Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường


5.2. Những tồn tại và thách thức

Tổ chức bộ máy về quản lý môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở 3 cấp, tuy

nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng còn yếu nên chưa đáp ứng được

khối lượng công việc cần phải giải quyết. Chưa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về

môi trường, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT chưa thực hiện; còn tình trạng chồng

chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý; sự phối hợp giải quyết các vấn đề

môi trường liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế

Ở địa phương việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường

chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ương, việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về

bảo vệ môi trường còn hạn chế. Cụ thể như: Chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn

phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương cho

các cấp ngân sách ở địa phương; Chưa ban hành được quy định bảo vệ môi trường của

huyện; Quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện; Các văn bản liên quan đến công tác thủ

tục hành chính về bảo vệ môi trường. Nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phương

chưa tính đến bảo vệ môi trường; Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và

tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế.

Thực tế phân bổ và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện không theo

đúng quy định, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo ý chủ quan của lãnh

đạo huyện. Với nguồn kinh phí được cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết được

khoảng 1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trường còn các hạng mục khác không có

kinh phí để hoạt động chưa kể đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ quan trắc và giám sát

môi trường và sửa chữa trang thiết bị đã bị hỏng hóc, không đáp ứng được yêu cầu của

công tác giám sát môi trường.

5.3. Chính sách bảo vệ môi trường

5.3.1. Các chính sách tổng thể

* Nhóm chính sách liên quan đến động lực

- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trường từ cấp xã đến cấp huyện.

- Từng bước hoàn thành cơ chế, chính sách cho công tác BVMT của huyện.

- Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về BVMT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn huyện.

- Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của người dân về BVMT.

* Nhóm chính sách liên quan đến các ngành, các lĩnh vực

- Kiểm soát việc di dân tự do, di dân từ nông thôn vào đô thị, giảm tỷ lệ sinh con

thứ ba.

25



- Xây dựng hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

- Quản lý chặt chẽ chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải nguy hại.

- Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

- Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Bảo vệ môi trường trong sử dụng tài nguyên đất, nước và trong hoạt động khai

thác khoáng sản.

- Bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì độ che phủ rừng.

* Nhóm chính sách liên quan đến hiện trạng ô nhiễm môi trường

- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước ngầm.

- Bảo vệ môi trường khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.

- Quản lý chất thải nguy hại.

- Bảo vệ môi trường không khí.

- Bảo vệ môi trường khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

5.3.2. Các chính sách đối với vấn đề ưu tiên

* Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở địa phương theo hướng kết

hợp quản lý tài nguyên với quản lý môi trường. Tiếp tục kiện toàn, phòng Tài nguyên môi

trường, có cán bộ chuyên trách về môi trường và tài nguyên ở cấp xã. Cụ thể là:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ quan bảo vệ môi trường cấp thị/ huyện, phường/ xã. Xây

dựng cơ chế phối hợp giữa các phòng, ban ngành ở cấp tỉnh.

- Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trường

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong quản lý các vấn

đề môi trường liên ngành, liên vùng để triển khai các hoạt động này ngày càng hiệu quả,

đạt được các mục tiêu đề ra.

* Giải pháp về mặt chính sách, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các

văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các đề xuất cụ thể:

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thực sự lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường

vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương; Tăng

cường trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các

26



địa phương; Nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị, đoàn

thể, xã hội trong việc tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường;

- Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường

trên cơ sở các văn bản của Trung ương phù hợp hơn với địa phương, cụ thể:Quy định bảo

vệ môi trường trên địa bàn huyện; Quy chế quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Nghiên cứu đưa ra

cơ chế, chính sách về: Hệ thống phí, lệ phí bảo vệ môi trường đối với khí thải và chất thải

rắn phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích đa dạng hoá các nguồn

đầu tư cho bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, nhân

rộng các mô hình phát triển bền vững trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp,

thuỷ sản, lâm nghiệp.

* Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

Triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trường phải đạt được

các mục tiêu cụ thể sau:

- Quản lý chất thải: Hạn chế, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn mức độ gia tăng ô nhiễm

và suy thoái môi trường; Từng bước xử lý các khu vực/điểm nóng về môi trường, cải

thiện và nâng cao chất lượng môi trường; Bảo đảm đạt các chỉ tiêu đặt ra của Chiến lược

bảo vệ môi trường quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt.

- Xây dựng, quản lý, vận hành và phát triển hệ thống quan trắc và phân tích môi

trường; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường.

- Tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trước mắt tập trung

cho các khu vực bảo tồn, các điểm có tính đa dạng sinh học cao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường.

- Nâng cao năng lực của các đơn vị sự nghiệp về môi trường, phù hợp với các yêu

cầu nhiệm vụ và khối lượng công tác bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển các loại

hình dịch vụ môi trường.

Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới còn phải đảm bảo:

- Khi xây dựng, phê duyệt các chiến lược, quy hoạch về bảo vệ môi trường phải bố

trí được nguồn lực thực hiện.

- Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi

trường.

- Đa dạng hoá nguồn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn

hỗ trợ phát triển chính thức.

27



- Vận động nhân dân tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện

đẩy mạnh các dịch vụ môi trường.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

làng nghề, bãi rác

- Tạo cơ chế khuyến khích, tranh thủ đầu tư hỗ trợ từ các dự án nước ngoài cho công

tác bảo vệ môi trường.

*Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng

bảo vệ môi trường

Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ

quan bảo vệ môi trường cấp huyện, xã.

Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông

tin đại chúng. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc

nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát

thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của

người công dân; phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo

vệ môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu

gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về bảo vệ môi trường.

Lồng ghép yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội,

nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương,

chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở. Cộng đồng trực tiếp

tham gia giải quyết các xung đột môi trường.

* Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật

- Áp dụng công nghệ sản xuất sạch thay thế dần công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm

môi trường và lãng phí tài nguyên.

- Áp dụng công nghệ môi trường xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước với hiện trạng và diễn biến môi trường ở huyện.

- Triển khai ứng dụng rộng rãi các đề tài, dự án về BVMT đã được nghiên cứu, thử

nghiệm thành công.

- Từng bước hiện đại hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm kiểm soát và

giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.



28



- Hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình sản xuất sạch

hơn.

* Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua các lớp học, tập huấn và các hoạt

động cộng đồng khác.

- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học: Lồng ghép các kiến thức

môi trường với các hoạt động ngoại khóa; Khuyến khích các cơ sở giáo dục - đào tạo tổ

chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức tự giác bảo vệ

môi trường của học sinh, đặc biệt tại các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ

thông.

- Tăng cường công tác nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững cho

cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo,

tập huấn, bồi dưỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài hạn, ngắn hạn, các tuần lễ tuyên

truyền về BVMT.

- Mở rộng phong trào tình nguyện trong bảo vệ môi trường, thực hiện các tiêu chí

thi đua, khen thưởng về ý thức BVMT vào mô hình gia đinh, khu phố, cơ quan văn hóa.



29