Phê bình văn học Hoài Thanh

Đối với các định nghĩa khác, xem Hoài Thanh [định hướng].

Hoài Thanh [1909  1982] có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên [ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê], là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hoài Thanh
Bút danhCông việcQuốc tịchDân tộcTư cách công dânHọc vấnGiai đoạn sáng tácThể loạiTrào lưuGiải thưởng nổi bật
Chân dung Hoài Thanh
Văn Thiên, Le Nhà Quê
Nhà thơ, Nhà văn, Viết báo, Dạy học
Việt Nam
Kinh
Việt Nam
Thành chung
1936 - 1982
Trữ tình
Thơ mới
Giải thưởng Hồ Chí Minh

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi [Hà Nội] thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế [tháng 9 năm 1945]; cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội [từ 1945  1946]; công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam [từ 1947 đến 1948]; ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam[1950]; Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương [1950  1956]; Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội [1958]. Trong khoảng 10 năm 1958  1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959  1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Mục lục

  • 1 Tác phẩm
  • 1.1 Đánh giá về tác giả
  • 1.2 Đánh giá của tác giả
  • 1.3 Về văn chương Việt Nam
  • 2 Giải thưởng và tôn vinh
  • 2.1 Truy điệu
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích
  • 5 Liên kết ngoài

Tác phẩmSửa đổi

  • Văn chương và hành động [1936]
  • Thi nhân Việt Nam 1932  1941 [1941, cùng viết với Hoài Chân, nhưng Hoài Thanh là chủ yếu]
  • Có một nền văn hóa Việt Nam [1946]
  • Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du [1949]
  • Nhân văn Việt Nam [1949]
  • Xây dựng văn hóa nhân dân [1950]
  • Nói chuyện thơ kháng chiến [1951]
  • Nam Bộ mến yêu [1955]
  • Quê hương và thời niên thiếu của Bác [cùng viết với Thanh Tịnh 1960]
  • Phê bình và tiểu luận tập 1 [1960], tập 2 [1965], tập 3 [1971]
  • Phan Bội Châu [1978]
  • Chuyện thơ [1978]
  • Tuyển tập Hoài Thanh [2 tập, 1982  1983]
  • Di bút và di cảo [1993]
  • Hoài Thanh toàn tập [4 tập, 1998]

Đánh giá về tác giảSửa đổi

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:
Vị nghệ thuật một nửa đời

Nửa đời còn lại vị người cấp trên

"Thi nhân" còn một chút duyên

Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...

X.S - Thơ chân dung[1]
  • Phản ứng của tác giả:
Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.
Hoài Thanh

Đánh giá của tác giảSửa đổi

Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.
Hoài Thanh

Về văn chương Việt NamSửa đổi

Một dân tộc khinh miệt cá nhân, không biết đến cá nhân, không thể có được nền văn chương phong phú là sự tất nhiên vậy, Nếu bây giờ ta muốn cho văn chương ta ngày một thêm phong phú, cần nhất phải để cho nhà văn được tự do
Hoài Thanh [2]

Giải thưởng và tôn vinhSửa đổi

Truy điệuSửa đổi

  • Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật [2000].[3]
  • Hiện nay, ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên Hoài Thanh và một phố ở Hà Nội [nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II]...

Xem thêmSửa đổi

  • Vương Trí Nhàn

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Phong Lê [Chủ nhật, 21 Tháng 3 2010 04:44]. Hoài Thanh - Tác giả "Thi nhân Việt Nam" [bằng tiếng Việt]. Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng 3 2010. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày=|ngày lưu trữ= [trợ giúp]
  2. ^ Việt Nam thế kỷ XX và những xu hướng lựa chọn tư tưởng văn nghệ nước ngoài, vanhoanghean, 05 Tháng 4 2016
  3. ^ PHẠM XUÂN NGUYÊN [12 tháng 7 năm 2009]. Trăm năm nhìn lại Hoài Thanh: Giải nỗi oan và ức [bằng tiếng Việt]. Tuổi trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010. Theo Thể thao & Văn Hóa[liên kết hỏng]

Liên kết ngoàiSửa đổi

Chủ Đề