Phát canh thu tô thời Pháp thuộc là gì

Nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc

Ngày 22:33:10, 15-08-2017 Tác giả Trần Thị Huyền

Nông nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của tư bản Pháp (1897-1914)

Nông nghiệp là ngành đầu tư ít vốn mà dễ dàng thu được lợi nhuận. Vì vậy, ngay từ những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào đầu tranh vũ trang của nhân dân ta đang phát triển mạnh, chúng đã ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân trên quy mô lớn với nhiều hình thức. Năm 1897, triều đình Huế kí điều ước nhượng cho thực dân quyền khai khẩn đất hoang. Ngày 1 - 5 - 1900, thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sờ hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến để dễ cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Đất hoang, đất vô chủ thực ra là những ruộng đất màu mỡ của nông dân bị thực dân Pháp đuổi đi để chiếm đoạt. Ở Nam Kì, chúng vét sông, đào mương, thu hút nông dân đến khai thác, thì tư bản Pháp chiếm đoạt làm của riêng bằng hình thức mua của Nhà nước với giá rẻ mạt (80 đồng/1000 hecta ruộng - tức là 192 phơ răng năm 1900), hoặc được nhà nước cấp không. Vì thế Paul Emery, Labat, Porong Do và Lika, mỗi tên đều chiếm từ 2000 đến 20000 hecta đất cấy lúa.

Ở Trung Kì và Bắc Kì, ruộng đất của nghĩa quân thời Cần Vương và Văn thân, ruộng đất của nông dân sơ tán đi nơi khác đều bị coi là vô chủ' và bị chúng chiếm để lập đồn điền; cả nương rẫy của nhân dân các dân tộc ít người cũng bị coi là đất hoang và bị chiếm đoạt. Ở Bắc Kì, đến năm 1902 chúng đã chiếm tới 182000 hecta đất, trong đó có 50000 hecta ờ những vùng trù phú nhất như Nam Định, Phủ Lí, Bắc Ninh Gobert chiếm 11.720 hecta ở Bắc Ninh;Marty chiếm 1183 hecta của 22 làng sau cuộc khởi nghia Bãi Sậy; Chesnay, Tartarin, De Montpezat chiếm hàng vạn hécta sau khi đàn áp nghĩa quân Đề Thám; Bourgoin Meiffte chiếm gần 1000 hecta của 57 làng ven sông Đà. Giáo hội Thiên chúa cũng là một trong những thủ phạm cướp đoạt ruộng đất. Chỉ ruộng ở Nam Kì, Giáo hội đã chiếm một phần tư diện tích đất cày cấy.

Năm 1890, cả nước bị thực dân Pháp chiếm 10.900 hecta, năm 1900 đã chiếm 301.000 hecta, 1912 chiếm 470.000 hecta ở Bắc Kỳ. Năm 1901, chúng lập được 244 đồn điền, phần lớn trồng lúa. Ngoài ra còn có đồn điền trồng cao su, cà phê, chè. Diện tích cao su từ năm 1897 đến năm 1920 là 7201 hecta. Năm 1900 đã xuất khấu được 180 tấn cà phê từ năm 1888 đã có những đồn điền trồng thí nghiệm ở cả ba kì Bắc, Trung, Nam. Từ những năm đầu thế kỉ, sản lượng cà phê ngày càng tăng và là một nguồn lợi đáng kể cho tư bản Pháp. Rừng cũng bị chúng chiếm đoạt để lập những khu lâm khẩn. Riêng Công ti Lâm khẩn Bắc Kì năm 1908 đã chiếm tất cả 90000 hecta rừng.

Phương thức kinh doanh của thực dân Pháp ở các đồn điền nông nghiệp chủ yếu vẫn là phát canh thu tô theo lối bóc lột phong kiến. Chúng không quan tâm đến việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp (trừ một vài đồn điền ở Nam Kì). Nhưng chúng cũng phải lưu ý tới nhiều mặt để khỏi tốn kém, sức lao động không bị kiệt quệ, đất đai không bị khô cằn. Theo Pierre Gourou, năm 1870 ở Nam Kì diện tích canh tác là 522000 hecta, sản lượng gạo xuất khẩu 229000 tấn, đến năm 1910 diện tích canh tác đã tăng lên 1528000 hecta, sản lượng gạo xuất khẩu 1109000 tấn.

Như vậy, cả điện tích canh tác lẫn xuất khẩu gạo dần tăng lên mạnh.

Chính sách nông nghiệp thời chiến tranh thế giới thứ nhất của thực dân Pháp (1914-1918)

Do nông nghiệp chính quốc ngay từ đầu chiến tranh bùng nổ đã bị tàn phá nặng bởi bom đạn Đức, nhu cầu các nông sản cho lương thực và công nghiệp lại cao, nên chủ trương của thực dân Pháp là đẩy mạnh việc phát triển trồng trọt ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Nông nghiệp Việt Nam từ chỗ chuyên canh trồng lúa, phải dành một phần diện tích canh tác để trồng một số giống mới. Cây lương thực có lúa Tây Ban Nha, các loại đậu tây (có cả đậu Phờlorit) và đậu Vân Nam; công nghiệp có thầu dầu Ai Cập, kể cả thuốc lá Cuba. Ở các tỉnh miền trung du Bắc Bộ, có tới 251 hecta đất trồng lúa chuyển sang trồng dâu tây. Trong các cây công nghiệp thì cao su giữ địa vi trọng yếu. Chiến tranh bùng nổ, việc khai thác kém đi, vừa có hại cho bọn chủ tư bản kinh doanh ngành này, vừa làm cho ngân sách Đông Dương thất thu vì mất nguồn thuế xuất cảng cao su. Trước tình hình đó, chính quyền thuộc địa đã trích ngân sách Đông Dương để đảm bảo các khoản nợ cho các chủ đồn điền cao su.

Riêng ngành nông nghiệp trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai gây ra. Đầu năm 1915, hạn hán xảy ra ở nhiều tỉnh thuộc Bắc Kì (Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình, Lai Châu, Lang Sơn), nhiều nơi mùa màng bị mất trắng. Giữa năm lại xảy ra lụt lớn, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn (sông Hồng, sông Thao, sông Đà, sông Đuống, sông Trà Lí, sông Đáy) làm cho 221000 hecta ruộng các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Thái Bình bi ngập.

Giữa năm 1915, Nam Kì xảy ra hạn hán. Năm 1916, hạn hán ở Bắc Kì và Trung Kì, trong khi đó từ Quảng Ngãi trở vào bị lụt. Năm 1917, các tỉnh miền Trung lại bị lụt.

Chính quyền Đông Dương đề ra kế hoạch trị lụt từ trước chiến tranh, nhưng mãi tới cuối năm 1917 kế hoạch mới được Phủ Toàn quyền Đông Dương chuẩn y, hiệu quả rất hạn chế.

Đón trước thời cơ phát triển của ngành cao su sau chiến tranh, ngay từ tháng 7-1917, Công ti tài chính cao su Đông Dương, thường gọi là tập đoàn Rivaud được thành lập, trong đó các tập đoàn tư bản tài chính như Ngân hàng Dông Dương, Ngân hàng Pháp - Hoa, Công ti Anh em Denis Frères, Michelin nắm phấn lớn thế lực. Vốn đã được tập trung, lại được nhà cầm quyền ra sức giúp đỡ về một nhân công, tư bản Pháp kinh doanh ngành cao su ra sức đấy mạnh hoạt động. Ngay trong chiến tranh, chính quyền Đông Dương đã thành lập ở Nam Kì một Ủy ban dự thảo quy chế tuyển mộ phu ngoài Bắc vào làm việc tại các đồn điền trong Nam.

Nhiều đồn điền trồng cao su được thành lập, riêng ở Nam Kỳ đã có 533 chủ đồn điền hoạt động ở các tỉnh Gia Định, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh.

Nông nghiệp Việt nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp (1919-1929)

So với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp là ngành được thực dân Pháp chú trọng đầu tư khai thác nhiều hơn cả. Năm 1924, số vốn bỏ vào nông nghiệp là 62 triệu phơ răng, đến năm 1927 lên tới 400 triệu phơ răng. Với số vốn đó, thực dân Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta để lập đồn điền. Tính đến năm 1930, tổng số ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt đã lên đến 1,2 triệu ha. Sô ruộng đất này được khai thác và lập thành hàng trăm đồn điền, có đồn điền rộng tới vài nghìn ha. Riêng ở Bắc Kì, vào những năm 20 đã có 155 đồn điền, mỗi cái rộng trên 200ha.

Hầu hết các đồn điền đều được sử dụng để trồng lúa và các cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê... Tại các đồn điền trồng lúa, các chủ người Pháp cũng như người Việt vẫn thực hiện phương thức canh tác và bóc lột theo kiểu phong kiến, nghĩa là vẫn giao ruộng đất về cho các gia đình nông dân sản xuất rồi thu tô thuế. Các biện pháp kĩ thuật trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm bón, thu hoạch hầu như không được áp dụng. Tình hình đó dẫn đến năng suất lúa ở Việt Nam đạt mức thấp nhất so với nhiều nước khác ở châu Á (khoảng từ 11-12 tạ/ha, trong khi đó ở Xiêm là 18 tạ/ha, ở Malaixia là 21 tạ/ha).

Do nhu cầu của thị trường thể giới, nhất là thị trường Pháp, nên giá cao su sau chiến tranh tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà tư bản Pháp đã đố xô vào kiếm lời trong việc kinh doanh cao su. Riêng hai năm 1927 - 1928, các đồn điền cao su đã được đầu tư 600 triệu phơ răng. Nhờ việc tăng cường vốn đầu tư, diện tích trồng cao su được mở rộng không ngừng. Năm 1919, diện tích trồng cao su là 16.860 ha, đến năm 1926 tăng lên 18.000 ha và 5 năm sau đã tăng vọt lên gấp 4 lần, đạt 78.620 ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu vào ba công ti lớn: Công ty đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới và Công ti Michelin. Sản lượng thu hoạch cao su cũng ngày càng lớn, từ 3.600 tấn năm 1919 lên tới 6.796 tấn năm 1924. Riêng số nhựa cao su xuất khẩu vào năm 1929 đã đạt con số 10.000 tấn.

Bên cạnh cao su, nhiều đồn điền trồng chè, cà phê cũng được xây dựng và mở rộng diện tích, mạnh nhất là từ sau năm 1924. Tính đến năm 1930, thực dân Pháp đã có khoảng 10.000 ha cà phê, 3.000 ha chè, ngoài ra còn có hàng nghìn hecta dùng để trồng mía, bông, hồ tiêu

Nhìn chung, tốc độ phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam vào thời kì này vẫn tương đối thấp (đạt khoảng 1,4%/năm). Riêng ở Nam Kì, sản xuất nông nghiệp có nhịp độ phát triển cao hơn so với cả nước, đạt mức 8,5% trong những năm `20. Chỉ tính từ 1926 đến 1930. các tỉnh Nam Kì đã thu hoạch được 3.360 nghìn tấn lúa. Một phần sản lượng lúa đã được dùng để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong những năm 20, lúa vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, đạt từ 60% - 70% giá trị xuất khẩu. Năm 1880, sản lượng gạo xuất khẩu là 240.000 tấn thì đến năm 1928 đã lên 1.700.000 tấn, số lượng xuất khẩu gạo trong thập niên 20 tăng 26%, Việt Nam trở thành nước cung cấp gạo lớn thứ hai cho thị trường thế giới, sau Malaixia.

Nông nghiệp Việt Nam trong những năm 1930-1945

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, lúa gạo là sản phẩm chính của Việt Nam bị sụt giảm ghê gớm. Năm 1929, giá 1 tạ gạo hơn 11 đồng, năm 1933 còn hơn 3 đồng. Ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều, năm 1933 diện tích bỏ hoang tới 370.000 ha.

Năm 1936, Thống sứ Bắc Kì ra Nghị định cấp không cho những công dân Pháp làm đơn xin đất với diện tích dưới 500 ha để lập làng mới. Trong những năm 1936- 1939, tại đồng bằng Bắc Kì có 1.933.000 xuất đinh thì 968.000 người không có ruộng. Ở Trung Kì, số người không có ruộng và có ruộng dưới 0,5 ha ở tỉnh Quảng Trị chiếm 69,5%, ở tỉnh Thừa Thiên là 78%, Bình Định là 74%, Phú Yên và Khánh Hòa là 50,91%.

Ở Nam Kì, 909 địa chủ chiếm hữu hơn 480.000 mẫu ruộng, trung bình mỗi người chiếm 530 mẫu. Sau cuộc khủng hoảng, phần lớn ruộng đất tập trung vào tay tư bản Pháp và một số ít vào tay đại địa chủ, quan lại người Việt. Trong toàn quốc, khoảng 213 hộ nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng (khoảng 13- 14 triệu người). Đại bộ phận đất đai nông nghiệp độc canh trồng lúa. Phần còn lại trồng hoa màu như ngô, khoai, sắn.

Các đồn điền trồng cây công nghiệp phân bố ở Nam Kì và Trung Kì. Tính đến năm 1939, tống diện tích trồng cao su ở Việt Nam là 86.682 ha. Vào đầu năm 1937, Việt Nam có 920 đồn điền (Nam Kì có 902 đồn điền. Trung Kì có 17, Bắc Kì có 1) trong tổng số 1005 đồn điền toàn Đông Dương. Phần lớn số đồn điền này nằm trong tay tư bản nước ngoài. Tư sản Việt Nam chiếm khoảng 60% diện tích.

Kinh doanh đồn điền cao su, tư bản Pháp thu được lãi lớn. Công ti cao su Xuân Lộc, với số vốn 6 triệu phơ răng năm 1937 thu 4.193 ngàn, năm 1938 thu 6.146 ngàn, năm 1939 thu 8.833 ngàn phơ răng lãi.

Ngoài cao su, tư bản Pháp còn khai thác các loại cây công nghiệp khác như cà phê, chè, đay, gai, bông v.v.. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, diện tích trồng chè Đông Dương (chủ yêu là Việt Nam) khoảng 12.000 - 15.000 ha, sản lượng 10.000 - 11.000 tấn/năm. Diện tích trồng cà phê năm 1938 khoảng 800-900 hà, sản lượng 3000-4000 tấn/năm.

Trong thời kỳ cộng tác Nhật-Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai, chúng cướp đoạt trắng trợn tài sản của nhân dân ta. Chúng chiếm các cơ sở kinh tế của Pháp, in nhiều giấy bạc để tung ra thị trường vơ vét nguyên liệu, hàng hóa, lương thực. Chúng tăng thuế, thu thóc, thu bông, đay nặng hơn trước.

Chính sách vơ vét của Pháp - Nhật đã dẫn đến tình trạng đời sống nông dân bị kiệt quệ. Giá sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là giá lương thực. Giá gạo ở Bác Kỳ tháng 10-1944 là 150 đ/tạ, tháng 12 là 500 đ, tháng 2-1945 là 1000 đ.

Năm 1944 bị mất mùa, nhưng Pháp phải xuất sang Nhật 900.000 tấn gạo, cộng với số gạo cung cấp cho quân Nhật ở Đông Dương, số gạo Pháp dùng để nấu rượu và đốt thay than, số gạo Nhật tích trữ, vì thể đầu năm 1945 đã xảy ra nạn đới làm chết gần 2 triệu người.

>> Xem thêm thế hệ đồPhong kiến Việt Nam.