Phương pháp thiền khí công

Sự kết hợp hài hòa giữ thu thiền Phật giáo với dưỡng sinh Trung Quốc làm cho thiền của đạo Phật ngày càng có công dụng dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe. Nghe đến đây, chắc hẳn rất nhiều bạn đang đi tìm phương pháp luyện thiền khí công đúng không nào! Bạn không cần tìm kiếm đâu xa vì trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này.

Hô hấp để rèn luyện và điều chỉnh hơi thở

Như chúng ta đã biết, hô hấp là cơ sở để duy trì sinh mệnh con người. Do đó, các tổ sư ngày xưa đã đưa ra phương pháp Thai tức pháp. Đây là phép hô hấp để rèn luyện và điều chỉnh hơi thở.

Phương pháp thiền khí công

Hô hấp chính là cơ sở để duy trì sinh mệnh con người

Theo tương truyền, cách luyện tập này là do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại. Thai tức bao gồm 2 loại là Bế tức và Điều tức. Trong đó, Bế tức là rèn luyện ngưng thở để tạo năng lực kéo dài hơi thở, hơn nữa còn có thể ngưng thở với thời gian lâu hơn. Còn Điều tức có nghĩa là điều hòa hơi thở thông qua phương pháp luyện khí ra vào, mục đích là đưa cơ thể chúng ta về trạng thái tĩnh lặng nhất.

Cả 2 loại này đều có công dụng tích tụ nguyên khí trong cơ thể. Từ đó, giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ. Bạn có thể tập Bể tức mỗi ngày vào giờ Tý (23 giờ - 1 giờ sáng) đến giờ Ngọ (11 giờ - 30 giờ trưa). Trong lúc tập luyện thiền khí công, bạn có thể ngồi hoặc nằm, nhắm mắt và không nghĩ về bất cứ điều gì. Mặt khác, bạn nên luyện tập 2 lần/ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần trước khi đi ngủ.

Đối với những ai mới tập luyện thì có thể dùng mũi hít chậm vào rồi ngưng thở đếm thầm từ 1 đến 10 hoặc hơn cho đến lúc không nín thở được nữa thì từ từ thở toàn bộ khí ra ngoài. Khi hít vào hoặc thở ra, bạn đều phải chú ý đến các yếu tố lâu, dài, nhẹ, êm, và không tiếng. Sau một thời gian luyện tập bạn có thể đạt đến cảnh giới lông hồng trước mũi vẫn không động.

Đối với Điều tức pháp, thời gian luyện công cũng như trên. Bạn ngồi xếp bằng, 2 lòng bàn tay chồng lên nhau và ngửa lên trên, còn 2 ngón tay giao nhau, đưa xuống bụng dưới, trừ tạp niệm, lưỡi cuốn lên vòm miệng. Trước khi bắt đầu luyện thiền khí công, bạn hô hấp tự nhiên và đếm thầm từ 1 đến 10, lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần.

Xem thêm:

>>>> Nên học thiền ở đâu để đạt hiệu quả cao nhất?

>>>> 30 phút hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu

>>>> Tất tần tật thông tin về cách thiền nằm

Khi đã thấy trạng thái thoải mái nhất, không còn vướng bận gì đến mọi thứ đang diễn ra xung quanh thì bạn đổi sang cách thở bụng, hô hấp sâu, nhẹ, dài và đều. Điều này sẽ giúp bạn nhập tĩnh ở mức độ cao, hơi thở dần dần rất chậm. Sau khi luyện bạn không nên cử động mạnh. Trước tiên hãy xoa mặt, chà tai rồi dần dần mở mắt, sau đó đứng dậy.

Phương pháp thiền khí công

Trước khi luyện thiền khí công, bạn hô hấp tự nhiên và đếm thầm từ 1 đến 10

Bạn không nên cố gắng gượng mà phải thuần tự tu luyện khi luyện bế khí và điều khí. Những trường hợp không nên luyện tập các phương pháp trên đó là: người có bệnh thần kinh phân liệt, ung thư gan giai đoạn giữa, người có bệnh huyết mạch nghiêm trọng.

Để hiểu và áp dụng đúng thiền và khí công thì bạn nên tham khảo thêm khóa học Ứng dụng thiền và khí công giúp tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh (Tự chữa bệnh không dùng thuốc) của giảng viên Đào Duy Văn trên UNICA nhé.

Tham khảo khóa học "Ứng dụng thiền và khí công giúp tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh"

Khi tham gia khóa học này, bạn sẽ hiểu rõ gốc rễ của bệnh tật, nguyên lý và cách làm chủ sức khỏe theo Tinh - Khí - Thần. Các bài tập trong khóa học giúp bạn hiểu và thực hành để tự chữa dứt điểm thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ và mất ngủ mãn tính. Chỉ với 10 phút học thiền và khí công mỗi ngày thôi khóa học sẽ nhanh chóng trả lại cho bạn một cơ thể mạnh khỏe, dẻo dai để bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và an yên.

Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Luyện thiền khí công bài trừ tạp niệm

Để luyện tập, bạn cần ngồi trong tư thế thoải mái, ngay ngắn, hai tay đặt trước bụng, thả lỏng toàn thân. Đầu tiên, bạn dùng lưỡi đảo quanh khoang miệng mấy lần, sau đó thở nhẹ khí qua miệng và dùng mũi nạp thanh khí vào từ 3 - 5 lần không để phát ra thanh âm.

Phương pháp thiền khí công

Để luyện tập, bạn cần ngồi trong tư thế thoải mái, ngay ngắn, hai tay đặt trước bụng

Nếu bạn thấy trong miệng sinh ra nước miếng thì nuốt, hai hàm răng khép vào nhau, lưỡi cong lên vòm miệng, mắt hơi nhắm. Bây giờ, hãy đếm thầm hơi thở từ 1 - 100 rồi lặp lại khiến cho ý niệm tập trung, hơi thở nhẹ nhàng, dần dần đạt đến cảnh giới tâm tức tương y, có nghĩa là tâm và hơi thở nương vào nhau.

Bạn cần phải kiên trì luyện thiền khí công từ 1 tiếng đồng hồ trở lên, lúc chuẩn bị kết thúc tập luyện thì từ từ thả lỏng tay chân, mở hai mắt và xoa mặt, cũng như tứ chi. Đây là liệu pháp có thể áp dụng để điều trị các chứng hư nhược, các bệnh mạn tính như: mất ngủ, nội phân tiết thất điều, suy nhược thần kinh Còn đối với những không có bệnh thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số lưu ý khi thiền khí công

Lựa chọn không gian thiền. Không gian thiền đóng vai trò vô cùng quan trọng đến kết quả thiền. Bạn có thể ngồi thiền bất cứ đâu, miễn là một không gian yên tĩnh mà ở đó bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không bị tác động bởi những âm thanh bên ngoài. Bạn có thể tìm một không gian thích hợp như: sàn nhà, trên ghế, trên thảm, bờ biển hoặc trên đá. Một không gian tĩnh lặng sẽ giúp bạn loại bỏ mọi ưu tư, muộn phiền trong tâm hồn.

Thời điểm ngồi thiền. 2 thời điểm ngồi thiền mang lại hiệu quả nhất là buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Buổi sáng là thời gian bắt đầu ngày mới khi cơ thể bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Còn buổi tối là thời điểm thích hợp để bạn có thể thư giãn, giải tỏa stress sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Chọn tư thế ngồi thiền thoải mái. Để thời gian ngồi thiền được diễn ra lâu nhất và hiệu quả nhất thì việc lựa chọn tư thế ngồi thiền là vô cùng quan trọng. Bạn có thể chọn cho mình một tư thế thoải mái nhất, có thể ngồi bình thường hoặc khoanh chân, miễn sao lưng bạn luôn thẳng. Những người mới tập thiền cần lưu ý không nên chọn tư thế ngồi qua khó bởi nó sẽ khiến bạn bị đau, mỏi lưng và ảnh hưởng đến kết quả thiền.

Thời gian ngồi thiền. Người mới bắt đầu ngồi thiền chỉ nên ngồi khoảng 10 phút, khi đã quen hơn với thiền thì có thể tăng tốc độ lên 15 - 20 và 30 phút. Và dù bạn có ngồi thiền quen, lâu đi chăng nữa thì cũng chỉ nên ngồi 30 phút mỗi ngày, không nên quá lâu, vì đây là khoảng thời gian bạn đi vào cực thiền và có thể dừng lại.

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn phương pháp luyện thiền khí công hiệu quả ngay tại nhà. Đây là những phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để luyện tập thành công bạn cần phải kiên trì luyện tập, không nên nóng vội. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm:

>>>> 2 bài tập thiền buông thư không phải ai cũng biết

>>>> Cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả tối ưu cho người mới bắt đầu


Tags: Thiền