ, dễ sử dụng, đôi khi mẹ bầu sẽ phải thử qua khá nhiều loại thuốc khác nhau. Lời khuyên của mình là luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là về liều lượng thuốc, vì thừa hay thiếu đều có hại.

Để đặt câu hỏi về các nội dung trong bài viết hoặc cần tư vấn về sử dụng thuốc sắt, các bạn có thể liên hệ với mình trong chuyên mục TƯ VẤN SỨC KHỎE ONLINE hoặc để lại Comment dưới bài viết này.

Chúc các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh và hạnh phúc!

Đọc thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách [phần 1] Hãy ăn khoa học!

Đọc thêm: Bổ sung canxi cho bà bầu dựa trên cơ sở khoa học

Tài liệu tham khảo

  1. M.R.Raziwala et al (2013), Comparison Study of Oral Iron Preparations Using a Human Intestinal Model.Sci Pharm. 81(4): 11231139.
  2. I. Berber et al (2014) Evaluation of Ferric and Ferrous Iron Therapies in Women with Iron Deficiency Anaemia. Advances in Hematology.
  3. Nguyễn Thị Diệp Anh (2018) Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng sắt, vitamin A ở phụ nữ mang thai được bổ sung thực phẩm. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
  4. Nguyễn Đình Vinh (2016) Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số vật
    liệu sắt-polysaccarit, hướng đến ứng dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm. Luận án Tiến sĩ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  5. Cindy Fei MD (2015) Iron deficiency anemia a guide to oral iron supplements.
  6. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn Quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.