Platts là gì

Ngày 06⁄01⁄2015, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã có Công văn số 54 ⁄BCT-TTTN gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm tối thiểu: 307 đồng⁄lít xăng RON 92; 361 đồng⁄lít dầu điêzen 0,05S; 286 đồng⁄lít dầu hỏa; 201 đồng⁄kg dầu madút 180 CST 3,5S. Áp dụng từ 16 giờ 30 phút ngày 06 tháng 01 năm 2015.

Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2014/NĐ-CP); căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính Quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 39/2014/TTLT-BCT-BTC); căn cứ Thông tư số 03/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (xăng từ mức 27% tăng lên mức 35%, dầu điêzen từ mức 23% tăng lên mức 30%, dầu hỏa từ mức 26% tăng lên mức 35%, dầu madút từ mức 24% tăng lên mức 35%), có hiệu lực từ ngày 07 tháng 01 năm 2015; căn cứ thực tế diễn biến giá xăng, dầu thành phẩm thế giới trong chu kỳ tính giá 15 ngày, kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2014 đến hết ngày 05 tháng 01 năm 2015 (sau đây gọi tắt là kỳ công bố), bình quân giá Platt Singapore với xăng RON 92 là 64,349 USD/thùng, dầu điêzen 0,05S là 72,018 USD/thùng, dầu hỏa là 72,496 USD/thùng và dầu madút 180CST 3,5S là 318,735 USD/tấn; căn cứ nguyên tắc tính giá cơ sở theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC; Liên bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ công bố các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường, như sau:

Platts là gì

Về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Quỹ Bình ổn giá): Giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít,kg (từ 800 đồng/lít,kg xuống còn 500 đồng/lít,kg) đối với tất cả chủng loại xăng, dầu (các loại xăng động cơ, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và các loại dầu madút).

Về giá bán xăng dầu: Sau khi thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu theo Thông tư số 03/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2015 và việc trích lập Quỹ Bình ổn giá tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn giá cơ sở Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố: Xăng RON 92 là 17.574 đồng/lít; Dầu điêzen 0,05S là 16.638 đồng/lít; Dầu hỏa là 17.114 đồng/lít; Dầu madút 180CST 3,5S là 12.934 đồng/kg.

Về thời gian thực hiện:

Trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu: Áp dụng từ 16 giờ 30 ngày 06 tháng 01 năm 2015. Điều chỉnh giảm giá bán các mặt hàng xăng, dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 16 giờ 30 ngày 06 tháng 01 năm 2015.

 Kể từ 16 giờ 30 ngày 06 tháng 01 năm 2015 (ngày Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này) cho đến trước ngày Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư Liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC.

Thông tin chi tiết Công văn điều hành xem tại đây.

Thông tin gửi báo chí xem tại đây.


Page 2

Thực hiện Quyết định số 24⁄2017⁄QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3134⁄QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN (Đoàn kiểm tra) bao gồm đại diện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, Đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.    

Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra, Bộ Công Thương công bố nội dung về chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN như sau:

I. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 bao gồm các văn bản:

1. Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

2. Quyết định số 3134/QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

II. Nguyên tắc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện

Trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017, Đoàn kiểm tra đã căn cứ vào các nguyên tắc sau để phân tách và kiểm tra các thành phần chi phí:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác.

2. Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành.

3. Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

4. Chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc EVN được xác định căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận.

5. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN do kiểm toán độc lập (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam) kiểm toán; báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện (kiểm tra chọn mẫu); tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra. EVN chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của các số liệu báo cáo cho Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện.

6. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 không bao gồm thanh kiểm tra việc chấp hành của EVN đối với các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản, các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, các quy định về đầu tư, đấu thầu xây dựng công trình điện và mua sắm, thanh lý thiết bị.  Khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan, chi phí/giá thành sản xuất kinh doanh điện sẽ được hiệu chỉnh tương ứng.

III. Chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện các khâu

Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 174,65 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,24%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch và thấp hơn 0,33% so với tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2016 (7,57%).

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 291.278,46 tỷ đồng (thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện); giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 1.667,77 đ/kWh (tăng 0,15% so với năm 2016), trong đó:

- Tổng chi phí khâu phát điện là 220.915,64 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.264,89 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.997,75 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 103,05 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 51.249,16 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 293,44 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.115,91 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,39 đ/kWh.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017, cụ thể như bảng sau:

TT

Xã, huyện đảo

Giá thành SXKD điện

(đ/kWh)

Giá bán điện bình quân

(đ/kWh)

Tỷ lệ giá bán/giá thành

(%)

1

Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận)

5.283,86

1.581,32

29,93%

2

Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)

4.805,04

1.635,26

34,03%

3

Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

72.552,24

1.686,57

2,32%

4

Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

8.135,14

1.851,35

22,76%

5

Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

13.475,56

1.706,85

12,67%

6

Đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Nam)

9.489,57

1.459,09

15,38%

7

Các xã, đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa

15.922,38

1.432,02

8,99%

Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo nêu trên là 184,33 tỷ đồng.

Doanh thu bán điện năm 2017 là 289.954,78 tỷ đồng (tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.660,19 đ/kWh).

Tình hình thủy văn năm 2017 tác động làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, một số yếu tố chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh điện gồm:

- Giá than năm 2017 tăng bình quân khoảng 5,7% so với năm 2016 và do giá dầu DO, FO bình quân năm 2017 tăng lần lượt 21,95% và 32,84% so với năm 2016.

- Giá dầu HSFO thế giới năm 2017 tăng 39,2% so với năm 2016 dẫn đến giá khí thị trường tăng cao.

- Thuế suất tài nguyên nước tăng áp dụng cho cả năm 2017 so với 2016 chỉ áp dụng thuế suất mới trong 6 tháng.

- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bắt đầu áp dụng từ ngày 01/9/2017.

- Tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) năm 2017 tăng so với năm 2016. Tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2017 là 22.749 đồng/USD tăng 250 đồng/USD so với tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2016 (22.399 đồng/USD), tương ứng với tỷ lệ tăng 1,56%.

Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2017 là 4.115,76 tỷ đồng, gồm:

- Thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng: 726,31 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN (từ lãi tiền gửi, thu nhập từ phí cho vay lại, lãi cho vay lại): 1.637,04 tỷ đồng (trong đó lãi tiền gửi là 466,36 tỷ đồng; phí cho vay lại là 274,7 tỷ đồng; lãi cho vay lại là 895,98 tỷ đồng).

- Thu nhập hoạt động tài chính của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (từ lãi tiền gửi): 241,55 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của các Tổng công ty Điện lực (từ lãi tiền gửi, tiền cho vay): 403,21 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia của Công ty mẹ EVN: 785,91 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của các Tổng công ty Điện lực: 321,74 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017 EVN lãi 2.792,08 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2017 gồm:

- Số dư chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia là 1.940,29 tỷ đồng. 

- Khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2017 khoảng 3.071,14 tỷ đồng.  

Ngoài ra còn có các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện các năm trước cũng chưa được tính vào giá điện./.


Page 3

Platts là gì

  • Trang chủ
  • Ngành Điện
  • Ngành Xăng dầu
  • Văn bản pháp luật