Phòng bệnh viêm gan A chúng ta phải

Làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A ?

Đề bài

Làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A ?

Lời giải chi tiết

- Muốn phòng bệnh cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

- Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min ; không ăn mỡ ; không uống rượu.

Loigiaihay.com

Hepatitis A in Vietnamese

Viêm gan A là bệnh gan truyền nhiễm do bị nhiễm vi-rút Viêm Gan A (HAV). Mức độ nghiêm trọng có thể dao động từ bệnh nhẹ kéo dài trong vài tuần đến bệnh nặng kéo dài vài tháng.

Có những triệu chứng nào?

  • Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 2 đến 6 tuần sau khi phơi nhiễm vi-rút viêm gan A. Thời gian bị bệnh khác nhau và hầu hết mọi người đều hồi phục trong vòng 3 tuần. Nhiễm viêm gan A trở nên nặng hơn khi già đi và rất hiếm khi xảy ra các trường hợp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và suy gan. 
  • Ở người lớn, các triệu chứng ban đầu bao gồm:
    • Chán ăn
    • Buồn nôn và nôn mửa
    • Mệt mỏi
    • Sốt
    • Đau dạ dày hoặc đau sườn
  • Nước tiểu màu vàng đậm hoặc nâu, phân nhạt màu hoặc màu trăng trắng (đi đại tiện) và vàng da (vàng mắt hoặc da) cũng có thể xuất hiện nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy.
  • Người bệnh có thể có tất cả hoặc chỉ một vài triệu chứng.
  • Một số người bị nhiễm viêm gan A, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể chỉ bị bệnh nhẹ giống như cúm mà không bị vàng da, hoặc có thể không có triệu chứng nào cả.

Viêm gan A lây truyền như thế nào?

  • Viêm gan A có thể lây lan: Những người khác bị nhiễm khuẩn khi tay, thực phẩm, hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho vào miệng. Chỉ cần lượng vi-rút rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt cũng có thể làm lây lan bệnh.
  • Viêm gan A có thể lây lan:
    • Khi một người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.
    • Qua uống nước hoặc ăn động vật có vỏ bị nhiễm vi-rút.
    • Qua hoạt động tình dục nếu tay hoặc miệng tiếp xúc với phân hoặc các bộ phận của cơ thể bị dính phân.
  • Một người dễ lây nhiễm cho người khác nhất trong vòng 2 tuần trước đến 1 tuần sau khi triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện.
  • Viêm gan A không lây truyền qua việc hôn nhau, hắt hơi hoặc qua nước bọt.

Viêm gan A được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

  • Viêm gan A được chẩn đoán qua xét nghiệm máu.
  • Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh viêm gan A.
  • Nên nghỉ ngơi, ăn chế độ ăn uống ít chất béo và nhiều nước. Nên tránh ma túy và rượu.

Phòng ngừa viêm gan A như thế nào?

  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh viêm gan A là thông qua chủng ngừa vắc xin viêm gan A, giúp phòng bệnh trong nhiều năm. Nên chủng ngừa cho:
    • Tất cả trẻ em từ 1 đến 18 tuổi.
    • Đàn ông quan hệ tình dục với những người đàn ông khác.
    • Người sử dụng ma túy (có tiêm chích và không tiêm chích).
    • Du khách quốc tế ở nơi bệnh viêm gan A phổ biến (bao gồm tất cả các khu vực trên thế giới ngoại trừ Canada, Tây Âu và Scandinavia, Nhật Bản, New Zealand và Úc).
    • Những người mắc bệnh gan mạn tính, bao gồm cả viêm gan B và viêm gan C mạn tính.
    • Những người bị rối loạn yếu tố đông máu, như bệnh hay chảy máu.
    • Bất kỳ ai muốn được phòng ngừa bệnh viêm gan A.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước máy ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã và trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn.
  • Chỉ uống nước từ các nguồn đã được phê duyệt. Khử trùng nước bằng clo như được khuyến nghị tại Hoa Kỳ sẽ làm bất hoạt HAV. Đun sôi hoặc nấu chín thức ăn (bao gồm cả động vật có vỏ) và các mặt hàng đồ uống ít nhất 1 phút đến 185° F (85° C) cũng sẽ làm bất hoạt HAV.
  • Nếu bạn bị phơi nhiễm với vi-rút viêm gan A:
    • Nếu bạn tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng hai tuần trước khi các triệu chứng của người đó bắt đầu cho tới một tuần sau đó và bạn chưa được chủng ngừa viêm gan A hoặc từng nhiễm viêm gan A, bạn có thể có nguy cơ nhiễm viêm gan A.
    • Điều trị phòng ngừa thường có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan A nếu được tiến hành trong vòng 14 ngày kể từ ngày phơi nhiễm. Có thể nên điều trị phòng ngừa nếu bạn:
      • Đã ăn thức ăn hoặc cho đồ vật vào trong miệng của bạn đã được một người bị nhiễm viêm gan A cầm nắm.
      • Đã quan hệ tình dục hoặc có tiếp xúc gần gũi khác với một người mắc bệnh viêm gan A.
      • Là trẻ đang tham dự, hoặc nhân viên của chương trình chăm sóc trẻ trong đó một trẻ hoặc nhân viên khác bị viêm gan A.

  • Last Updated August 6, 2019    

Viêm gan A là bệnh do virus viêm gan A gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Để có cách phòng bệnh viêm gan A hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này cũng như con đường lây truyền bệnh.

1. Con đường lây nhiễm virus viêm gan A

Theo các chuyên gia y tế, viêm gan A có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiêu hóa (cụ thể là đường miệng và đường hậu môn). Bệnh hiếm khi lây qua máu vì virus viêm gan A ít xuất hiện trong máu.

Phòng bệnh viêm gan A chúng ta phải

Viêm gan A có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiêu hóa (cụ thể là đường miệng và đường hậu môn)

Trường hợp có thể nhiễm virus viêm gan A như:

  • Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.
  • Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm mầm bệnh.
  • Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh.
  • Dùng chung bồn cầu và bô vệ sinh với người mắc bệnh

2. Cách phòng bệnh viêm gan A

Để có cách phòng ngừa viêm gan A hiệu quả cần loại bỏ các con đường lây truyền bệnh. Cụ thể như sau:

Phòng bệnh viêm gan A chúng ta phải

Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, ăn chín uống sôi sẽ giúp phòng ngừa virus viêm gan A hiệu quả

  • Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, không ăn những thực phẩm sống, tái, chưa được chế biến chín kỹ hoặc những thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người có bệnh. Trong ăn uống không gắp thức ăn hoặc mớm cơm cho trẻ.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Việc vệ sinh tay sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể, trong đó có virus viêm gan A.
  • Chú ý vệ sinh môi trường sạch sẽ, xử lý nguồn nước, xứ lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải để tránh lây nhiễm nguồn nước hoặc là nơi chứa mầm bệnh, dễ phát tán ra môi trường, gây hại cho sức khỏe.

Phòng bệnh viêm gan A chúng ta phải

Ngoài ra, để phòng ngừa viêm gan A, cha mẹ cần cho bé tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh theo đúng lịch tiêm chủng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

  • Vệ sinh thật sạch bồn cầu, bô vệ sinh nếu trong gia đình có người mắc viêm gan A
  • Hạn chế tắm, giặt ở những vùng ao tù, nước đọng, những nơi công cộng
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng của Bộ Y tế.

Trên đây là những cách phòng ngừa viêm gan A hiệu quả mà chúng ta nên lưu ý hàng ngày để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp nhiễm virus viêm gan A cần chú ý tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Đồng thời tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm kiểm soát và nắm được tình trạng bệnh cụ thể, xử trí kịp thời nếu bệnh tiến triển hoặc biến chứng xảy ra.