Quan hệ công chúng Văn Lang điểm chuẩn

Nếu bạn là một người năng động, luôn muốn lan toả những điều tích cực đến cho mọi người thì quan hệ công chúng là một ngành học phù hợp với bạn. Vậy ngành Quan hệ công chúng học trường nào? Đây là một câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12 quan tâm. Khi PR & Marketing lên ngôi và trở thành ngành nghề “hot trend” tại Việt Nam, nhiều người bắt đầu tìm hiểu xem trường nào đào tạo ngành Quan hệ công chúng này tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành quan hệ công chúng học trường nào và chỉ ra những tố chất, năng lực cần có của một người làm PR. Cùng đón đọc nhé!

Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là một quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ. Người làm Quan hệ công chúng sẽ phải giúp một doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo dựng uy tín tích cực với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông tự nhiên (không phải earn media hay paid media), bao gồm các kênh truyền thông truyền thống, mạng xã hội và gặp mặt trực tiếp. Họ cũng giúp khách hàng bảo vệ danh tiếng nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng đe dọa đến uy tín của họ.

Quan hệ công chúng Văn Lang điểm chuẩn

Quan hệ công chúng là gì? Ngành quan hệ công chúng học trường nào? (Nguồn: Marketing-vn)

Chuyên gia PR làm việc với một tổ chức, công ty, chính phủ hoặc cá nhân để xây dựng một câu chuyện mô tả danh tiếng, ý tưởng, sản phẩm, vị trí hoặc thành tích của khách hàng đó theo một cách tích cực. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, bạn có thể coi các chuyên gia PR như những người kể chuyện. Không giống như các nhà quảng cáo, những người kể câu chuyện đó thông qua các phương pháp trả tiền, các chuyên gia PR kể câu chuyện của họ thông qua các phương tiện tự nhiên.

Ngoài việc xây dựng danh tiếng đáng tin cậy, các chuyên gia PR cũng giúp công chúng biết được những thông tin liên quan về thương hiệu.

Quan hệ công chúng cũng mở rộng đến chính phủ. Các chuyên gia PR có thể thực hiện các chiến dịch chính trị hoặc có trách nhiệm giải thích chính sách mới của chính phủ cho công chúng. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy cách các chuyên gia PR làm việc để duy trì mối quan hệ lành mạnh và hiệu quả giữa khách hàng của họ (chính phủ) và công chúng, những người có quyền được nghe về các chính sách mới.

Ngành Marketing học trường nào

Hiện nay, số trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng tại Việt Nam chưa quá nhiều nhưng cũng nhờ thế mà các học sinh có thể phân biệt được ngành quan hệ công chúng học trường nào ở Hà Nội và TP.HCM tốt nhất. MarketingAI xin phép liệt kê ra các trường đào tạo ngành quan hệ công chúng tốt nhất hiện nay:

Có 6 trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng ở Hà Nội, bao gồm:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Đại Nam

Có 2 trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng ở TP.HCM, bao gồm:

  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM

Quan hệ công chúng là một lĩnh vực tuyệt vời để học tập vì nó quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và tổ chức. Các kỹ năng bạn học được trong lĩnh vực này như viết, nói, nghiên cứu và thiết lập các mối quan hệ đều rất quan trọng đối với bất kỳ công việc nào, vì vậy bạn sẽ vận dụng tốt những kỹ năng đó trong thế giới thực.

Quan hệ công chúng Văn Lang điểm chuẩn
Có nên học quan hệ công chúng? Ngành quan hệ công chúng học trường nào uy tín (Nguồn: Search Engine Journal)

Cụ thể, có những kỹ năng mà bạn sẽ được đào tạo khi học ngành quan hệ công chúng như sau:

  • Nghiên cứu và phân tích: Nghiên cứu thông tin một cách nhanh chóng từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích và sử dụng nó (ví dụ: để thiết kế một chiến dịch) là điển hình của một sinh viên ngành PR. Nếu bạn chọn học ngành quan hệ công chúng, bạn sẽ được thực hành rất nhiều để trau dồi kỹ năng này trong các bài tập, dự án trực tiếp,…
  • Trình bày ý tưởng: Ngắn gọn và súc tích trong những gì bạn nói hoặc viết là trọng tâm của ngành quan hệ công chúng. Khi học trong ngành này, bạn có thể sẽ phải trình bày cùng một ý tưởng dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng infographic hoặc một bài báo, như một bài thuyết trình 30 phút hoặc trong một cuộc gọi điện thoại 3 phút. Tình huống sẽ khác nhau nhưng theo thời gian, bạn sẽ học được cách sử dụng nó một cách tối đa.
  • Thuyết trình và nói trước đám đông: Khi học trong ngành này, bạn có thể sẽ phải làm một số bài tập và dự án trong đó phải yêu cầu phải trình bày các ý tưởng trước một nhóm hoặc cả lớp. Điều này sẽ giúp bạn trở nên tự tin và thoải mái hơn khi nói trước đám đông, phần lớn là về thực hành, và sẽ có rất nhiều điều trong khi học PR.
  • Hiểu hơn về tâm lý con người: PR là liên quan đến việc cố gắng hiểu mọi người nói gì và làm gì, điều gì thúc đẩy và truyền cảm hứng tới họ cũng như cách làm việc cùng với họ. Sau khi tìm hiểu về ngành, bạn sẽ có thêm góc nhìn thứ hai về cách mọi người phản ứng với thương hiệu, sự kiện và tình huống, nhưng cũng là góc nhìn trực tiếp về sự tương tác và kinh nghiệm làm việc nhóm mà bạn sẽ có với bạn cùng khóa.
  • Trở nên sáng tạo hơn: Là một sinh viên PR không có nghĩa là bạn PHẢI sáng tạo, nhưng sự sáng tạo sẽ tuôn trào trong quá trình học PR, vì nó được áp dụng trong việc lên ý tưởng. Các chiến dịch PR thành công được xây dựng dựa trên những ý tưởng độc đáo và khi bạn đọc và tìm hiểu về các chiến dịch PR, bạn sẽ thấy được sự sáng tạo đang được áp dụng và có thể tự mình tiếp thu.

Ngoài ra, một lợi thế không nhỏ khác đó là có rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực quan hệ công chúng trải dài từ các tổ chức phi lợi nhuận đến các công ty PR cho đến các doanh nghiệp có năng lực cao. Nếu bạn thích một môi trường có nhịp độ nhanh, thú vị, nơi mỗi ngày sẽ là một thử thách, thì bạn nên học ngành Quan hệ công chúng.

Ngành Quan hệ công chúng đào tạo rất nhiều kỹ năng, chính vì thế nó cũng tuyển sinh viên ở nhiều khối ngành khác nhau. Sau khi đã biết được ngành quan hệ công chúng học trường nào tốt nhất thì đây là những khối thi mà ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C12 (Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử)
  • C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

Ngoài câu hỏi ngành quan hệ công chúng học trường nào và thi khối gì thì câu hỏi ngành Quan hệ công chúng lấy bao nhiêu điểm cũng được rất nhiều bạn học sinh lớp 12 quan tâm. Theo cập nhật mới nhất của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng của các trường như sau:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành PR có điểm chuẩn:

  • Xét duyệt theo học bạ là 9,25
  • Khối R24 là 32,5 điểm.
  • Khối D72 là 32,7 điểm
  • Khối D01 là 33,2 điểm
  • Khối D72 là 34,34 điểm (Quan hệ công chúng chuyên nghiệp)
  • Khối D78 là 34,45 điểm
  • Khối R25 là 34,45 điểm (Quan hệ công chúng chuyên nghiệp)
  • Khối D01 là 34,95 điểm
  • Khối R24 là 34,95 điểm (Quan hệ công chúng chuyên nghiệp)
  • Khối R25 là 35 điểm
  • Khối D78 là 36,2 điểm
  • Khối R26 là 36,2 điểm (Quan hệ công chúng chuyên nghiệp)
  • Khối R26 là 36,75 điểm

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối D01, C00, D10, D84 lấy điểm chuẩn là 17 điểm.

Đại học Đại Nam, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối D01, C00, D15, D19 lấy điểm chuẩn là 15 điểm.

Đại học Nguyễn Trãi, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối D01, C00, C19, C20 lấy điểm chuẩn là 19,75 điểm.

Đại học dân lập Văn Lang, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối A00, A01, D01, C00 lấy điểm chuẩn là 19 điểm.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành PR xét duyệt theo các khối:

  • D83: 24 điểm
  • D04: 24,75 điểm
  • D78: 25,5 điểm
  • D01: 26 điểm

Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối A01, D01, C04, C03 lấy điểm chuẩn là 27,6 điểm.

Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, chuyên ngành PR xét duyệt theo khối A00, A01, D01, C00 lấy điểm chuẩn là 21 điểm

Ngành du lịch học trường nào

Ngành quản trị khách sạn học trường nào

Tùy theo chương trình đào tạo của mỗi trường đại học mà sinh viên ngành Quan hệ công chúng sẽ học các môn học khác nhau, tuy nhiên, sẽ không có quá nhiều sự khác biệt giữa các trường. Bài viết dưới đây sẽ tham khảo theo chương trình đào tạo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quan hệ công chúng Văn Lang điểm chuẩn
Ngành quan hệ công chúng học trường nào? Học những môn gì? (Nguồn: VNU)

Cụ thể, trường sẽ chia ra 5 khối học chính với các đặc điểm sau:

Khối Kiến thức chung: bao gồm các môn Triết, Tư tưởng, Đường lối, Tin học, các môn Ngoại ngữ từ cơ sở đến nâng cao bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung; các môn giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh, kỹ năng bổ trợ.

Khối Kiến thức theo lĩnh vực: bao gồm các Học phần Bắt buộc với các môn như Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam,… và các Học phần Tự chọn với các môn như Kinh tế học Đại cương, Môi trường và Phát triển,…

Khối Kiến thức theo Khối ngành cũng bao gồm hai học phần:

  • Học phần Bắt buộc: Báo chí truyền thông đại cương, Chính trị học đại cương, Ngôn ngữ báo chí, Quan hệ công chúng đại cương
  • Học phần Tự chọn: Khoa học quản lý đại cương, Mỹ học đại cương, Nhập môn quan hệ quốc tế, Tâm lý học truyền thông, Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội.

Khối Kiến thức theo Nhóm ngành cũng bao gồm hai học phần:

  • Học phần Bắt buộc: Lý luận báo chí truyền thông, Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông, Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông, Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông
  • Học phần Tự chọn: Tâm lý học giao tiếp, Các vấn đề toàn cầu, Niên luận

Khối Kiến thức Ngành bao gồm 3 phần:

  • Các học phần bắt buộc, bao gồm các môn như: Lý luận về quan hệ công chúng, Xây dựng và phát triển thương hiệu,…
  • Các học phần tự chọn bao gồm các môn như: Thiết kế và quản trị nội dung website, Kỹ thuật phát thanh và truyền hình,…
  • Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: Thực tập thực tế, Thực tập tốt nghiệp, Khoá luận tốt nghiệp hoặc các Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp bao gồm 2 môn: Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng và Quan hệ công chúng ứng dụng

Quan hệ công chúng Văn Lang điểm chuẩn
Ngành quan hệ công chúng học trường nào chất lượng và ra trường làm công việc gì? (Nguồn: iconicJob)

Ngành Quan hệ công chúng dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn giữ được vị thế “hot trend” trên thị trường hiện nay, Khi ra trường, bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, thương mại, giáo dục,… tại  các cơ quan Nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Cụ  thể, bạn sẽ làm ở những vị trí sau:

  • Chuyên viên Quan hệ công chúng (PR Executive): Phụ trách công việc như quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức các sự kiện, truyền thông nội bộ, báo chí tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế.
  • Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, công ty, cơ quan về truyền thông. Phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục về xã hội, du lịch, quảng cáo, truyền thông,…
  • Chuyên viên tư vấn quan hệ công chúng: Phụ trách các công việc như trợ lý phân tích, tư vấn, lập báo cáo về truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị.
  • Chuyên viên Marketing: Đảm nhận việc xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện chiến lược truyền thông của doanh nghiệp, các chiến dịch quảng cáo nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu.
  • Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng hoặc phụ trách giảng dạy tại các trung tâm chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu viên: Trở thành nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu hoặc giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

Ngành Báo chí học trường nào

Ngành truyền thông quốc tế học trường nào

Mức lương ngành Quan hệ công chúng giai đoạn khởi điểm tuy không thuộc mức cao nhưng cũng thuộc mức trung bình khá và có cơ hội phát triển cao. Có thể trải qua ba chặng đường phát triển lương như sau:

  • Giai đoạn khởi điểm, mới ra trường: 6-15 triệu đồng/tháng
  • Giai đoạn đã có 1-3 năm kinh nghiệm: mức lương sẽ dao động từ 13-23 triệu đồng/tháng
  • Giai đoạn từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, ở cấp quản lý, chuyên gia: mức lương sẽ dao động từ 23-55 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí là hơn, thỏa thuận theo năng lực hoặc nhận lương theo từng dự án làm việc, vì khi ấy, kinh nghiệm làm việc của họ đã rất cao.

Quan hệ công chúng Văn Lang điểm chuẩn
Lựa chọn ngành quan hệ công chúng học trường nào cũng cần phải biết tố chất phù hợp (Nguồn: Brandsvietnam)

Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, nếu sở hữu những tố chất nhất định, bạn sẽ dễ dàng phát triển hơn trong ngành. Với ngành Quan hệ công chúng, bạn sẽ cần những tố chất sau:

  • Yêu thích ngành PR, truyền thông quảng cáo
  • Năng động, sôi nổi, thích giao tiếp và có khả năng giao tiếp tốt
  • Có kỹ năng thuyết trình, tự tin đàm phán và tạo sự tin tưởng trước đám đông;
  • Có óc tư duy nhạy bén và sáng tạo
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu và tổng hợp tốt;
  • Kỹ năng tự lập kế hoạch và lên mục tiêu cho các chiến dịch
  • Khả năng chịu áp lực cao trong công việc, xử lý vấn đề nhanh, bao quát công việc
  • Luôn tìm kiếm, học hỏi kiến thức và những xu hướng mới

Ngoài ra còn rất nhiều tố chất và năng lực khác bạn sẽ được đào tạo trong quá trình theo học và làm việc với ngành Quan hệ công chúng.

Lời kết

Bài viết trên đây hẳn đã cung cấp đầy đủ những thông tin để bạn học có thể hiểu được ngành quan hệ công chúng học trường nào để sau này dễ xin việc. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn theo học, các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng xem mình có thích, đam mê và có những tố chất phù hợp để theo học hay không. Việc tham khảo ngành quan hệ công chúng học trường nào đôi khi cũng không quan trọng bằng việc bạn có thật sự thích và quyết tâm theo nó hay không. Chúc các bạn thành công!

Tô Linh – MarketingAI

Tổng hợp