Sáng kiến kinh nghiệm dạy học dự án môn Ngữ văn

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo dự án tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

c phẩm có thể so sánh. Hướng dẫn, sửa chữa, góp ý bài làm của học sinh a. Giống nhau: - Lấy bối cảnh những năm 1945 – 1954 - Phản ánh số phận bi thảm đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động - Tố cáo xã hội thực dân phong kiến chà đạp, đẩy con người vào đau khổ. - Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc: trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng chính đáng của con người, có niềm tin vào sự đổi đời của con người. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình, tinh tế. b. Khác nhau: - “Vợ chồng A Phủ” tập trung phản ánh: + Số phận: người lao động bị áp bức, bóc lột + Vẻ đẹp: sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do. -“Vợ nhặt” tập trung phản ánh; + Số phận: rẻ rúng vì đói nghèo + Vẻ đẹp: Khát vọng sống, ước mơ hạnh phúc. &. VẬN DỤNG Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Nhóm văn học và trải nghiệm(Tổ chức phỏng vấn các bạn học sinh trong lớp) Các câu hỏi mà nhóm chuẩn bị: 1. Nếu là nhân vật Tràng trong nạn đói năm ấy, bạn có quyết định như Tràng là sẽ đưa Thị về làm vợ? 2. Nếu Bạn là nhân vật Thị, bạn có sẵn sàng theo Tràng về làm vợ không? 3. Nếu bạn là nhân vật Bà cụ Tứ, Bạn có chấp nhận người con dâu như Thị không? 4. Sau khi thực hiện các cuộc phỏng vấn, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn học và thực tiễn cuộc sống 5. Em thấy văn học mang lại những giá trị nào cho người đọc - Học sinh lên bảng thực hiện các cuộc phỏng vấn - Những học sinh được phỏng vấn trả lời các câu hỏi. - Nhóm phỏng vấn sau khi có các câu trả lời sẽ tổng kết ý và đưa ra nhận định về những giá trị nhân văn, nhân đạo mà tác phẩm đem lại cho người đọc. Văn học phản ánh chân thực đời sống. Tuy nhiên cũng có một vài chỗ có sự hư cấu sáng tạo do được nhìn từ lăng kính chủ quan của tác giả. Văn học mang lại nhiều giá trị cho bạn đọc: + Giá trị nhận thức sâu sắc về cuộc sống và con người + Giá trị giáo dục đem đến những bài học quý giá để giúp ta sông tốt hơn + Giá trị thẩm mĩ. &. HĐ TÌM TÒI, SÁNG TẠO Nhóm học văn với công nghệ thông tin (lập trang Face book báo cáo hoạt động của nhóm) - Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo hoạt động của trang Face book. - Học sinh báo cáo việc thực hiện lập trang, mời thành viên đăng bài, trả lời các câu hỏi để thấy được tiện ích của trang này - Giáo viên theo dõi quá trình báo cáo cũng như theo dõi hoạt động của trang để có những chỉnh sửa phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của trang. - Nhóm về tập hợp các sản phẩm của nhóm trong buổi báo cáo để đăng lên nhóm lưu giữ làm tài liệu - Các học sinh khác có thể sáng tác thơ, truyện, bài hát liên quan đến nội dung tác phẩm gửi nhóm kiểm duyệt và đăng bài. 4. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm Để có căn cứ kết luận chính xác về hiệu quả đề tài, sau khi sử dụng đề tài vào giáo án thực nghiệm, tôi tiến hành khảo sát trên 4 lớp, trong đó có 2 lớp thực nghiệm là 12 A2, 12 B và 2 lớp đối chứng 12A1 và 12 A3. Tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh sau tiết học Lớp Lớp dạy thực nghiệm Lớp Lớp đối chứng Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không thích Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không thích 12A2 15/42 35,7% 12/42 28,6% 10/42 23,8% 5/42 11,9% 12A1 6/42 14,3% 7/42 16,7% 14/42 33,3% 15/42 35,7% 12B 17/40 42,5% 13/40 32,5% 7/40 17,5% 3/40 7,5% 12A3 5/40 12,5% 10/40 25% 13/40 32,5% 12/40 30% Sau khi kết thúc bài học tôi cho học sinh làm bài kiểm tra nhanh (hình thức trắc nghiệm). Rồi thống kê và phân tích kết quả đạt được của học sinh lớp áp dụng đề tài và lớp đối chứng. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Bảng khảo sát kết quả học tập qua bài kiểm tra 15 phút Lớp Lớp dạy thực nghiệm Lớp Lớp dạy thực nghiệm Điểm 9 - 10 Điểm 7- 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5 Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5 12A2 15/42 33,3% 24/42 53,3% 4/42 8,9% 2/42 4,4% 12A1 6/42 13,3% 10/42 22,2% 19/42 42,2% 10/42 22,2% 12B 13/40 32,5% 21/40 52,5% 5/40 12,5% 1/40 2,5% 12A3 3/40 7,5% 12/40 30% 19/40 47,5% 6/40 15% Cuối cùng tôi tiến hành khảo sát với các giáo viên dự giờ (các tiết dạy học có áp dụng đề tài) thuộc cùng nhóm chuyên môn. Kết quả thu được ở bảng 3. Bảng 3: Bảng khảo sát ý kiến của giáo viên Dễ thực hiện và có hiệu quả Khó thực hiện và hiệu quả không cao Tiếp tục thực hiện và nhân rộng Không tiếp tục sử dụng Sử dụng có cải tiến 9/10 90% 1/10 10% 10/10 100% 0/10 0% 3/10 30% Qua phân tích kết quả khảo sát tôi nhận thấy: * Về phía học sinh Học sinh đã được giải tỏa áp lực tâm lý, giải tỏa áp lực giờ học văn học khô khan. Tiết học thực sự gây hứng thú, học tập tích cực, sôi nổi, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, thể hiện được năng khiếu của bản thân. Các em phát triển được ngôn ngữ, trau dồi diễn đạt, có kinh nghiệm diễn xuất. Đồng thời sẽ góp phần hình thành năng lực cho các em: Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, các kĩ năng xử lí vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin Với những lớp không áp dụng phương pháp của đề tài, sử dụng phương pháp truyền thông, giờ học uể oải, hiệu quả thấp. * Về phía giáo viên Phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN 1. Đóng góp của đề tài 1.1. Tính mới của đề tài Đề tài đã đưa ra được giải pháp dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân mang tính mới mẻ, sáng tạo. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong hai năm học vừa qua, mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức – kĩ năng về văn bản mà cả kiến thức liên môn, thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành hệ thống các phẩm chất, năng lực cần thiết. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ. 1.2. Tính khoa học Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. Giáo án thực nghiệm được trình bày theo hướng phát triển năng lực với các hoạt động cụ thể, rõ ràng đáp ứng yêu cầu đổi mới đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn bậc THPT hiện nay 1.3. Tính hiệu quả Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Hai năm qua tôi và các đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp dạy học này và hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt. Qua việc thiết kế, thực hiện thử nghiệm Phương pháp dạy học dự án tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân nhằm phát triển năng lực phẩm chất của học sinh, chúng tôi kết luận đây là một phương pháp dạy học hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng tự học và hiệu quả học tập văn xuôi hiện đại nói riêng và môn Ngữ văn nói chung của người học. Tự học là yêu cầu bắt buộc của thời đại, là hành trang mà bất cứ ai cũng phải chuẩn bị trong xã hội hiện đại. Trong khi đó công nghệ thông tin đã và đang giúp cho người học tiếp cận nhiều hơn với kho tri thức khổng lồ của nhân loại thông qua mạng internet ở mọi lúc, mọi nơi. Những lợi ích của việc dạy học theo phương pháp này là rất lớn đối với cả người học, người dạy và nhà trường. Về phía người học: Tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ học tập, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao. Về phía người dạy: Dạy học theo sự án tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng một đề tài mang tính hiệu quả cao và làm cho học sinh của mình thích thú, đam mê hơn với bộ môn Ngữ văn. Thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường. 2.Áp dụng 2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng Đề tài áp dụng cho dạy học văn bản Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12) Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT trên các đối tượng học sinh khác nhau từ trung bình đến khá giỏi. Sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. 2.2. Khả năng phát triển của đề tài Nhìn chung, khi ứng dụng đề tài này để dạy, giáo viên tiến hành một cách khá dễ dàng, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Về phía học sinh, đề tài có khả năng phát triển tư duy và hình thành một số kỹ năng, năng lực nhất định cho học sinh. Trong quá trình ứng dụng đề tài còn khơi gợi hứng thú, đam mê, tình yêu của các em học sinh với môn học, bài học. Đề tài có thể nhân rộng áp dụng cho dạy học các bài học có tính thực tiễn cao, các tác phẩm cùng thể loại truyện ngắn, các chủ đề văn học trong chương trình ngữ văn, hoạt động ngoại khóa Dạy học theo dựu án có thể tiến hành ở bất kỳ nội dung nào của chương trình Ngữ văn phổ thông vì vậy nên tiếp tục triển khai ở những nội dung khác. 3. Một số kiến nghị, đề xuất Dựa trên thực tiễn nghiên cứu tại địa bàn huyện tôi công tác, để có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau: 3.1. Với các cấp quản lí giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về đổi mới PPDH dưới hình thức các chuyên đề cụ thể cho GV của các trường THPT trên địa bàn tỉnh. 3.2. Đối với các trường trung học phổ thông Đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và học sinh ứng dụng các mô hình đổi mới PPDH một cách hiệu quả. Đầu tư tài liệu tham khảo ở thư viện. Và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động dạy – học của nhóm, tổ chuyên môn. 3.3. Đối với giáo viên Mỗi thầy, cô giáo cần tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để có kiến thức sâu rộng về bộ môn. Mặt khác, người dạy cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá bộ môn. Giáo viên không “ngại khó, ngại khổ” cần tạo sân chơi, hoạt động cho học sinh trong giờ học, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học. Và cuối cùng, cần dành thời gian cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực tự học của học sinh để đảm nhận được sự phản hồi tích cực. 3.4. Đối với học sinh HS có niềm say mê đối với văn chương; tích cực, chủ động đọc và soạn bài, tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan tới bài học đã được thầy cô giao nhiệm vụ từ cuối tiết học trước. HS cần có thói quen tìm hiểu về văn học qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy học dự án tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân” là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tác giả trong một thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới dạy học Ngữ văn. Tác giả rất mong muốn nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học lấy người học làm trung tâm, nguồn gốc, bản chất và đặc điểm – Tạp chí thông tin khoa học giáo dục 98/2003 2. Giá trị của truyện Ngắn Vợ nhặt - Tao Đàn, văn học nhà trường, góc nhìn tác phẩm 3. Đỗ Ngọc Thống - Dạy học phát triển năng lực Ngữ văn THPT - NXB đại học sư phạm 2020 4. Đỗ Ngọc Thống - Hướng dẫn dạy học môn ngữ văn THPT theo chương trình THPT mới- NXB đại học sư phạm 2020 5. Hoàng Anh Đức, Tô Thụy Diễm Quyên – Học tập qua dự án - NXB giáo dục 2015 6. Lê Thị Ba - Chuyên đề dạy học Ngữ Văn 12 Vợ nhặt (Kim Lân) - NXB giáo dục 7. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường - Quá trình dạy- tự học - NXB Giáo dục 2001. 8. Nguyễn Thanh Thuỷ - Hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên- Nhu cầu thiết yếu trong đào tạo ngành Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Nai,(2016). 9. Nguyễn Thị Phương Mai - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học đọc hiểu văn bản Vợ nhặt - Luận án tốt nghiệp Đại học 10. Thái Hà - Kim Lân - nhà văn của những phận người bé mọn - Tạp chí sông Hương 2017 11. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 12 (cơ bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Trần Đình Châu chủ biên - Đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với Bản đồ tư duy - NXB giáo dục, 2011 13. Thu Giang, Nguyễn Duy Cần – Tôi tự học - NXB trẻ 2012 PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: HOẠT ĐỘNG NHÓM I. Biên bản họp nhóm lần 1: Phân công nhiệm vụ 1. Thời gian, địa điểm, thành phần - Địa điểm:................................................................................................. - Thời gian: từ......giờ......đến .....giờ ..........Ngày.......tháng ..... năm ....... - Tên nhóm: ...; Số thành viên: .................... Lớp:... - Số thành viên có mặt............ Số thành viên vắng mặt.......... 2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3. Bảng phân công cụ thể STT Họ và tên Công việc được giao Thời hạn hoàn thành Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thư kí Nhóm trưởng II. Biên bản họp nhóm lần 2: Tổng kết, nhận xét, đánh giá các thành viên PHIẾU ĐÁNH GIÁ 1. Thời gian, địa điểm, thành phần - Địa điểm:................................................................................................. - Thời gian: từ......giờ......đến .....giờ ..........Ngày.......tháng ..... năm ....... - Tên nhóm: ...; Số thành viên: .................... Lớp:... - Số thành viên có mặt............ Số thành viên vắng mặt.......... 2. Thang điểm đánh giá 2 điểm = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 1,5 điểm = Khá 1 điểm = Trung bình 0,5 điểm = Yếu so với các thành viên khác trong nhóm 0 điểm = Không giúp ích gì cho nhóm Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí: 2 điểm. Tổng điểm tối đa: 10 điểm 3. Kết quả đánh giá cụ thể Thành viên Nhiệt tình trách nhiệm Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe Đưa ra ý kiến có giá trị Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm Hiệu quả công việc Tổng điểm Nguyễn Văn Quân Thư kí Nhóm trưởng PHỤ LỤC 2: SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 1. SẢN PHẨM CỦA NHÓM HỌC VĂN TỪ TƯ LIỆU VĂN HỌC VÀ LỊCH SỬ (Hình ảnh được các em sưu tầm, tổng hợp và chuyển sang file Power Poil) 2. SẢN PHẨM CỦA NHÓM HỘI HỌA (Các bức tranh do các em vẽ lên giấy A4 để tóm tắt tác phẩm). (Những bức tranh do các em vẽ để tóm tắt tác phẩm đã được chuyển thành file Power Poil) 3. SẢN PHẨM NHÓM HỌC VĂN BẰNG HÌNH THỨC SÂN KHẤU HÓA KỊCH BẢN Tràng: - U đã về đấy ạ! (Hắn lật đật chạy ra đón) - Hôm nay sao U về muộn thế ! Làm tôi đợi nóng cả ruột. Bà cụ Tứ (nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng và hỏi) - Có việc gì thế này? Tràng: Thì U cứ hãy vào trong nhà đã nào. Bà cụ Tứ (Đến giữa sân bà sững lại, bà càng ngạc nhiên hơn) - Quái, sao lại có người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế này) Thị: Con chào U ạ! Bà cụ Tứ: Sao lại chào mình bằng U nhỉ? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ. Tràng (cười tươi): Kìa nhà tôi nó chào U. Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy U ạ. Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với nhau chẳng qua nó cũng là cái số cả. Bà cụ Tứ (vừa mừng vừa thương) - Thôi, thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, U cũng mừng long. Tràng (Thở phào nhẽ nhóm, hắn bước từng bước dài ra sân). Bà cụ Tứ: (nói với Thị) Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo ban nhau làm ăn, rồi may ra ông trời thương cho. Biết thế nào hả con. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. - Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. - Kể ra có làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chả ai người ta chấp nhặt. Chỉ cái lúc này cốt làm sao chúng mày hòa thuận là U mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này, U thương quá. Sáng hôm sau: Tràng: Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều dược quét tước sạch sẽ, gọn gàng. Ấy, vợ mới có khác. Bà cụ Tứ: Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn. Thị: Vâng ạ (lẳng lặng bưng cơm ra mọi người cùng ăn). Bà cụ Tứ: Chúng mày đợi U chút nhá. Tao có cái này hay lắm cơ (Bà lật đật chạy xuống bếp) - Chè đây, chè khoán đây ngon đáo để cơ. (Ngoài đình vang lên tiếng trống). Thị: Trống gì đấy U nhỉ? Bà cụ Tứ: trống thuế. Thị: Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à. Ở miền trên người ta không đóng thuế nữa. Tràng: Có Việt Minh phải không? Thị: Ừ, sao nhà biết? (Trong đầu Tràng hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới bỗng xuất hiện). Một số bức ảnh chụp cắt ra từ đoạn phim của các em 4. SẢN PHẨM CỦA NHÓM SƠ ĐỒ TƯ DUY 5. SẢN PHẨM CỦA NHÓM ĐỌC – HIỂU, THUYẾT TRÌNH 1.Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” - Vợ nhặt: vợ kiếm được, nhặt được một cách tình cờ, ngẫu nhiên. - Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác. ð Sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, niềm tin hướng tới cuộc sống tươi sáng hơn của con người trong cảnh khốn cùng. 2. Người vợ nhặt - Thân phận: Là cô gái không tên (thị, người đàn bà, vợ nhặt), không gia đình, bị cái đói đẩy ra lề đường Òsố phận nhỏ nhoi, đáng thương. - Ngoại hình: áo quần tả tơ như tổ đĩa, gầy sọp đi, trên khôn mặt lưỡi cày xám xịt... -> gầy đói, thảm hại Thị là nạn nhân của nạn đói. Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng (gợi ý để được ăn), “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”. Cái đói đã biến chị thành người vợ nhặt - Là người phụ nữ có tư cách: + E thẹn, ngượng ngùng khi theo Tràng về nhà. + Khép nép, lo âu khi ra mắt mẹ chồng. - Là người vợ hiền hậu, biết lo toan, vun vén cho gia đình. - Chị là người thắp lên niềm tin và hi vọng cho mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Việt Minh đã cùng với nhân dân phá kho thóc Nhật chia cho người đói. ð Dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn luôn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc. 4. Bà cụ Tứ. * Ngoại hình, gia cảnh: Một bà mẹ nghèo, già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác. * Diễn biến tâm trạng: - Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con, “bà lão phấp phỏng”. - Khi thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”. - Khi đã hiểu rõ sự việc, nhiều cảm xúc đan xen trong lòng người mẹ nghèo: Buồn tủi, lo lắng, vui mừng, thương xót + Động viên con tin tưởng vào một tương lai tươi sáng: è Hình ảnh một người mẹ già có tấm lòng nhân hậu, bao dung, có tình mẫu tử cao cả, tiêu biểu cho những phẩm chất của người mẹ nghèo Việt Nam. 6. SẢN PHẨM CỦA NHÓM VĂN HỌC VỚI TRẢI NGHIỆM ĐỜI SỐNG Các câu hỏi mà nhóm đã đặt ra thể hiện mối quan hệ giữa tác phẩm và thực tế cuộc sống. Nếu là nhân vật Tràng trong nạn đói năm ấy, bạn có quyết định như Tràng là sẽ đưa Thị về làm vợ? Nếu Bạn là nhân vật Thị, bạn có sẵn sàng theo Tràng về làm vợ không? Nếu bạn là nhân vật Bà cụ Tứ, Bạn có chấp nhận người con dâu như Thị không? Sau khi thực hiện các cuộc phỏng vấn, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn học và thực tiễn cuộc sống Theo bạn,văn học mang lại những giá trị nào cho người đọc? 7. SẢN PHẨM CỦA NHÓM HỌC VĂN VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIẾT HỌC VỢ NHẶT – KIM LÂN MỤC LỤC