Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay

1. Bạn đã hiểu lãnh đạo là gì ?

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Bạn đã hiểu lãnh đạo là gì ?

1.1. Khái niệm lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là cụm từ mà chúng ta thường xuyên nghe thấy trong đời sống hàng ngày, có thể qua các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài, mạng xã hộiThế nhưng, không phải ai cũng có thể hiểu được bản chất lãnh đạo là gì ? và những người lãnh đạo là gì.

Vậy thì lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là một quá trình có tính ảnh hưởng, tìm kiếm sự tham gia một cách tự nguyện của các cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Người lãnh đạo là gì? Là người có vai trò to lớn đứng đầu một tổ chức, một tập thể hay một đội nhóm, có vai trò điều phối và phối hợp các hoạt động của các cá nhân trong tổ chức đó bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bằng sự gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung của tổ chức. Rất nhiều nhà lãnh đạo luôn tìm cho mình những cách lãnh đạo hiệu quả phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp.

1.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách của người lãnh đạo rất quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp. Vậy, phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo có những đặc điểm như thế nào và liên hệ phong cách lãnh đạo trong thực tế như thế nào?

Phong cách lãnh đạo chính là cách thức và phương pháp giúp các nhà lãnh đạo có thẻ vạch ra các phương hướng, kế hoạch, cũng như mục tiêu thực hiện, đồng thời có sự động viên kịp thời đối với nhân viên cấp dưới.

Phong cách lãnh đạo của bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng đều phụ thuộc vào tính chất các nghề nghiệp, các lĩnh vực và môi trường hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, bản chất cốt lõi trong phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, nhận thức và đạo đức của từng người, sao cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội, làm động lực phát triển của toàn xã hội.

Nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết, nắm bắt kịp thời những nhu cầu cá nhân trong công việc của từng người lao động để động viên và khai thác những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, huy động toàn bộ sức mạnh của tập thể và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Trong phong cách lãnh đạo thể hiện nổi bật những đặc điểm, cá tính của từng vị trí lãnh đạo, trong đó được quan tâm hơn cả là phong cách lãnh đạo quản lý và phong cách lãnh đạo quản lý cấp cơ sở. Hai phạm trù về phong cách lãnh đạo này có gì khác biệt?

+ Phong cách lãnh đạo quản lý: Chúng ta có thể hiểu là định hướng phát triển của người đứng đầu một tổ chức, có vai trò và thẩm quyền lớn nhất trong tập thể, có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với toàn thể nhân viên và là định hướng của cả doanh nghiệp.

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Khái niệm phong cách lãnh đạo là gì

+ Phong cách lãnh đạo quản lý cấp cơ sở: Có thể được hiểu là thẩm quyền và trách nhiệm quyền hạn của những người lãnh đạo một tập thể, đội nhóm nhỏ trong doanh nghiệp lớn, cấp bậc dưới các nhà lãnh đạo cấp cao. Phong cách lãnh đạo quản lý cấp cơ sở có thể đưa ra kế hoạch trong thời gian cụ thể theo hoạch định để những nhân viên bên dưới thực hiện, dự đoán và định lượng được kết quả của kế hoạch đã được vạch ra.

Thực tế, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều tiểu luận về phong cách lãnh đạo, đặc biệt là phong cách lãnh đạo trong quản trị học của các giáo sư, tiến sĩ trong khắp các trường đại học trên thế giới. Những bài tiểu luận phong cách lãnh đạo này được sự nghiên cứu rất kỹ càng, tỉ mỉ và đào sâu vào từng khía cạnh, những yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo giỏi

Trên thế giới có rất nhiều bài tiểu luận về Phong cách lãnh đạo, chẳng hạn như bài tiểu luận nổi tiếng của Tổng thống Iran Mouhamed Ahmadinejad.

2. Các loại phong cách lãnh đạo nổi bật!

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Các loại phong cách lãnh đạo nổi bật!

Một nghiên cứu gần nhất của Harvard Business Review được tiến hàng trong suốt 3 năm với khoảng 3 nghìn người quản lý ở tầm trung đã chỉ ra những phong cách lãnh đạo phổ biến bậc nhất hiện nay. Bên cạnh đó, những nghiên cứu đó đã nêu rõ ra rằng: phong cách lãnh đạo của những người quản lý có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả, chất lượng làm việc của nhân viên cũng như sự đi lên, thành đạt của công ty.

Các phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ có những đặc điểm, những ưu nhược điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào từng môi trường, công việc để phát huy thế mạnh của nó hiệu quả nhất. Đến nay, có 3 phong cách lãnh đạo nổi bật với: Phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo do, phong cách lãnh đạo dân chủ.

Tạp chí kinh doanh hàng đầu nước Mỹ cũng chỉ ra rằng, tất cả phong cách này đều xuất hiện ở những người lãnh đạo, nhưng sẽ có một dạng phong cách nào đó nổi trội nhất và tạo nên phong cách chủ đạo của người lãnh đạo đó.

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng loại phong cách lãnh đạo để hiểu rõ hơn về những đặc điểm, những ưu nhược điểm của các phong cách lãnh đạo này.

2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Độc đoán hay còn gọi là chuyên quyền, thuật thuật ngữ lãnh đạo này xuất phát từ phương Tây với tên gọi Authoritarian. Đây là phong cách xuất hiện khi nhà lãnh đạo đưa ra một ý kiến và áp đặt nhân viên phải làm theo và không lấy bất cứ góp ý hay lời khuyên nào từ các nhân viên cấp dưới.

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo này chỉ được áp dụng trong một vài trường hợp khi mà người lãnh đạo đã nắm chắc sự thành công khi nhân viên thực hiện theo mình, khi không có thời gian, khi nhận thấy các nhân viên đã có đủ động lực để làm việc. Nói về nhược điểm và ưu điểm của phong cách độc đoán, có lẽ với những ai lần đầu nghe đến phong cách này, đều có có vẻ như thiên về phần tiêu cực nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, phong cách lãnh đạo này cũng có những thế mạnh riêng và phát huy khi sử dụng đúng cách.

Thứ nhất, đây là cách lãnh đạo duy nhất buộc nhân viên nhìn thẳng vào vấn đề và giải quyết vấn đề nhanh chóng ví dụ như, công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng hoặc là phải đối mặt với một sự thay đổi lớn.

Trong những thời điểm các nhà lãnh đạo phải đưa ra quyết định sáng suốt, cần phải thực hiện theo kiểu khẩu hiệu thì phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ dễ dàng kiểm soát được tình thế. Trong những lúc, diễn những mâu thuẫn trong nội bộ các nhân viên trước một kế hoạch, sự ra mặt của phong cách độc đoán không chỉ có năng lực dập tắt được những mâu thuẫn ngay lập tức mà còn đưa nhân viên vào một quỹ đạo làm việc nghiêm túc, rõ ràng...

Tiêu biểu là phong cách độc đoán nổi tiếng thế giới của Tổng thống của Mỹ, Abraham Lincoln thời điểm xứ sở cờ hoa trải qua cuộc nội chiến giai đoạn 1861 - 1865 khi đất nước yêu cầu cần một người đứng đầu táo bạo, tài ba.

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Các loại phong cách lãnh đạo độc đoán

Tuy nhiên thì với phong cách lãnh đạo này cũng chứa đằng sau đó những mặt bất cập, hạn chế. Phong cách lãnh đạo có thể dễ khiến cho mọi người có cảm giác khó chịu. Họ luôn cảm thấy sếp không tôn trọng mình, thậm chí tạo cảm giác gò bó khi làm việc và bị dắt mũi. Chính vì những suy nghĩ tiêu cực này cho nên nó có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực cho không khí làm việc tại văn phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và cảm xúc của nhân viên trong khi làm việc. Khi sự độc đoán được phát huy không đúng thời điểm, nó sẽ làm hạn chế sự sáng tạo và tính chủ động của nhân viên trong công việc.

2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Dân chủ hay còn được gọi là chung sức (Democratic) là phong cách lãnh đạo được nhiều bậc quản lý, lãnh đạo theo đuổi. Đây là phong cách lãnh đạo phổ biến nhất trong đó các nhà lãnh đạo cho phép một hoặc một vài nhân viên thân tín tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trước một vấn đề nào đó.

Theo đó, nhà lãnh đạo cũng những nhân viên được tham gia vào quá trình bàn bạc sẽ đưa ra những ý kiến, cùng phân tích để xác định những điều cần thiết phải thực hiện và cách thức để làm như thế nào.

Tuy nhiên, dù đưa ra những ý kiến đóng góp từ nhân viên thì những người lãnh đạo cũng sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Điều đó không có nghĩa là nhà lãnh đạo có năng lực yếu kém cần phải có sự góp ý từ nhân viên. Sử dụng phong cách lãnh đạo này giúp nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của nhân viên hơn. Chẳng hạn một vài ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ nổi tiếng trên thế giới như là: Phong cách lãnh đạo dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh , phong cách lãnh đạo dân chủ của Michael Harper, phong cách lãnh đạo dân chủ của henry ford và Tim Cook - nhà điều hành Apple.

Trong xã hội chuộng chiêu mộ nhân tài và yêu cầu cao về làm việc nhóm, dễ thấy, phong cách lãnh đạo dân chủ, chúng ta thấy được ưu điểm là vượt trội, đặc biệt thể hiện bởi nó tạo động lực làm việc cho nhân viên, tạo mối quan hệ tích cực với nhân viên đặc biệt là giúp nhân viên chủ động và sáng tạo trong công việc cũng như phát huy được năng lực của bản thân và phát huy hết sự đóng góp ý kiến và chắt lọc được những ý tưởng phù hợp nhất thông qua cuộc thảo luận sôi nổi.

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Phong cách lãnh đạo dân chủ được nhiều người lựa chọn

Trong những cuộc thảo luận này, người lãnh đạo sẽ dẫn dắt để những cuộc thảo luận thực sự là thảo luận, đạt kết quả ngay cả khi không có mặt người lãnh đạo ở đó. Tuy vậy, một điểm yếu của phong cách lãnh đạo dân chủ khi nó rơi và những nhu nhược, thiếu quyết đoán. Đây là căn nguyên dẫn đến tình trạng theo đuổi, phụ thuộc vào nhân viên, không định hướng được hướng đi đúng đắn cho tổ chức hoặc đưa ra quyết định chậm chạp và sai lệch.

2.3. Phong cách lãnh đạo tự do

Đây là phong cách lãnh đạo đi theo hướng ủy thác một vấn đề nào đó của một nhà lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới của mình. Nhà lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên có quyền quyết định trước một vấn đề và không phải chịu trách nhiệm trước những rủi ro khi nảy sinh vấn đề. Người chịu trách nhiệm vẫn là những nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo này được sử dụng khi bạn có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bạn tin tưởng vào khả năng nhận định và phân tích vấn đề, có khả năng giải quyết vấn đề đó.

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Phong cách lãnh đạo tự do

Điển hình cho phong cách lãnh đạo này có thể kể tới phong cách lãnh đạo của Mai Kiều Liên một CEO tài giỏi đã đưa thương hiệu Vinamilk vươn tầm quốc tế. Tất nhiên, vị doanh nhân nữ tướng này cũng sẽ có phong cách lãnh đạo dân chủ nữa các bạn nhé.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, rất nhiều yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo đặc trưng của một tổ chức, hay từng cá nhân tiếp nhận những yếu tố đó. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo mà các bạn cần chú ý tới:

3.1. Yếu tố lịch sử phát triển của tổ chức

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Người ta thường nói tới tính truyền thống của một quốc gia, một dân tộc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển. Đối với doanh nghiệp nào đó cũng vậy, để phát triển đến ngày hôm nay thì chứng tỏ sự lãnh đạo trước đây có điểm tích cực, người lãnh đạo cần duy trì và noi theo. Tuy nhiên vẫn sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh phát triển hiện tại.

3.2. Yếu tố môi trường đào tạo

Môi trường đào tạo có ảnh hưởng lớn đến phong cách đào tạo của các nhà lãnh đạo, nếu được đào tạo trong môi trường tốt và có kỷ luật cao, nhưng thiên hướng của sự dân chủ, độc đoán hay tự do thì người lãnh đạo sẽ đi theo và ảnh hưởng bởi môi trường đó.

3.3. Tâm lý của nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo quản lý hiện nay
Tâm lý của nhà lãnh đạo tác động đến phong cách lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo mới đảm nhận chức vụ khó có thể phát huy, thể hiện được hết phong cách lãnh đạo của mình do vẫn còn sự kiêng nể, rụt rè. Điều này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ cũng như chất lượng làm việc của nhân viên.

3.4. Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo

Nếu nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn giỏi, hiểu biết nhiều thì thường cho rằng ý kiến của mình đúng và theo đuổi phong cách độc đoán nhiều hơn, yêu cầu nhân viên làm theo ý kiến của mình. Còn nếu nhà lãnh đạo có trình độ chuyên môn vừa phải thì sẽ cần tới nhiều sự góp ý từ phía nhân viên, huy động nguồn lực và các ý kiến tốt. Dĩ nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ, khi họ đã có nhiều kinh nghiệm từng trải.

Như vậy, qua những chia sẻ của timviec365.vn, các bạn đã hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo là gì rồi phải không. Để trở thành lãnh đạo giỏi thì cần biết cách kết hợp giữa các phong cách lãnh đạo, sử dụng đúng lúc, đúng người. Đừng quên luôn trau dồi và cập nhật những kiến thức mới để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và hoàn thiện hơn nhé. Chúc các bạn thành công.

>>> Truy cập ngay tại đây để tìm kiếm việc làm tại Lào Cai nhanh và hiệu quả nhất.