Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn giám sát

Trách nhiệm của Tư vấn, giám sát thi công là gì?
- Quan hệ CĐT và TVGS là quan hệ Hợp đồng;
- TVGS phải thực hiện công việc của mình trong hợp đồng đã ký với CĐT;
- Quyến hạn và trách nhiệm của TVGS theo Quy định của nhà nước [cụ thể với các công trình giao thông là QĐ22/2008/QĐ-BGTVT ban hành quy chế TVGS];
- Quyền hạn và trách nhiệm của CĐT cũng theo quy định của Nhà nước nhưng mình với vai trò CĐT sẽ yêu cầu TVGS phải thực hiện theo đúng HĐ đã ký với CĐT.
Các điều QUy định của QĐ22/2008/QĐ-BGTVT:
Điều 5. Quyền hạn của tổ chức tư vấn giám sát 
1. Nghiệm thu khối lượng công trình đã thi công đảm bảo chất lượng, theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các quy trình, quy phạm hiện hành.
2. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng.
3. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.
4. Đề xuất với chủ đầu tư về những điểm bất hợp lý cần thay đổi hoặc điều chỉnh [nếu có] đối với bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu và các vấn đề khác theo quy định hiện hành.
5. Đình chỉ việc sử dụng vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng vận chuyển đến công trường và yêu cầu mang ra khỏi công trường.
6. Đình chỉ thi công khi: phát hiện nhà thầu bố trí nhân lực, các vật liệu, thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hợp đồng đã ký hoặc hồ sơ trúng thầu được duyệt; phát hiện nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt; biện pháp thi công gây ảnh hưởng tới công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.
7. Kỹ sư tư vấn giám sát được trang bị những thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng các phần việc thi công của nhà thầu theo đặc thù của từng dự án.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát 
1. Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về những công việc thực hiện của tổ chức mình theo hợp đồng đã ký kết.
2. Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo quy định của pháp luật. Bố trí người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát và đủ điều kiện năng lực để thực hiện giám sát. Không mượn danh nghĩa của tổ chức tư vấn giám sát khác để tham gia lựa chọn và ký hợp đồng thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Từ chối nghiệm thu khi nhà thầu thi công không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu bất hợp lý khác của các bên có liên quan.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
5. Không được thông đồng với nhà thầu, chủ đầu tư và có các hành vi khác làm sai lệch kết quả giám sát hoặc nghiệm thu không đúng khối lượng thực hiện.
6. Khi phát hiện nhà thầu có vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công về chất lượng và các quy định tại khoản 6, Điều 5 của Quy chế này, phải yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư hoặc khắc phục hậu quả. Sau khi đình chỉ thi công, phải thông báo ngay cho chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư xem xét quyết định.
7. Bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
Điều 7. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư 
1. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng. Tổ chức tư vấn giám sát phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng đã ký và pháp luật hiện hành, đảm bảo trung thực, khách quan, không vụ lợi và tư vấn để chủ đầu tư không đưa ra những yêu cầu bất hợp lý. Chủ đầu tư không được tự ý thay đổi phạm vi ủy quyền hoặc có những can thiệp làm ảnh hưởng đến tính trung thực khách quan, không vụ lợi của tổ chức tư vấn giám sát.
2. Hợp đồng tư vấn giám sát giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát phải thể hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên. Phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát phải được ghi rõ trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phù hợp với nội dung ủy quyền trong hợp đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư và phù hợp với các quy định hiện hành.

---------------------------------------------------------------------000--------------------------------------------------------

CTY. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG TẤN MẠNH

- 13, TA 32, Thới An, Q12. TP.HCM

- Email:

- Hotline: 0918219976 Mr. TÍN  - Website: //tanmanh.com

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/05/2015 cụ thể như sau:

Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có các quyền sau đây: a] Thực hiện tư vấn các công việc quản lý chi phí phù hợp với điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; b] Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công việc tư vấn quản lý chi phí; c] Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết; d] Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí theo hợp đồng đã ký kết; được thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; đ] Các quyền khác theo quy định hợp đồng tư vấn quản lý chi phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

a] Thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí theo hợp đồng đã ký kết; b] Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thực hiện tư vấn quản lý chi phí và bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ đầu tư [nếu có] theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan; c] Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lý chi phí do mình thực hiện khi chưa được phép của chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền;

d] Các nghĩa vụ khác theo quy định hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong các bước thuộc trình tự quản lý thi công xây dựng công trình. Trong quá trình giám sát thì công xây dựng công trình, chủ đầu tư, nhà thầu có các quyền và nghĩa vụ gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Khái quát về việc giám sát thi công xây dựng công trình 

Khoản 38, Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 [sau đây gọi tắt là  là Luật Xây dựng năm 2014] quy định: 

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

28. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng."

Từ quy định trên, có thể hiểu giám sát thi công xây dựng công trình là việc theo dõi, quan sát quá trình thi công xây dựng bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình 

Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. 

Trong việc giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 121, Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau:

a. Quyền của chủ đầu tư 

Khi thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có các quyền sau:

+ Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

+ Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

+ Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

b. Nghĩa vụ của chủ đầu tư 

Chủ đầu tư có các nghĩa vụ khi thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình, cụ thể gồm:

+ Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

Điều kiện năng lực của các tổ chức tư vấn giám sát được pháp luật hiện hành quy định cụ thể tại Điều 155, Luật Xây dựng năm 2014, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.

+ Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

+ Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 

Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng [sau đây gọi là nhà thầu] là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình là nhà thầu có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công công trình quy định tại Điều 155, Luật Xây dựng năm 2014.

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 122, Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau: 

a. Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:

+ Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;

+ Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;

+ Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

+ Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;

+ Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

b. Nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 

Trong quá trình giám sát thi công xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;

+ Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;

+ Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

+ Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;

+ Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;

+ Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề