Quảng trạch tôn vương là ai

Đồng hành cùng với đoàn là Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thời giám đốc Trung tâm GDTX Tp Sa Đéc, ông Lê Thành Thuận hội viên hội Khoa học - Lịch sử tỉnh Đồng Tháp, cùng các đoàn viên của chi đoàn Bệnh Viện Đa Khoa Sa Đéc và các thầy cô giáo tổ Sử- Địa của trường THCS Võ Thị Sáu.

Điểm đến đầu tiên của đoàn tham quan là “Bia tưởng niện Chi đội Trần Phú” – một địa chỉ đỏ rất nổi tiếng tại trung tâm thành phố. Sau cách mạng tháng 8/1945, một số đồng chí yêu nước tại các tỉnh Đông nam của Thái Lan đã thành lập chi đội Trần Phú để về Việt Nam làm nhiệm vụ cách mạng. Khi về đến Tây Ninh, chi đội đã đổi tên là chi đội hải ngoại 4 rồi hành quân về địa bàn Sa Đéc. Ở đây các đồng chí trong chi đội rất được người dân yêu mến ủng hộ và đó cũng là bước đệm sau này để chi đội tiến lên thành trung đoàn 109. Tuy nhiên trong quá trình công tác tại địa bàn Sa Đéc chi đội đã hy sinh trên dưới 300 người. Với mục đích thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” đảng bộ và chính quyền Sa Đéc đã xây dựng bia tưởng niệm chi đội Trần Phú. Nhân ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã công nhận bia tưởng niệm chi đội Trần Phú là di tích lịch sử cấp tỉnh với loại hình di tích lưu niệm sự kiện. Đến với bia tưởng niệm Trần Phú các em học viên cùng các đồng chí thanh niên rất bồi hồi xúc động trước những tấm gương hy sinh cao cả của các anh hùng đi trước đã đổ biết bao xương máu để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua đó, mỗi cán bộ, giáo viên và học viên đã hứa trước tượng đài chiến sĩ là sẽ cố gắng học tập và công tác thật tốt để góp phần xây dựng quê hương Sa Đéc ngày thêm giàu mạnh.  

Đoàn tham quan chụp hình trước bia tưởng niệm Chi đội Trần Phú [P2, TP Sa Đéc]

Với niềm xúc động ấy, đoàn vào viếng chùa Kiến An Cung [còn gọi là chùa ông Quách]. Vào năm 1924, thương gia Huỳnh Cẩm Thuận cùng với bà con người hoa gốc Phúc Kiến đã chung tay đóng góp xây dựng chùa Kiến An Cung vừa để thờ phượng thần linh vừa làm hội quán để giúp đở nhau khi sinh sống làm ăn tại tỉnh lỵ Sa đéc. Chùa có kiến trúc rất đẹp, phần trên nóc tổng cộng có 5 mái lợp ngói âm dương uốn cong như mái của chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi. Phía trên mái còn có mô hình các cung điện nhỏ tượng trưng cho sự vượt khó cần mẫn của con người và đó cũng là đặc trưng của kiến trúc xây dựng chùa miếu của người Phúc Kiến. Bên trong chùa nơi gian chính là điện thờ đức Quách Thánh Vương Công còn gọi là Bảo An Quảng Trạch Tôn Vương vị thần linh rất được người Phúc Kiến tôn sùng. Ở giữa chùa còn có khoảng trống gọi là thiên tĩnh [giếng trời] để giúp thoáng khí giảm bớt khói nhang và đón các luồng gió mát vào chùa. Nét đặc trưng của kiến trúc chùa là các hoành phi, câu đối cùng những bao lam được chính bàn tay khéo léo của người thợ đến từ Phúc Kiến trạm trỗ sơn son thếp vàng hết sức tinh tế và sắc sảo. Đoàn đến viếng chùa được ban trị sự tiếp đãi rất nồng hậu, Bí thư của 2 chi đoàn đã đại diện đoàn treo một vòng nhang khoanh lớn để cầu cho mọi người mọi nhà được bình an và đồng thời cùng cầu cho đại dịch Covid-19 mau chóng qua đi.

Bao lam, câu đối ở chùa Kiến An Cung được trạm trổ hết sức tinh vi và sắc sảo.

Điểm kế tiếp của chương trình là phần tìm hiểu nhân vật lịch sử địa phương. Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhằm cảm tạ những bậc tiền nhân đã có công giúp vua Gia Long trong buổi đầu bình định đất Nam bộ và thống nhất đất nước từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau như ngày nay. Đoàn về nguồn đã tìm đến Lăng mộ của đức Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhơn – một người con ưu tú văn võ toàn tài của đất Sa Đéc. Ông Nguyễn Văn Nhơn [1753 - 1820] sinh ra và lớn lên tại làng Tân Đông nay là xã Tân Khánh Đông Tp Sa Đéc. Năm 20 tuổi ông theo Nguyễn Ánh tạo dựng binh nghiệp và sau khi lên ngôi vua Gia Long đã phong cho ông tước Nhơn Quận Công và được bổ nhiệm làm Tổng Trấn đầu tiên của thành Gia Định. Đến năm 1819, ông tiếp tục được vua bổ nhiệm làm Tổng Trấn Gia Định thành lần thứ 2. Đến đời vua Minh Mạng, ông được triệu về kinh đô làm Tổng tài Quốc Sử Quán triền Nguyễn đến khi qua đời.

Đức Nhơn Quận Công là một người hiếu học. Tuy theo nghiệp võ và sinh ra nhằm thời loạn lạc không được ăn học nhiều nhưng sau này dù ở tuổi ngoài bốn mươi ông vẫn còn mời thầy về nhà dạy chữ. Ông đọc sách thêm khi rảnh việc quan, và thường xuyên trao dồi chữ nghĩa. Ông xứng đáng được gọi là người văn võ toàn tài của đất Gia Định xưa. Lăng mộ của ông hiện nay nằm giữa ruộng hoa bốn mùa khoe sắc và khoác lên mình chiếc áo cổ kính trang nghiêm. Hằng năm đến dịp thanh minh, người dân trong vùng đều cúng bái lăng ông rất trang trọng. Nhân dịp viếng lăng, mọi người trong đoàn đã đều tề tựu trước án tiền để thắp nén hương thơm thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với ông- một bậc tiền nhân có công lao lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất Nam bộ trong buổi đầu từ thời vua Gia Long, cũng như rất trân quý và nguyện noi gương hiếu học của ông.

Điện thờ nơi lăng mộ của đức Kinh Môn Quận Công Nguyễn Văn Nhơn. [xã Tân Khánh Đông, Tp Sa Đéc]

Gần bên lăng ông là quán cà phê “Xưa và Nay”, nơi sưu tầm và trưng bày các cổ vật, sản phẩm ở đây chủ yếu là những món đồ bình dân của ông bà ta ngày xưa đã sử dụng như: các loại bình hoa, chậu sành, chén dĩa, cối xoay,…. Đoàn đã đến quán để giải khát và tham quan các món đồ cổ, đồng thời trao đổi với nhau về những kinh nghiệm trong học tập và trong công việc … nhằm tạo sự gắn bó giữa các chi đoàn thanh niên trên địa bàn TP Sa Đéc với nhau.

Rời quán, đoàn đến với Đình Tân Khánh, nơi nổi tiếng là linh thiêng bậc nhất ở xã Tân Khánh Đông. Đình có lịch sử lâu đời hơn trăm năm. Trong đình có ba gian: phía ngoài là tượng chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, ở giữa là linh vị của quan đại thần đức Khâm sai Chưởng cơ Nguyễn Văn Thống và trong cùng là nơi thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh của làng Tân Khánh xưa. Ngoài gian thờ chính hai bên tả hữu còn thờ các vị anh hùng liệt sĩ trận vong. Phía sau đình là mộ của đức chưởng cơ Thống. Ngôi mộ xây dựng theo kiểu ngưu miên [trâu nằm] được người dân hương khói rất trang nghiêm. Hai bên còn có những hàng cây tỏa bóng mát giữa trưa hè. Sau khi cúng bái và nghe tiểu sử của đức quan lớn Thống, mọi người đã được Ban Tế tự đình mời dùng trà và nghe các cụ kể chuyện đời xưa rất thú vị…

Tóm lại, Sa Đéc là vùng đất có lịch sử lâu đời nên những dấu ấn của các bậc tiền nhân còn lưu lại nơi đây cũng không phải là ít. Đình chùa, nhà cổ rất nhiều, nhưng đặc biệt đáng trân trọng hơn cả là chính những người con của đất Sa Đéc đã làm rạng danh cho quê hương xứ sở này. Đó chính là đức Nhơn Quận Công, đức chưởng cơ Thống, Chi đội Trần Phú, …. Thế hệ thanh niên chúng tôi đã tràn đầy xúc động và tự hào khi được đích thân đi đến thăm viếng và tìm lại dấu tích của các bậc tiền nhân./.

Một số hình ảnh của đoàn tham quan:

Đoàn TN Trung Tâm GDTX Sa Đéc chụp hình lưu niệm trước chùa Kiến An Cung

Giao lưu trò chuyện với Đoàn TN Phường 2- TP Sa Đéc tại quán Xưa và Nay

Đình Tân Khánh [xã Tân Khánh Đông- TP Sa Đéc]

Tặng quà lưu niệm cho các khách mời, các chi đoàn bạn trước khi kết thúc chương trình.​​​​​​​

Kiến An Cung ở Sa Đéc

Cúc Tần

Kiến An Cung ở Sa Đéc, dân địa phương thường gọi là chùa Ông Quách.

[TBKTSG Online] – Nằm giữa thị xã Sa Đéc [Đồng Tháp], Kiến An Cung được những người Phước Kiến xây dựng từ hàng trăm năm nay. Những dòng người Phước Kiến [Trung Hoa] sang định cư tại đây, phần lớn là di thần nhà Minh bỏ xứ tha hương từ thế kỷ XVIII do không thần phục triều Mãn Thanh.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Phước Kiến là một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa và Khmer sống chan hòa bao đời nay; nhưng họ luôn giữ được bản sắc văn hóa, tâm linh suốt nhiều thế hệ sinh sôi, trưởng thành trên đất khách. Kiến An Cung là một minh chứng về năm hóa tâm linh của họ.

Kiến An Cung là tên chữ, tên dân gian thường gọi là chùa Ông Quách. Theo tư liệu, Kiến An Cung do một người Hoa có tên Huỳnh Thuận vận động bà con người Phước Kiến ở Sa Đéc đóng góp tiền bạc xây dựng, từ năm 1924 đến năm 1927 thì hoàn thành. Việc xây công trình này nhằm hai mục đích. Thứ nhất là đáp ứng và duy trì tín ngưỡng truyền thống của dân tộc họ; thứ hai là họ có một nơi để hội họp, bàn bạc, liên kết, hỗ trợ nhau trong cuộc sống nơi đất mới Sa Đéc.

Không giống như người Tiều [Triều Châu] thờ Ông Bổn [Bổn Đầu Công Trịnh Hòa, một viên quan nhỏ đời Minh, thế kỷ 15, có công tổ chức đưa người Trung Hoa vượt biển di dân] hay người Quảng Đông thờ Quan Đế Thánh Quân [Quan Công]; Kiến An Cung của người Phước Kiến thờ Ông Quách và nhiều vị thần khác. Ông Quách là cách gọi gần gũi ngài Quách Thành Vương Công, tức là thần Bảo An Quản Trạch Tôn Vương thời Ngũ Đại hậu Tấn bên Trung Hoa. Ông Quách người gốc huyện An Khê, tỉnh Phước Kiến, là một người có ý chí nghị lực, chăm sóc mẹ già một cách hiếu đễ, luôn giúp đỡ người ngay, có nhiều công lao trong việc nước nên được vua Trung Hoa thời đó phong Ứng Linh Uy Hầu, rồi Quản Trạch Tôn Vương.

Kiến An Cung – cũng như nhiều ngôi đền khác của người Hoa tại Việt Nam thường được gọi là chùa Tàu – là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có giá trị lịch sử. Nét văn hóa đậm chất Trung Hoa, chất Á Đông được thể hiện hầu như toàn thể công trình. Kiến An Cung quay mặt ra rạch Cái Sơn, xây dựng theo hình chữ “Công”, uy nghi, bề thế với 3 gian. Toàn bộ công trình không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng. Mái lợp ngói dợn sóng rồng, làm nền cho những ngọn sóng vút lên cao, tạo thành mái ngói theo chữ “ngũ hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ đặt tượng các vị tiên, phật, thánh thần. Mái chùa được lợp 3 tầng, bên trên là ngói âm dương, đầu mái là ngói lưu ly hình ống: giữa là gạch, dưới cùng là ngói. Như các ngôi chùa Tàu khác ở Việt Nam, trên giữa nóc mái Kiến An Cung có tượng lưỡng long tranh châu.

Kỳ lân bằng đá xanh. Ảnh: Cúc Tần

Trước cửa chính Kiến An Cung có tượng đá xanh hai con kỳ lân to lớn, điêu khắc mỹ thuật. Cũng như các ngôi chùa Tàu khác, hai bên tường cửa cái Kiến An Cung cũng có vẽ hình hai ông Thiện, ông Ác trấn giữ. Ngay cửa cái còn có các bức tranh vẽ theo lối thủy mặc, với những bông hoa uyển chuyển, mềm mại, lại có cảnh sinh hoạt của vua chúa cùng các quan viên Trung Hoa xưa.

Ta còn có dịp thưởng ngoạn những nét vẽ tài hoa của những “họa sĩ chân đất” năm xưa qua những bức họa trên hai bên vách tường bên ngoài chánh điện. Đó là những hình vẽ kể lại các truyện tích Tàu trích từ các truyện Phong Thần, Tây Du Ký, Tam Quốc… Các bức tranh nầy còn nhằm giáo dục con người về lánh dữ làm lành… Bên trên những bức tranh tường, theo đường gờ gắn kiếng, trang trí cây cối, chim, thú cùng tượng người ghép bằng sành tạo thành những bức tranh nằm sinh động.

Bước qua ngạch cửa bằng đá xanh, bên trong chánh điện là thiên tỉnh [giếng trời]. Đây là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khách thập phương viếng chùa đông.

Một khoảng không gian lộ thiên ngay sau chánh điện [thiên tỉnh] giúp cho khói nhang thoát ra ngoài và có ánh sáng vào bên trong chùa.

Hai bên phải và trái thiên tỉnh là 12 chiếc cột tròn lớn chống đỡ mái chùa. Chiếc cột nào cũng được chạm trổ tinh xảo, mặt trước ốp liễn đối Hán ngữ. Cùng với cột là những hoành phi, võng lọng chạm khắc mỹ thuật. Chùa càng thêm vẻ uy nghiêm hơn với bộ binh khí cổ, nhất là gian giữa thờ Quản Trạch Tôn Vương lúc nào khói hương cũng nghi ngút. Gian hai bên, một gian thờ Thanh Thủy đại sư, một gian thờ Bảo Sanh đại đế. Dù không thờ Quan Thánh đế quân là chính, nhưng Kiến An Cung cũng dành một gian thờ kính vị thần biểu tượng của danh dự, sự dũng cảm, lòng công minh, chính trực, chung thủy…

Đến Kiến An Cung, du khách có dịp trầm trồ, thán phục những tuyệt tác điêu khắc gỗ. Đó là những bao lam trải dài bên dưới trần chùa, nối liền các cây cột. Tất cả đều do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian Trung Hoa sang thực hiện. Họ cũng dùng vật liệu quan trọng như đá xanh làm ngạch cửa, lư hương… từ cố quốc đưa sang. Thật kỳ công và tốn kém!

Ngoài văn hóa vật thể, Kiến An Cung còn có văn hóa phi vật thể. Hằng năm, chùa thực hiện hai kỳ cúng tế quan trọng. Ngày 22 tháng 2 [âm lịch] là ngày vía sinh nhật của Quảng Trạch Tôn Vương.  Ngày 22 tháng 8 [âm lịch] là ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương thành đạo. Trong hai ngày lễ vía nầy, Kiến An Cung thu hút rất nhiều khách khắp nơi đến chiêm bái. Tất cả tạo thành một không khí lễ hội tưng bừng nhưng không kém phần tôn nghiêm.

Video liên quan

Chủ Đề