Phương pháp tính giá nhập của tài sản mua vào

Trong quá trình hoạt động, tài sản của đơn vị không ngừng vận động, biến đổi cả về hình thái vật chất và lượng giá trị. Để ghi nhận giá trị  của tài sản vào chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán cần sử dụng phương pháp tính giá.

Tính giá là một phương pháp kế toán để quy đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kế toán từ các thước đo khác nhau về một thước đo chung là sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng cần tính giá theo những nguyên tắc nhất định.

>> Xem thêm: Phương pháp tính giá tài sản cố định

>>> Có thể bạn quan tâm: Học xuất nhập khẩu

1. Ý nghĩa của phương pháp tính giá

Phương pháp tính giá được thể hiện qua hai hình thức cụ thể là: các thẻ, sổ, bảng hoặc phiếu tính giá và trình tự tính giá.

Các thẻ, sổ, bảng hoặc phiếu tính giá được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản cần tính giá.

Trình tự tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để tiến hành tính giá. 
Phương pháp tính giá có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong công tác quản lý, cụ thể: khóa học kế toán thực hành

– Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản hình thành trong đơn vị, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán.

– Phương pháp tính giá giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài sản trong đơn vị giúp công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả. học kế toán ở đâu tốt nhất

2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá 

a. Yêu cầu tính giá 

Tính giá phải đảm bảo hai yêu cầu cơ  bản là chính xác và nhất quán. Thông tin về giá trị tài sản phải  được xác  định một cách chính xác, chờ  sử  dụng thước  đo tiền tệ nên phương pháp tính giá có thể đảm bảo được yêu cầu này.

Thước đo tiền tệ phản ánh kết hợp được 2 cả mặt chất lượng và mặt số lượng, của tài sản trong khí các thước đo khác (thước đo hiện vật và thời gian lao động) chỉ phản ánh được một mặt của tài sản.

– Tính nhất quán đòi hỏi việc sử dụng phương pháp tính giá phải thống nhất nhằm đảm bảo khả năng so sánh được của thông tin về giá trị tài sản, cho phép so sánh đối chiếu số liệu giữa các đơn vị trong một doanh nghiệp, trong một ngành và giữa các kỳ tính giá trong một đơn vị với nhau.

b. Nguyên tắc tính giá  khóa học kế toán thuế

Nguyên tắc giá phí là nguyên tắc chung và xuyên suất trong tính giá tài sản. Theo nguyên tắc này, giá trị  của tài sản  được phản ánh theo giá gốc, tức là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản đó.

Bên cạnh đó khi tính giá còn phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể như sau:

 – Một là xác định đối tượng tính giá phù hợp.

Đối tượng tính giá có thể là từng thứ vật liệu công cụ dụng cụ, hàng hoá hay từng lô hàng, lô vật tư mua vào; từng loạt sản phẩm sản xuất ra, hay một hoạt động, công trình, dự án đã hoàn thành hoặc một lô vật tư, thành phẩm, hàng hoá xuất kho..

 – Hai là, phân loại chi phí hợp lý.

Chi phí tham gia cấu thành nên giá của đối tượng cần tính giá có nhiều loại nên phải được phân loại trước khi tính giá. Có nhiều cách để phân loại chi phí.

Theo lĩnh vực phát sinh chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành: Học kế toán ở đâu tốt tphcm

+ Chi phí hàng mua bao gồm những chi phí liên quan đến hàng mua về như giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lưu kho bãi,…

+ Chi phí sản xuất gồm những chi phí liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí bán hàng gồm những chi phí phát sinh liên quan  đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành chung toàn doanh nghiệp.

 – Ba là, lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho đối tượng tính giá thích hợp.

Đối với những chi phí phát sinh liên quan  đến nhiều  đối tượng cần tính giá không thể tập hợp riêng ngay từ đầu cho từng đối tượng được thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thích hợp.

Tiêu thức phân bổ phải  đảm bảo sao cho chi phí phân bổ tính được sát với tiêu hao thực tế nhất. Tiêu thức đó có thể là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, giờ máy chạy, số lượng sản phẩm hoàn thành, lương công nhân trực tiếp sản xuất, sản lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán,…

Phương pháp tính giá nhập của tài sản mua vào

>>> Bài viết tham khảo: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm kế toán thực hành

Hàng mua ngoài cần được đánh giá và nhập kho đúng giá trị. Có những cách tính giá nhập kho nào?

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách tính giá nhập kho.

>>> Xem thêm: Tổng hợp lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán

1. Nguyên tắc

Nguyên tắc giá gốc: Giá hàng nhập kho bao gồm tất cả các chi phí phải bỏ ra tính đến khi hàng hóa được nhập vào kho của doanh nghiệp.

Phương pháp tính giá nhập của tài sản mua vào

2. Cách tính giá hàng mua trong nước

Giá nhập kho = giá trên hóa đơn + các loại thuế, phí không được hoàn lại – các khoản giảm giá + chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.

Trong đó:

  • Giá trên hóa đơn: Là giá hàng mua về được ghi trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) mà doanh nghiệp được nhận. Tùy vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, giá trên hóa đơn GTGT được xác định như sau:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa khi chưa có thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng tiền hàng

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng thanh toán.

  • Các loại thuế không được hoàn lại, bao gồm:

+ Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường: thông thường giá ghi trên hóa đơn là giá đã bao gồm các loại thuế này

+ Thuế trước bạ, phí đăng ký: Nếu hàng hóa là xe cơ giới…

+ Chiết khấu thương mại: là phần doanh nghiệp được người bán giảm cho nếu mua với số lượng lớn

+ Giảm giá hàng mua: Nếu hàng hóa này được bên bán giảm giá.

  • Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm:

+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: Nếu doanh nghiệp là người phải chịu chi phí này

+ Chi phí mua hàng: chi phí cho nhân viên mua hàng, công tác phí….

+ Chi phí hao hụt tự nhiên: Đối với các mặt hàng có phát sinh hao hụt khi để lâu ngày.

+ Chi phí bảo hiểm

+ Chi phí lưu kho: Nếu hàng phải lưu kho

+ Chi phí chạy thử, lắp đặt: Nếu hàng hóa phải lắp đặt, chạy thử….

Ví dụ: Ngày 15/06/2016, Công ty Nam Hồng mua một lô hàng trị giá trên hóa đơn 200.000.000 đồng, Công ty được bên bán chiết khấu cho 2% do mua với số lượng lớn, Chi phí vận chuyển công ty đã thanh toán cho bên vận chuyển lô hàng là 2.000.000 đồng.

Như vậy, giá nhập kho của lô hàng là:  200.000.000 – 200.000.000 x 2% +2.000.000 = 198.000.000 (đồng)

3. Cách tính giá hàng nhập khẩu

Giá nhập kho = Giá trên hóa đơn + các loại thuế, phí không được hoàn lại – các khoản giảm giá + chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.

Trong đó:

  • Giá trên hóa đơn: Là giá hàng mua về được ghi trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) mà doanh nghiệp được nhận. Tùy vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, giá trên hóa đơn GTGT được xác định như sau:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa khi chưa có thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng tiền hàng

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng thanh toán.

  • Các loại thuế không được hoàn lại, bao gồm:

+ Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Nếu hàng mua về là hàng chịu thuế TTĐB

+ Thuế bảo vệ môi trường: Nếu hàng hóa đó chịu loại thuế bảo vệ môi trường

+ Thuế nhập khẩu: Nếu là hàng nhập khẩu

+ Thuế trước bạ, phí đăng ký: Nếu hàng hóa là xe cơ giới…

+ Chiết khấu thương mại: là phần doanh nghiệp được người bán giảm cho nếu mua với số lượng lớn

+ Giảm giá hàng mua: Nếu hàng hóa này được bên bán giảm giá.

  • Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm:

+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

+ Chi phí mua hàng: chi phí cho nhân viên mua hàng, công tác phí….

+ Chi phí hao hụt tự nhiên: Đối với các mặt hàng có phát sinh hao hụt khi để lâu ngày.

+  Chi phí bảo hiểm

+ Chi phí lưu kho: Nếu hàng phải lưu kho

+ Chi phí chuyển tiền, phí mở L/C, hoa hồng bên ủy thác: nếu là hàng nhập khẩu

+ Chi phí chạy thử, lắp đặt: Nếu hàng hóa phải lắp đặt, chạy thử….

Ví dụ:

Công ty Nam Hồng nhập khẩu 1.000kg vải  Kaki của Anh(Englan); giá nhập khẩu tại cửa khẩu Việt Nam (CIF) 800.000đ/kg, Công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp ở Anh, chi phí mở L/C là 4.000.000 đồng. Mặt hàng này thuộc diện chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế tiêu thụ đặc biệt 50%, thuế GTGT 10%. Tiền thuê bến bãi theo giá chưa có thuế GTGT 2.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền vận chuyển từ cảng về đến công ty theo giá chưa có thuế GTGT 16.000.000đ. Hàng đã nhập kho đủ

  • Như vậy, Giá nhập kho của lô vải này sẽ được tính như sau:
  • Giá hóa đơn: 1.000 x 800.000 = 800.000.000 (đồng)
  • Các loại thuế không hoàn lại:

+ Thuế nhập khẩu: 800.000.000 x 30% = 240.000.000 (đồng)

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: (800.000.000 + 240.000.000) x 50% = 520.000.000 (đồng)

  • Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình mua hàng khác:

+ Tiền thuê bến bãi: 2.000.000 đồng

+ Chi phí vận chuyển: 16.000.000 đồng

+ Phí mở L/C: 4.000.000 đồng

Như vậy, giá nhập kho của lô hàng này là

800.000.000 + (240.000.000 + 520.000.000) + (2.000.000 + 16.000.000 + 4.000.000) = 1.582.000.000 (đồng)

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Bên cạnh các khoá học kế toán, trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu và các khoá học chuyên sâu tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Một số tìm kiếm liên quan:

phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ                       phương pháp tính giá vốn hàng bán
phương pháp tính giá hàng xuất kho                                       phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng       các phương pháp tính giá thành
phương pháp tính giá thành theo hệ số                                   phương pháp tính giá thành kế toán