Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt tuần 22

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Học kì 2 chọn lọc, mới nhất gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt 5.

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt tuần 22

Tải xuống

Tuần 18

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 18 có đáp án

Tuần 19

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 có đáp án

Tuần 20

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án

Tuần 21

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 có đáp án

Tuần 22

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 có đáp án

Tuần 23

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 có đáp án

Tuần 24

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 24 có đáp án

Tuần 25

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 có đáp án

Tuần 26

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 có đáp án

Tuần 27

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 có đáp án

Tuần 28

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 có đáp án

Tuần 29

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 có đáp án

Tuần 30

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 có đáp án

Tuần 31

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 có đáp án

Tuần 32

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 32 có đáp án

Tuần 33

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 có đáp án

Tuần 34

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 có đáp án

Tuần 35

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 có đáp án

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 18

Thời gian: 45 phút

A- Kiểm tra Đọc

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm )

Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK ) và trả lời câu hỏi (TLCH) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai ( Giải đáp – Gợi ý )

(1) Mùa thảo quả ( từ Sự sống cứ tiếp tục đến nhấp nháy vui mắt )

TLCH : Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?

(2) Hành trình của bầy ong ( 2 khổ thơ cuối )

TLCH : Hai dòng thơ cuối bài nói gì về công việc của loài ong ?

(3) Hạt gạo làng ta ( 3 khổ thơ đầu )

TLCH : Những điệp từ trong khổ thơ đầu nhằm nhấn mạnh điều gì ?

(4) Về ngôi nhà đang xây ( 3 khổ thơ đầu )

TLCH : Những chi tiết nào vẽ nên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ?

(5) Thầy thuốc như mẹ hiền ( từ Hải Thượng Lãn Ông đến cho thêm gạo, củi )

TLCH : Những chi tiết nào cho thấy lòng nhân ái của Lãn Ông ?

II – Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )

Lòng nhân ái thật sự

Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ ở gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.

Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng : “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.”. Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói,… Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con : “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh.”.

Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kĩ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói : “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”.

Con gái tôi gật đầu nghiêm trang : “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.”

Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất.

( Theo Báo điện tử - hoathuytinh.com )

Câu 1 : Điều gì đã khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động ?

a- Bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm

b- Cơn bão vừa tàn phá một thị trấn làm nhiều gia đình phải sống khốn khó

c- Bài báo kêu kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình bị gặp nạn

Câu 2 : Người mẹ muốn dạy các con mình điều gì ?

a- Biết cho đi những thứ mà mình không cần dùng nữa trong cuộc sống

b- Biết nhận ra mình là người may mắn và giúp đỡ người gặp khó khăn

c- Biết chia sẻ với những con người đã gặp hoàn cảnh không may mắn

Câu 3 : Cô bé 3 tuổi đã gửi bạn gái trong bức ảnh cái gì ?

a- Rất nhiều đồ hộp, xà bông, mì gói và đồ chơi cũ

b- Con búp bê cũ nhưng là đồ chơi bé yêu thích nhất

c- Con búp bê cũ là đồ chơi bé không thích chơi nữa

Câu 4 : Câu nói của cô con gái 3 tuổi làm người mẹ sững người và nhận ra điều gì ?

a- Đem cho tất cả những gì mình có mới là lòng nhân ái thực sự

b- Đem cho những thứ mình yêu quý nhất mới là lòng nhân ái thực sự

c- Đem cho bất cứ cái gì của mình cũng thể hiện lòng nhân ái

Câu 5 : Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ nhân nghĩa ?

a- nhân đức, nhân hậu, thiện chí

b- nhân đức, nhân từ, lương thiện

c- nhân đức, nhân hậu, nhân từ

Câu 6 : Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa ?

a- độc ác, hung bạo, bất lương

b- hung bạo, ác nghiệt, bất tử

c- ác nghiệt, hung tàn, dữ dội

Câu 7 : Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ?

a- bàn bạc / bàn cãi

b- bàn chân / bàn công việc

c- bàn tay / bàn học

Câu 8 : Dòng nào dưới đây ghi đúng 3 đại từ xưng hô trong 2 câu “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không ?” ?

a- ta, dân, thầy

b- con, thầy, họ

c- ta, con, thầy

Câu 9 : Câu “Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất.” thuộc kiểu câu nào em đã học?

a- Ai làm gì ?

b- Ai thế nào ?

c- Ai là gì ?

Câu 10 : Bộ phận chủ ngữ trong câu “Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng.” Là từ ngữ nào ?

a- Nó

b- Nó ôm hôn

c- Nó ôm hôn con búp bê lần chót

B . Kiểm tra Viết

I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm )

Mùa xuân

Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.

Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.

( Theo Vũ Nam )

Chú ý : HS nhờ người khác đọc từng câu để viết bài chính tả trên giấy kẻ ô li.

II – Tập làm văn ( 5 điểm )

Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 15 câu ) tả một người thân của em.

( Chú ý : HS viết bài tập làm văn vào giấy kẻ ô li )

A- Đọc ( 10 điểm )

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm )

Đánh giá tương tự như hướng dẫn ở bài kiểm tra giữa học kì I ( Tuần 10 )

Trả lời đúng ý câu hỏi. VD :

(1) Khi thảo quả chín, dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng ; rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, rừng ngập hương thơm ; thảo quả như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới.

(2) Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp : hoa nở rồi tàn theo mùa, nhưng nhờ có loài ong hút nhụy hoa, chắt được những giọt mật ngọt tinh túy từ hương hoa, nhụy hoa, nên ong đã giữ lại được những mùa hoa cho con người.

(3) Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa của sông, từ hương sen thơm của các hồ nước, từ những lời hát của mẹ. Điệp từ nhằm nhấn mạnh trong hạt gạo bé nhỏ chất biết bao nhiêu tinh túy của đất trời, tình yêu và sức lao động của con người.

(4) Giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông đang nhú lên, bác thợ nề huơ huơ cái bay, nguyên màu vôi gạch, ô cửa chưa sơn, rãnh tường chưa trát vữa.

(5) Hải Thượng Lãn Ông không ngại khổ khi mùi hôi tanh từ các mụn mủ của đứa trẻ bốc lên giữa mùa hè nóng nực, trên chiếc thuyền nhỏ hẹp ; ông chăm sóc đứa bé hàng tháng trời, không lấy tiền công mà còn cho thêm gạo củi.

II – Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )

1.a ( 0,5 điểm )

2.c ( 0,5 điểm )

3.b ( 0,5 điểm )

4.b ( 0,5 điểm )

5.c ( 0,5 điểm )

6.a ( 0,5 điểm )

7.b ( 0,5 điểm )

8.c ( 0,5 điểm )

9.b ( 0,5 điểm )

10.a ( 0,5 điểm )

B – Viết ( 10 điểm )

I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm – 15 phút )

Em nhờ bạn ( hoặc người thân ) đọc để viết bài chính tả, sau đó đánh giá như hướng dẫn ở bài kiểm tra giữa học kì I ( Tuần 10 )

II – Tập làm văn ( 5 điểm, thời gian làm bài khoảng 35 phút )

- Viết đúng kiểu bài văn tả người. Bài viết có độ dài khoảng 15 câu, đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) ; nội dung bám sát yêu cầu đề, miêu tả được một vài nét nổi bật về ngoại hình, hoạt động của người được tả ; bộc lộ được tình cảm yêu quý, gắn bó với người thân. Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

- Bài làm đạt những yêu cầu nêu trên có thể đánh giá ở mức Giỏi ( 5 – 4,5 điểm ). Tùy theo hạn chế trong bài làm, có thể đánh giá các mức còn lại như hướng dẫn ở Tuần 10 ( phần II, Tập làm văn )

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn,cô đưa cho tôi một cặp kính.

- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho bà cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác.”

Cô nhìn tôi như một người cho. Côn làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.

(Xuân Lương – Sưu tầm)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Vì sao cô giáo dẫn bạn học sinh đi khám mắt?

a- Bạn đã nói với cô rằng bạn cảm thấy mắt không bình thường

b- Cô nhận thấy bạn cầm sách đọc một cách không bình thường

c- Cô nhận thấy bạn bị đau mắt nên đọc sách không bình thường

d- Cô có bác sĩ nhãn khoa riêng nên có thể dễ khám mắt cho bạn

Câu 2 : Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?

a- Nói rằng đó là cặp kính rất rẻ, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm

b- Nói rằng có người hàng xóm đã nhờ cô mua tặng cho bạn chiếc kính để đọc sách

c- Làm cho bạn hiểu rằng bạn không phải là người nhận mà là người chuyển tiếp món quà đó cho người khác

d- Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng không nên khước từ lòng tốt của người khác.

Câu 3 : Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?

a- Cô là người hay dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh

b- Cô là người biết cho một cách tế nhị và là người luôn sống vì người khác

c- Cô là người rất cương quyết, không thay đổi quyết định của mình

d- Cô là người không muốn ai từ chối món quà do mình đã ban tặng

Câu 4 : Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a- Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho

b- Cần thường xuyên tặng quà cho người khác

c- Cần sẵn lòng nhận quà tặng của người khác

d- Cần có một cái gì đó để đem cho người khác

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1 : Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ

a) r hoặc d, gi:

Không một tấm hình, không một…òng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho…iêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại…áng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ

Anh là chiến sĩ…ải phóng quân.

(Theo Lê Anh Xuân)

b) ong hoặc ông:

Ôi phải chi l…được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh m…thế

Ôm cả non s… mọi kiếp người.

(Theo Tố Hữu)

Câu 2 : a) Ghi dấu X trước số thứ tự đầu các câu ghép

(1) Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận

(2) Vì tôi ngại không nhận chiếc kính nên cô đã kể cho tôi nghe một câu chuyện

(3) Nhìn thấy tôi cầm sách không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt

(4) Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô

(5) Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt chiếc kính

b) Gạch dưới các vế câu trong từng câu ghép ở phần a (chú ý gạch chéo giữa CN và VN của mỗi vế câu ghép)

Câu 3 : Điền dấu phẩy, quan hệ từ “còn” hoặc cặp quan hệ từ “tuy…nhưng…” vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép:

a) Hòa học tốt môn Tiếng Việt….Vân lại học giỏi môn Toán

b) Mái tóc của Linh luôn buộc gọn gàng sau gáy…cái đuôi tóc cứ quất qua quất lại theo mỗi bước chân đi trông rất vui mắt

c)….cô giáo nói rằng chiếc kính này đã được một người đàn bà khác trả tiền từ lúc

tôi chưa ra đời………..tôi hiểu rằng cô đã cho tôi thật nhiều.

Câu 4 : Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người bạn đang kể chuyện trên lớp (hoặc ca hát, chơi nhạc cụ,…) theo hai cách em đã học:

- Mở bài trực tiếp:

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

- Mở bài gián tiếp:

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

Câu 5 : Viết đoạn kết bài cho bài văn nêu ở bài 4 theo hai cách em đã học:

- Kết bài không mở rộng:

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

- Kết bài mở rộng:

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................

Phần I – 1.b 2.c 3.b 4.a

Phần II –

Câu 1 : Điền đúng

a) Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ

Anh là chiến sĩ giải phóng quân.

b) Ôi phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Câu 2 : a) (2), (5)

b) (2) Vì tôi /ngại không nhận chiếc kính nên /cô đã kể cho tôi nghe một câu chuyện

(5) Tôi/ bước ra khỏi phòng, tay/ giữ chặt chiếc kính

Câu 3 : a) còn

b) dấu phẩy

c) Tuy…nhưng…

Câu 4 : Tham khảo:

- Mở bài trực tiếp: Bạn Minh Hòa lớp tôi vốn có tài kể chuyện rất hấp dẫn. Có lần, Minh Hòa kể chuyện trước lớp khiến tất cả cô trò chúng tôi đều cảm động và rưng rưng nước mắt.

- Mở bài gián tiếp: Chủ nhật vừa rồi, cả nhà tôi được đi xem bộ phim”Đừng đốt” của đạo diễn Đặng Nhật Minh nói về liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Lúc bộ phim đã kết thúc, mọi người vẫn còn ngồi lặng yên vì xúc động. Tôi muốn đến lớp kể cho các bạn nghe về bộ phim mới xem nhưng khả năng kể chuyện của mình lại chưa hay. Ôi, giá mà tôi có tài kể chuyện hấp dẫn như bạn Minh Hòa, người đã kể chuyện về chị Võ Thị Sáu làm cả lớp tôi bồi hồi, xúc động.

Câu 5 :

– Kết bài không mở rộng: Vừa dứt câu cuối cùng. Minh Hòa cúi chào cả lớp. Lặng đi mất mấy giây, tràng pháo tay mới đột ngột vang lên như một phần thưởng xứng đáng cho tài kể chuyện hấp dẫn của Minh Hòa.

- Kết bài mở rộng: Minh Hòa đã kết thúc câu chuyện trong tiếng vỗ tay tán thưởng của cả lớp. Nhưng hình ảnh chị Võ Thị Sáu còn in đậm trong tâm trí mọi người và thúc giục chúng tôi kiên trì học tập, rền luyện tốt hơn. Tôi vừa khâm phục tài kể chuyện hấp dẫn của Minh Hòa vừa quý trọng tấm lòng yêu thương sâu nặng của bạn đối với nữ liệt sĩ Anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu.

Tải xuống