Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng

Sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở lớp 2 tuổi A Trường mầm non Cát Nê phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết phân biệt màu sắc.

Ngày đăng:12/06/2020 - 10:21

Sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở lớp 2 tuổi A Trường mầm non Cát Nê phát triển nhận thức

thông qua hoạt động nhận biết phân biệt màu sắc.

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Nga

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 09/9/2019.

4. Mô tả bản chất của sáng kiến.

Để áp dụng sáng kiến trong năm học đem lại hiệu quả cao, cô giáo đã áp dụng các biện pháp sau:

* Biện pháp 1: Giáo viên tự học, tự rèn nghiên cứu các biện pháp để dạy trẻ nhận biết phân biệt màu sắc một cách tốt nhất.

* Biện pháp 2: Dạy trẻ nhận biết màu sắc thông qua các hoạt động trong ngày.

* Biện pháp 3: Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết, phân biệt màu sắc.

* Biện pháp 4: Lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi nhận biết phân biệt các màu:

* Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt màu sắc:

Trong các biện pháp áp dụng trong năm học đều đem lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên biện pháp Dạy trẻ nhận biết màu sắc thông qua các hoạt động trong ngày đem lại hiệu quả hữu hiệu nhất.

Biện pháp: Dạy trẻ nhận biết màu sắc thông qua các hoạt động trong ngày.

1. Trong hoạt động chơi - tập có chủ đích

Trong các hoạt động chơi tập có chủ đích, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng trong hoạt động nhận biết- nhận biết phân biệt màu sắc, tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt các màu, vào các hoạt động khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học: tranh ảnh, đồ vật, đồ dùng, đồ chơi rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản: Xanh, đỏ, vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn.

* Phát triển vận động:

- Tôi sử dụng ba màu sắc cơ bản để trang trí các dụng cụ tập luyện. Khởi động và bài tập phát triển chung, tôi yêu cầu trẻ lấy và gọi tên đồ dùng tập luyện có màu sắc theo yêu cầu: quả bóng màu xanh (đỏ), Vòng màu vàng (đỏ), nơ màu vàng (đỏ), gậy thể dục màu xanh (vàng)

+ Con thích dây vòng của bạn nào? Dây vòng của bạn có màu gì?

- Trong phần ôn luyện vận động cơ bản, trò chơi vận động tôi có đưa các yêu cầu lồng ghép việc nhận biết phân biệt màu.

+ Ví dụ: Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa.

Khởi động: Cô và trẻ cùng đi thành vòng tròn trên bãi cỏ (Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh). Trẻ đeo nơ màu đỏ để tập luyện.

* Trọng động:

+ BTPTC: Tập với nơ:

ĐT1: Hai tay đưa ra trước giơ lên cao (4 lần x 2 nhịp)

ĐT2: Nhún chân (2 lần x 2 nhịp)

ĐT3: Quay người sang hai bên (2 lần x 2 nhịp)

ĐT4: Bật tại chỗ (2 lần x 2 nhịp)

+ VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.

- Cô làm mẫu lần 1: Cô giới thiệu tên bài tập.

- Cô làm mẫu lần 2: Cô giảng giải từng động tác.

- Làm mẫu lần 3: Cô cho 1 trẻ lên làm mẫu.

+ Cô hỏi trẻ: Bạn vừa làm gì?

* Trẻ thực hiện:

Lần 1: Cho trẻ lần lượt bò.

Lần 2: Cô cho trẻ thi đua giữa hai đội. Cho trẻ bò nối tiếp nhau. Cô yêu cầu trẻ mang bao cát màu vàng trên lưng (trong rổ đựng các bao cát màu xanh, màu đỏ, màu vàng).

Lần 3: Cô cho trẻ thi đua giữa hai đội, một đội mang bao cát màu vàng trên lưng, một đội mang bao cát màu đỏ trên lưng.

* TCVĐ: Trời nắng trời mưa

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ.Cô yêu cầu trẻ khi trời mưa, các chú thỏ về đúng ngôi nhà có màu xanh (vàng).Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng trong sân tập.

- Vận động tinh: Tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng như xếp chồng , xếp cạnh mà còn tích hợp để nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng . Đặt các câu hỏi gợi mở: khối gỗ màu gì? khối gỗ để làm gì?... Các hoạt động như xâu hoa, xâu hạt vòng, tôi cũng rèn các kỹ năng của trẻ bằng cách lồng ghép việc nhận biết màu sắc.

+ Ví dụ: Xâu vòng tặng mẹ.

a. Quan sát mẫu:

Cho trẻ quan sát vòng cô đã xâu.

+ Cô có gì đây? Chiếc vòng xâu có màu gì?

b. Cô làm mẫu:

Cô hướng dẫn trẻ xâu hoa.

+ Cô cầm hạt vòng xâu màu gì?

+ Cô xâu tiếp đến hạt vòng màu gì?

Cô củng cố cách ngồi, cách cầm hạt vòng dây xâu.

c. Trẻ thực hiện:

Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chưa xâu được, xâu còn chậm, động viên trẻ đã biết xâu.

Cô hỏi trẻ:

+ Con đang xâu gì?

+ Xâu vòng như thế nào?

+ Hạt vòng có màu gì?

d. Trưng bày sản phẩm:

Cô đeo vòng vào tay giúp trẻ. Cho trẻ đứng vòng tròn để cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm của trẻ.

+ Dây vòng của con có màu gì?

2. Hoạt động nhận biết:

* Nhận biết tập nói:

- Theo từng chủ đề sự kiện, tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và trẻ sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.

+ Ví dụ: Nhận biết tập nói Các đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đĩa tôi chọn cái bát có màu đỏ, cái đĩa có màu xanh cho trẻ quan sát và tập nói. Khi cho trẻ quan sát tập nói tôi không quên hỏi trẻ câu Cái bát (Đĩa) có màu gì? và cho trẻ phát âm nhiều lần Cái bát màu đỏ Cái đĩa màu xanh , từ đó giúp trẻ nhận biết ra màu xanh, đỏ.

Trò chơi: Chọn đồ dùng Theo yêu cầu của cô: Tôi yêu cầu trẻ lây cái bát màu đỏ, trẻ lấy đúng bát màu đỏ và phát âm nhiều lần Cái bát màu đỏ.

* Nhận biết phân biệt:

- Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.

- Ví dụ: Đề tài: Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu vàng- màu đỏ:

* Cô đưa hoa hồng cho trẻ quan sát, cô ôn màu đỏ:

+ Đây là hoa gì?

+ Hoa này có màu gì?

- Cô cho trẻ gọi tên màu đỏ.

- Cô cho trẻ lấy hoa màu đỏ giống cô từ trong rổ.

* Cô đưa hoa cúc cho trẻ xem, ôn màu vàng:

+ Bông hoa này có màu gì đây?

+ Cô cho trẻ gọi tên màu vàng.

- Cô cho trẻ lấy hoa màu giống cô từ trong rổ.

* Cô cho trẻ chơi: Thi xem ai nhanh

Cô cho trẻ chọn bông hoa có màu theo yêu cầu của cô giơ lên và nói to

Bông hoa màu xanh( màu đỏ).

* Cô cho trẻ chơi : Bé trổ tài

- Cô cho trẻ dán hoa màu vàng vào thiếp màu vàng, dán hoa màu đỏ vào thiếp màu đỏ. (Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiên).

+ Bông hoa này màu gì? Con dán vào thiếp có màu gì?

- Cô cho trẻ mang thiếp đặt tặng búp bê. Thiếp màu đỏ tặng cho búp bê mặc váy màu đỏ, thiếp màu vàng tặng cho búp bê mặc váy màu vàng. (Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiên).

+ Thiếp này màu gì? Con tặng thiếp này cho bạn búp bê mặc váy màu gì?

3. Hoạt động tạo hình:

- Bên cạnh việc rèn một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹtkỹ năng xé, xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ kỹ năng dán: chấm hồ vào vết chấm tròn và đặt hình vào vết chấm hồ, đặt hình khít vào các nét chấm mờ,dán chồng, dán cạnh,.. tôi có lồng ghép nhận biết phân biệt màu vào trong các hoạt động tạo hình.

+ Ví dụ: Để tài Di màu bông hoa tặng mẹ. Tôi hướng dn trẻ cách cầm bút di màu đỏ cho bông hoa, màu xanh cho cành lá. Hỏi trẻ: Con đang lamg gì? Cánh hoa con di màu gì? Lá hoa con di màu gì?

4. Hoạt động âm nhạc:

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non, khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc, trang phục biểu diễn, tôi trang trí chúng bằng ba màu sắc cơ bản ( Xanh, đỏ, vàng) để trẻ thích thú với hoạt động âm nhạc.

+ Ví dụ: Tôi mời các bạn mặc trang phục vàng lên múa, hay yêu cầu trẻ có xắc xô màu đỏ lên hát. Tôi hỏi trẻ: Con cầm xắc xô màu gì? Con mặc váy màu gì?

5. Hoạt động chơi tập ngoài trời:

Giờ chơi ngoài trời ở trường mầm non là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ.Thay vì cứ bắt trẻ phải ngồi ngoan ở trong lớp thì tôi cho trẻ ra sân để hoạt động thường xuyên. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật, hiện tượng xẩy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát, gợi hỏi để trẻ nói lên màu sắc của sự vật, hiện tượng được nghe, nhìn thấy.

+ Ví dụ: Khi dạo chơi đến bên cây hoa dâm bụt, Tôi hỏi trẻ: cây hoa gì đây? đây là cái gì? Bông hoa dâm bụt này có màu gì ? Lá có màu gì?. Trẻ nhận biết màu sắc của cây và màu của bông hoa từ đó khác sâu hơn cho trẻ về kỹ năng nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng.

- Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, được thể hiện mình qua các vai chơi. Vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu sắc phù hợp với từng góc để trẻ chơi.Và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời.Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh, đỏ, vàng.

+ Ví dụ: Trẻ chơi ở góc Bế em: Tôi thường hỏi trẻ: Hôm nay con mặc áo màu gì cho em búp bê? Búp bê nằm gối màu gì? Con nấu món gì cho em búp bê? Cháo nấu với loại rau củ nào?Bí ngô có màu gì?

+ Ví dụ: Góc bé hoạt động với đồ vật: Trẻ xếp ngôi nhà. Tôi hỏi trẻ: Con đang xếp gì? Con dùng khối gì để xếp thân nhà? Khối vuông có màu gì? Con dùng khối gì để xếp mái nhà? Khối tam giác có màu gì?

6. Giờ ăn, ngủ:

Giờ ăn, giờ ngủ, tôi vui vẻ ân cần, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ. Tôi giới thiệu thức ăn và hỏi: hôm nay con được ăn gì? Rau dền màu gì? Rau cải có màu gì? Củ cà rốt màu gì? Trẻ nhắc lại tên, màu sắc các loại rau. Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay mà có ba màu trên thì tôi đều hỏi trẻ Con đang chơi đồ chơi gì? đồ chơi có màu gì để trẻ trả lời.

7. Hoạt động chiều:

Vào buổi chiều, tôi thường cho trẻ làm quen với bài mới, cung cấp một số kỹ năng thực hành cuộc sống, hay rèn một số nề nếp, kỹ năng cho trẻ hỏi trẻ. Việc củng cố sự nhận biết phân biệt màu cơ bản cũng được tôi đưa vào trong các hoạt động chiều.Tôi thường hỏi trẻ về những việc trẻ làm trong các hoạt động sáng: Con chơi trò chơi gì? Nặn được cái gì? Xếp được cái gì?Có màu gì?

Sau thời gian áp dụng thực hiện sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Cát Nê phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết phân biệt màu sắc đã thu được kết quả như sau:

* Đối với cô.

- Khi thực hiện đề tài, bản thân tôi được trau dồi những kiến thức một cách sâu sắc hơn.

- Có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.

- Được phụ huynh quý mến, tin tưởng, gần gũi và trao đổi cởi mở hơn.

- Tuyên truyền được chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tới toàn thể các bậc phụ huynh.

- Khi ấp dụng sáng kiến này trẻ có thể hoạt động ở mọi lúc mọi nơi mà không phải áp đặt trẻ ở bất cứ hình thức nào, có thể sử dụng tất cả các nguyên vật liệu phù hợp với ba màu sắc: Xanh, đỏ, vàng.

- Tiết kiệm hiệu quả kinh tế:

+ Sử dụng hiệu quả được các đồ dùng đồ chơi tự tạo do giáo viên sưu tầm vật liệu phế thải để làm.

+ Khi trẻ ở nhà phụ huynh có thể dạy trẻ nhận biết phân biệt màu theo biện pháp của cô giáo bằng các đồ dùng trong gia đình.

* Đối với trẻ.

Chất lượng các giờ học cũng như các hoạt động được nâng cao rõ rệt trẻ đã nhận biết, phân biệt các màu rất rõ ràng.Trẻ lớp tôi đã tăng khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc rõ rệt hơn tháng 9. Phần đa trẻ đã thích đi học và đến lớp đã nói chuyện với bạn, với cô giáo nhiều hơn, trẻ thích được nói chuyện cùng các cô và muốn chơi theo nhóm chứ không còn độc lập nữa. Biết giơ đồ chơi lên khoe với cô: Quả bóng màu đỏ, quả bóng màu xanh, kẹo mút màu xanh, Qua đó cho thấy việc dạy trẻ nhận biết -Phân biệt màu sắc áp dụng theo các biện pháp tôi đưa ra đã có hiệu quả :

* Sau đây là một số hình ảnh minh họa trong sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng

Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng

Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng

Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng

Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng

  • Chia sẻ:
  • Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng
  • Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng
  • Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng
  • |
  • Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực phát triển nhận thức mhaanj biết pjaan biệt màu đỏ màu vàng
    In bài viết