Pháp sư ngộ thông là ai

(Theo lời kể của Pháp Sư Ngộ Đạo | Phần 1)

1. Một lần nọ, ngay lúc giờ cơm trưa, vì công việc của đạo tràng nên Hàn Quán Trưởng đã trao đổi với ông chủ công ty kiến trúc rất lâu. Ở trên nhà ăn tầng bốn, lão Hòa Thượng cùng với khoảng mười mấy người xuất gia chúng tôi ngồi đợi ở đó. Ngồi đợi đúng một tiếng rưỡi, cứ ngồi ở đó đợi. Lão Hòa Thượng yên lặng chờ đợi, Ngài cũng không sốt ruột mà chỉ ngồi đợi ở đó. Chúng tôi đều bị sức định của Ngài ảnh hưởng, cũng không cảm thấy đói bụng nữa, mà cứ ngồi ở đó đợi hết một tiếng rưỡi. Ngài làm như vậy là đang dạy học, dạy học chính là từ [những việc] trong cuộc sống Ngài làm ra cho bạn xem, dẫn dắt bạn làm theo. Đợi hết một tiếng rưỡi, từ mười hai giờ đợi đến một rưỡi, Ngài vẫn yên lặng ngồi đợi như thế, mọi người thấy Sư phụ không động nên mọi người cũng chẳng dám động, cứ ngồi ở đó như như bất động, đợi hết chín mươi phút. Sau đó Hàn Quán Trưởng từ từ, từ từ đi xuống. Tuy nhiên sau khi trải qua lần nhẫn nhục đó thì tôi cảm thấy trong tâm rất định, cảm giác tâm có thể an nhẫn. Lão Hòa Thượng chính là dạy chúng ta, thứ nhất là lễ kính chư Phật, phải tôn trọng, bởi vì trong đạo tràng này Quán Trưởng là người lãnh đạo, phải tôn trọng bà, bà vẫn chưa đến ăn, thì mọi người phải đợi bà đến cùng ăn. Thứ hai chính là tu nhẫn nhục, xem coi lòng kiên nhẫn của chúng ta thế nào. Vì vậy, tôi đến Thư Viện cũng học được hạnh nhẫn nhục. (Trích lục từ bài giảng Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh – tập 26)

2. Năm xưa khi tôi đến Thư Viện, lão Hòa Thượng Ngài thật sự tu nhẫn nhục, tôi cũng bị hạnh tu nhẫn nhục của Ngài làm cho cảm động. Lão Hòa Thượng rời liên xã Đài Trung, đến Đài Bắc, chí nguyện của Ngài là muốn học giảng Kinh. Gặp được Hàn Quán Trưởng, Hàn Quán Trưởng bèn tìm chỗ, mượn địa điểm cho Ngài. Ban đầu, vẫn chưa có Thư Viện thì tôi đã nghe Kinh rồi, cho nên sự việc này tôi biết rất rõ, vô cùng gian nan, cũng nhận được sự hộ trì của Hàn Quán Trưởng. Tuy Hàn Quán Trưởng rất nóng tính, nhưng lão Hòa Thượng chỉ cảm niệm ân của bà, không hề ghi nhớ điều oán. Chỗ nào bà đối với Ngài không phải, Ngài trước giờ chưa hề nhắc đến, không nói một câu, chỉ nhớ đến ân của bà. Hết thảy Pháp sư giảng kinh nói về nhẫn nhục, thế nào là nhẫn nhục, [sự nhẫn nhục của] chúng ta hiện nay chẳng thấm vào đâu. Hàn Quán Trưởng thường chỉ vào mặt Ngài mà mắng, Ngài ở trên giảng đài giảng bài, còn bà ở bên dưới chỉ thẳng vào mặt mà mắng. Bà ấy hễ nổi giận thì ghê gớm lắm, nắm lấy cổ áo của lão Hòa Thượng lôi xuống lầu, có bao nhiêu Pháp sư có thể chịu đựng được chứ? Có lần vào dịp đầu năm lạy một ngàn danh hiệu Phật, một nữ cư sĩ của đạo tràng chùa Viên Thông chúng ta cãi nhau với Tăng cư sĩ, cả hai người đều khóc rồi đi báo với lão Hòa Thượng. Lão Hòa Thượng đã đảnh lễ với Tăng cư sĩ [rồi nói]: “Xin lỗi, do tôi đã dạy đồ đệ không tốt.” Ngài thật sự tu nhẫn nhục. Tôi vốn rất nóng tính nhưng nhìn thấy lão Hòa Thượng tu như vậy, một vị Cao Tăng Đại Đức như Ngài còn nhẫn được như vậy thì chúng tôi có đáng gì đâu chứ? Nhân đó mà tôi bị cảm động, cho nên hiện nay tôi cũng đang miễn cưỡng tu nhẫn nhục. (Trích lục từ bài giảng Sa Di Luật Nghi – tập 34)

3. Sư phụ Tịnh Không không cho phép chúng tôi đi hóa duyên. Ngày trước ở thư viện Hoa Tạng, khi đó Hàn Quán Trưởng bày ở trên quầy mấy cuốn sổ [ghi tên] những người muốn in Kinh, [hoặc] làm các hạng mục công tác nào đó, còn có một thùng công đức. Về sau Quán Trưởng vãng sanh, sau khi bà vãng sanh chúng tôi dọn đến đường Tín Nghĩa, lão Hòa Thượng không cho phép đạo tràng chúng tôi đặt thùng công đức, cũng không được bày những cuốn sổ đó ra nữa. Sư phụ nói: “Bạn để những cuốn sổ ở đó rõ ràng là muốn đòi tiền người ta, người ta bước vào nhìn thấy cuốn sổ ghi công đức đó, nếu không móc tiền ra thì cũng ngại.” Có lúc phải đưa tiền ra cũng thấy kỳ kỳ, rõ ràng là muốn đòi tiền người khác mà. Cho nên, mấy cuốn sổ ghi công đức của đạo tràng chúng tôi đều bị thu lại cất vào ngăn kéo, cũng không có thùng công đức, như vậy mọi người đến [đạo tràng] sẽ không có áp lực. Trước đây, thư viện của chúng tôi thường xuyên in Kinh, lúc đó tôi phụ trách việc in Kinh. Có một lần, một cư sĩ nói với tôi: “Pháp sư Ngộ Đạo à, lần sau có in Kinh thì xin Ngài cho con hay, con sẽ phát tâm.” Một ngày nọ Sư phụ cầm cuốn Kinh bảo tôi đi in, tôi lập tức cầm lấy điện thoại. Sư phụ nói: “Con làm gì vậy?” Tôi nói: “Có một cư sĩ muốn phát tâm in Kinh, hiện giờ Sư phụ muốn in Kinh, nên con gọi điện báo cho vị ấy, bảo ông ấy phát tâm.” Tôi cảm thấy việc này rất đỗi bình thường, không phải tôi hóa duyên nơi ông ấy, mà chính ông ấy nói muốn phát tâm. Sư phụ nói với tôi rằng: “Con đừng gọi điện vội, bộ con muốn đòi nợ người đó hay sao?” Tôi nghe xong ngỡ ngàng, sao lại trở thành đòi nợ được chứ? Là chính họ nói muốn phát tâm mà. Sư phụ khai thị cho tôi rằng: “Không sai, lúc đầu người đó nói với con như vậy, nhưng đã qua một thời gian rồi. Lúc trước, khi người ấy nói với con, có lẽ họ đã chuẩn bị sẵn một số tiền muốn làm việc tốt. Thế nhưng sau một khoảng thời gian, con có chắc là họ vẫn còn số tiền đó không? Hay là đã tiêu vào việc khác rồi? Con phải cân nhắc đến việc này. Nếu trước đây họ nói với con như vậy, khi đó họ có tiền, nhưng sau một thời gian, nếu món tiền đó cần phải dùng gấp vào một việc khác, họ đã dùng vào việc đó trước rồi, thì hiện giờ số tiền đó không còn nữa. Bây giờ con gọi điện cho họ, họ hiện giờ không có số tiền đó, chẳng phải con sẽ khiến người đó rất khó xử hay sao? Con không phải đang đòi nợ thì là gì?” Tôi nói: “Con hiểu rồi, con sẽ không gọi điện nữa, con sẽ để ông ấy chủ động tới nói muốn in Kinh, rồi mới nói với ông ấy việc này. Đây chính là tránh gây áp lực cho người khác.” (Trích từ bài giảng Tây Phương Xác Chỉ - tập 21)

4. Hai mươi mấy năm về trước, cảnh sát Vương ở cục cảnh sát Đài Bắc của chúng ta đảm nhận công tác phụ đạo cho các cảnh sát, ông phát tâm làm sách nói cho bộ Liễu Phàm Tứ Huấn, tức là mời phát thanh viên chuyên nghiệp của đài truyền hình thu âm bộ này. Cách đây hơn 20 năm, thời đó chỉ có băng cassette, ông đem đi kết duyên khắp nơi, chủ yếu là mang đến trường học. Lúc đó ông phát tâm rất lớn, báo cáo với Hòa Thượng ân sư của chúng ta, khi đó lão Hòa Thượng đưa cho ông hơn một triệu Đài tệ, toàn bộ đều dùng làm băng thu âm. Làm xong không bao lâu, ông bảo đã đem đi kết duyên hết rồi, bởi vì ông tặng rất nhanh. Sau đó ông lại đến báo cáo với Sư phụ là hết tiền rồi, cũng đã tặng hết rồi. Sư phụ dẫn tôi đến một ngân hàng tư nhân nhỏ ở Cảnh Mỹ để mở tủ két. Bởi vì tôi có một sư đệ là Pháp sư Ngộ Hoằng, hiện đang sống ở HongKong, nhà đất do cha mẹ của thầy ấy qua đời để lại bán được không ít tiền. Thầy ấy không kết hôn, sau khi xuất gia thì đều cúng dường cho Sư phụ. Bởi vì thư viện chúng tôi từng bị trộm đột nhập, cho nên đều đem gửi vào ngân hàng. Sư phụ dẫn tôi đi lấy số tiền đó, toàn bộ hơn hai triệu tệ đều đưa cho cảnh sát Vương thu âm bộ Liễu Phàm Tứ Huấn. Người có thể bố thí giống như lão Hòa Thượng chắc là chỉ có mỗi mình Ngài. Bởi vì Ngài đã tu đạt đến trình độ rồi nên Ngài mới làm được sự bố thí [như vậy], tôi còn lại hơn một triệu tệ đều đưa cho bạn hết. Sự việc này, lão Hòa Thượng của chúng ta xác thật đã làm ra một tấm gương rất tốt, thế nên tôi ít nhiều cũng học được một chút, học được một ít mà vẫn làm chưa đến nơi, thế nhưng cũng có một chút hiệu quả. Ngày nay có thể làm được một chút việc cũng là nhờ học tập được từ lão Hòa Thượng, học bố thí. Trước đây ở thư viện Hoa Tạng có một Ni sư tên Doanh Không, bà xuất gia rất sớm, còn sớm hơn lão Hòa Thượng của chúng ta một năm. Khi đó, bà đến thư viện để học giảng Kinh, bà nói với tôi rằng: “Thầy à, tiền người ta cúng dường cho Thầy, Thầy đừng đem đi bố thí hết mà hãy giữ lại chơi hụi đi. Sau này Thầy hãy mua một căn nhà, nếu không nhỡ may bị Quán Trưởng đuổi ra ngoài thì chỉ có nước đến ga xe lửa mà ngủ thôi. Về sau tôi nghe Sư phụ giảng kinh, Sư phụ không dạy chúng tôi như vậy, mà Ngài dạy phải nhanh chóng bố thí. Cho nên, tôi không nghe theo lời bà, nhưng cũng cảm tạ ý tốt của bà, tôi vẫn đem hết tiền đi in Kinh, học theo Sư phụ. Về sau bà tham gia chơi hụi thì bị một đồng tu gạt mất, ngày nọ bà đi đòi tiền bọn họ, tôi nói “Ban đầu may mà tôi không nghe lời bà, đi theo bà mà bị họ lừa thì bây giờ có đòi cũng không đòi được.” Vì vậy tôi đã lựa chọn đúng, lựa chọn bố thí. Đến năm nay, tôi đã xuất gia được 30 năm rồi, trước mắt tôi vẫn chưa phải ngủ ở ga xe lửa. (Trích lục từ bài giảng “Phương pháp sửa lỗi”)

5. Có người tặng cho lão Hòa Thượng của chúng ta những món đồ cổ, như là tranh chữ, đó là bản nguyên tác, là bản gốc. Lão Hòa Thượng không cần bản gốc đó, mà bản tranh gốc đều đem tặng cho viện bảo tàng, để những người chuyên nghiệp ở nơi đó bảo quản, cho mọi người cùng thưởng thức, Ngài cho rằng cách làm này là tốt nhất. Ngài nói nếu bạn giữ bức tranh gốc đó thì bạn sẽ phải lo lắng, bạn lại sợ đánh mất, sợ thất lạc, sợ bị hỏng, từ sáng đến tối phải bảo quản món đồ đó, thật rắc rối biết bao. Đừng đem chúng cất giữ ở đạo tràng của mình, nhà của mình, bởi như vậy là tăng trưởng tâm tham, không được chấp trước những thứ đó. 

Nam Mô A Di Đà Phật! (Trích lục từ bài giảng Sa Di Luật Nghi Yếu Lược) + Ban biên dịch: Pháp Âm Tuyên Lưu

+ Diễn đọc: Phật tử Thiện Quang

Là Phật tử Đông độ - phương Đông, nhất là ở VN, ai cũng biết 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” là tông chỉ, là cốt lõi, là Tam Bảo của Tam Bảo. Sáu chữ này còn thì Phật giáo còn, 6 chữ này mất là mất Phật giáo, 6 chữ này thay đổi là Phật giáo, nhất là PGVN thay đổi = tha hóa = biến chất.

Trong các phản hồi đó có rất nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, kiểm định và đáng tiếp tục rung chuông báo động, nhất là trước thềm đại hội Phật giáo các cấp, tiến tới Đại hội GHPGVN toàn quốc lần thứ VII.

Trong đó có một vấn đề được đặt ra, càng nghĩ càng thấy không phải là nhỏ, đó là tính chân xác và tính thực tiễn của việc đề nghị/ và đang ráo riết phổ biến việc thay sáu chữ chân ngôn “Nam mô A Di Đà Phật” thành bốn chữ “A Mi Đà Phật”.

Là Phật tử Đông độ - phương Đông, nhất là ở VN, ai cũng biết 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” là tông chỉ, là cốt lõi, là Tam Bảo của Tam Bảo. Sáu chữ này còn thì Phật giáo còn, 6 chữ này mất là mất Phật giáo, 6 chữ này thay đổi là Phật giáo, nhất là PGVN thay đổi = tha hóa = biến chất.

Dưới đây chúng con xin trích dẫn lại một số ý phản hồi khác nhau của quý độc giả:

1. “Chúng ta niệm A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật đều được cả, từ A Di Đà Phật thì đã từ xưa tới giờ còn từ A Mi Đà Phật là sau này và đã có người đính chính câu đó là đúng do chính Hòa thượng Chủ tịch Giáo Hội PGVN Thích Trí Tịnh đã nói và hành trì nếu bạn nào ko tin thì có thể lên chùa Vạn đức thực chứng”.

2. “Chính HT Chủ tịch HĐTS GHPGVN cũng đã dùng chữ A MI ĐÀ PHẬT. Trong cuốn PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ, HT đã dùng tới 11 lần chữ A MI ĐÀ PHẬT và 55 lần chữ A DI ĐÀ PHẬT.”

3. “Chúng ta không nên chấp nhất vào văn tự nữa mà hãy xả hết, như chư Tổ cũng thường nói: Trước Phật Oai Âm Vuơng còn không có tên chúng sanh đó là đạo”. Chữ A MI ĐA PHẬT hay A DI ĐÀ PHẬT HAY AMITABHA cũng đều nói đến đức Phật A DI ĐÀ.

4. “Trong một đạo tràng người niệm Di nguời niệm Mi, nghe không được đồng âm lắm …. Muốn phát sinh từ mới thì họp Hội đồng Trị sự để mà thay đổi. Một người A hay B nào đó, có ăn học một tí rồi tự ý thay đổi, ai cũng làm vậy thì một thời gian, nghe nó loạn hết "A Di Đà Bụt" "A Lô Đà Bụt"…”.

5. “Và quan trọng hơn, chính xác hơn, đó là thời gian vừa qua PHÁP SƯ NGỘ THÔNG - pháp tử của NGÀI TỊNH KHÔNG PHẬT SỐNG từ đất Phật ĐÀI LOAN trở về truyền ĐẠO tại nước ta, đã tuyên thuyết rằng…: "Ở VN, Tăng Ni Phật tử niệm ADI ĐÀ PHẬT là sai với nguyên tác kinh điển và không phù hợp với cách niệm của tiếng Đài Loan và tiếng Anh... Niệm như vậy sẽ không có mầu nhiệm, không có thần thông. Phải niệm A MI ĐÀ PHẬT thì mới đúng mới có hiệu quả màu nhiệm".

"Nguyên nhân của sai lầm đó là do thời nhà Nguyễn có 1 vị công chúa tên là Công tằng Tôn Nữ Thị MI, nên để tránh HÚY nhà chùa phải đọc chại thành DI. Cứ vậy rồi thành quen, các Thầy trong nước không được học hành chu đáo nên cứ tưởng là đúng"

"Nay đã có các quý Thầy đi du học từ Đài Loan về, có trí tuệ, cần phải giúp trong nước sửa chữa các sai lầm đó".

6. “Xin thưa, ai cũng biết lục tự Di Đà là …(Nam Mô A Di Đà Phật), kiến thức Phật học của Mèn tôi còn hạn hẹp, tôi phải sử dụng từ điển Hán - Việt để tra cứu, tất cả các từ điển Hán Việt đều viết chữ …"phiên âm tiếng Việt đọc là Di", vậy thì Mi đọc ở đâu?

Còn nếu đã cố tình chấp vào ngôn tự để đọc tụng "cho được nhiệm mầu, mong cầu có được thần thông" thì phải đọc ngôn ngữ Pali ….”

7. "Hơn nữa, còn có nhiều sai lầm, lệch lạc khác như kinh sách, nghi lễ, trang phục, kiến trúc, thờ tự,v,v, cũng cần phải thay đổi, làm sao cho PGVN được như PG Đài Loan..."

8. “Con xin đề nghị, để đáp ứng nhu cầu của đông đảo Phật tử và phù hợp với tính chính xác của kinh điển, TWGHPGVN nên có thông bạch cho Tăng ni Phật tử cả nước từ bây giờ không dùng A DI ĐÀ PHẬT nữa, mà chỉ dùng A MI ĐÀ PHẬT”.

9. TẤT NHIÊN LÀ THÓI QUEN ĐÃ QUÁ LÂU NÊN CŨNG CẦN CÓ THỜI GIAN MỚI SỬA SAI ĐƯỢC, VÀ CÁC THẦY NÊN LÀM GƯƠNG MẪU, NIỆM: A MI ĐÀ PHẬT.

Tuy vậy, chắc là sẽ không lâu lắm đâu, vì vừa qua, chỉ cần PHÁP SƯ NGỘ THÔNG và một số đệ tử với sự giúp đỡ nhiệt tình của các quý Thầy trong nước, đi rao giảng một số nơi, vậy mà A MI ĐÀ PHẬT đã khá là phổ biến.”

10 “Trong khi ta " Năm mô Lin chì hai hội phật bố tát" không hiểu... không hiểu... người Việt tụng kinh theo âm ngoại, mặc áo Hải Thanh”.

11. “Tín đồ Phật Giáo cũng "Sính Sư Ngoại" như: Mời Sư nước ngoài về giảng và hành lễ. Treo tranh ảnh Pháp Vương, Nhiếp Chính Vương, Cụ Tịnh Không v.v.... Tụng Kinh tiếng "Ngoại" như: Om pa ra....; Ga tê ga tê.....; Rồi A Mi Ta ...v.v...;”

12. “Trong khi các Bậc Cao Tăng hay Đại Danh Tăng trong nước như: Đức Đại Lão Hòa Thượng Pháp Chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ, Đức Đệ Nhất Phó Pháp Chủ kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh v.v.. Các Ngài đều gần 100 tuổi, xuất gia trọn cả cuộc đời tu hành chân chính, là những bậc danh Tăng xuất chúng xứng đáng là tấm gương cho chúng ta noi theo thì lại không ai treo ảnh!

Kinh sách thì do chính Các Ngài đã phải trọn cả cuộc đời này dày công nghiên cứu, phiên dịch từ các thứ chữ ra Tiếng Việt để chúng ta dễ dàng đọc tụng thì lại bị xem thường! Thật là uổng phí cả kiếp người! Thực đúng là: "NGỌC TRONG NHÀ MÀ KHÔNG BIẾT"!!!”

13. “Một số các vị Tăng - Ni giờ thích sính hàng ngoại. Người Việt, tu sỹ Việt nhưng lại thích vận đồ tu sỹ Trung Hoa (Đài Loan), Mời Pháp Sư Ngộ Thông (người Việt, tu bán thế ở Úc Châu) về VN tuyên truyền, tụ tập bỏ nội theo ngoại.”

14. “Xuyên suốt một chiều dài lịch sử của dân tộc, cho dù ở Triều đại nào, chế độ nào (kể cả ở thời chế độ độc tài gia đình trị "Diệm - Nhu", thì các Bậc Cao Tăng Việt Nam vẫn kế thừa Chư vị Lịch đại Tổ Sư VN xiển dương chánh pháp của Phật Đà.( ở Thế Kỷ 21 này cũng có rất nhiều các bậc Danh tăng thạc đức đang nối gót các Bậc tiền bối để hoằng dương Chánh Pháp, như: HT đệ Tam Pháp Chủ, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Giáo Sư Lê Mạnh Thát, Thượng Tọa Thích Chân Tính, TT Thích Chân Quang, TT Thích Nhật Từ, TT Thích Minh Hiền Chùa Hương, SC Hương Nhũ, ...).

Vậy có nhất thiết phải "sính ngoại" để mong PGVN ĐƯỢC GIỐNG NHƯ PG ĐÀI LOAN không?

Xin hãy là chính mình, là những tu sỹ VIỆT NAM, là Hậu duệ của Trần Nhân Tông đệ Nhất Tổ, Pháp Loa đệ nhị Tổ, Huyền Quang Tôn Giả đệ Tam Tổ để truyền bá Chánh Pháp của Phật Tổ, đừng bỏ gốc theo ngọn, đừng bỏ nội sính ngoại nữa.”

Chúng con xin có một vài ý kiến như sau:

Thứ nhất,

- Việc viện dẫn, HT chủ tịch có chủ trương thay A Di Đà Phật bằng A Mi Đà Phật là không có cơ sở. Đúng là trong cuốn “Pháp môn niện Phật” đứng tên HT có dùng

Phạn:     अमिताभ Amitābha, AmitāyusTrung:     阿彌陀佛(T) / 阿弥陀佛(S)Bính âm: Ēmítuó FóWade-Giles: E-mi-t’uo FoNhật:     阿弥陀如来 Amida NyoraiHàn:     아미타불 Amit'a BulMông Cổ:     ᠴᠠᠭᠯᠠᠰᠢ ᠦᠭᠡᠢ ᠭᠡᠷᠡᠯᠲᠦЦаглашгүй гэрэлтTsaglasi ügei gereltuОдбагмэд OdbagmedАминдаваа AmindavaaАюуш AyushTây Tạng:     འོད་དཔག་མེད་od dpag medÖ-pa-me yoong toog taaa

Việt:     A di đà Phật

chữ A Mi Đà Phật 11 lần, nhưng đều là trong các bài ghi lại, tóm lược đại ý, có thể do phương ngữ miền Nam, có thể dùng như một dạng khảo dị - tham khảo chứ không phải là chủ đạo. Trong khi đó chữ A Di Đà Phật được dùng nhiều gấp 5 = 55 lần, lại ở trong các chính bản văn tự, có tính chủ đạo, phổ biến.

- Việc Thầy Ngộ Thông dẫn lý do tránh húy (Mi phải chuyển thành Di) là hoàn toàn không có cơ sở, cả về lôgic và lịch sử. Không đời thuở nào Tên 1 vị Phật lại phải đổi để tránh tên 1 vị công chúa (!), huống hồ chữ Di đã có và đã được dùng trong chứ A Di Đà Phật từ trước đời Nguyễn rất, rất lâu rồi! Và trong thông sử nhà Nguyễn cũng không có ghi chép chuyện đó.

Do vậy đề nghị cho kiểm định lại tính xác thực của thông tin. Nếu quả thật Thầy Ngộ Thông có thuyết pháp như vậy trên pháp tòa, trước đại chúng thì thật là một điều đáng tiếc.

- Theo chỗ chúng con được biết, trong các kinh điển và từ, tự điển chứ Di không có thể đọc thành Mi, và không có chỗ nào chữ Mi lại được nằm trong từ A … Đà Phật.

- Tri thức của chúng con còn rất nhỏ bé kính mong các bậc chân tu thực học, cao minh chỉ giáo!

Do vậy, nếu sự lý giải trên là đúng thì, không có lý do gì, người Việt, PGVN lại đọc, viết và niệm A Di Đà Phật thành A Mi Đà Phật. Ngoại trừ, đó là người kém phúc bị tật nói ngọng, sính phát âm – nói, tụng, niệm theo kiểu ngoại quốc, ngoại ngữ, hay có dụng ý sâu xa nào khác!

Còn việc cho rằng thế nào cũng được, thực chất chỉ là một sự khờ khạo dễ dãi vô nguyên tắc mà thôi. Còn nếu có dụng tâm thì điều đó tất yếu đi đến khẳng định là nên niệm A Mi Đà Phật. Và rồi sự chiết chung đó tất yếu sẽ là: chùa xây kiểu gì cũng được, cũng đều là thờ Phật cả; và rồi Đạo nào cũng được!

Thứ hai,

- Việc xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng ráo riết của các Ban hộ niệm, đạo tràng, tổ cư sĩ Phật tử độc lập, ly khai khỏi Tăng đoàn, nằm ngoài sự lãnh đạo của các cấp GH là một thực tế đáng báo động. Theo chỗ chúng con được biết, thì ở HN, HP, Nam Định, v,v, tình hình này là phổ biến, với quy mô từ vài chục tới vài trăm người, thậm chí là một hiệp hội hoặc doanh nghiệp, cơ quan.

Họ tụ tập nhau lại, có sinh hoạt, có hoạt động Phật sự, từ thiện, lễ bái, tụng niệm, hành hương, bầu ra chúng trưởng, tổ trưởng. Khi cần thì mời/ thuê các Thầy tới thuyết giảng, lập đàn quy y… GHPG các cấp không có chế tài gì để ảnh hưởng tới họ. Do vậy nhiều quý Thầy có danh tiếng đã được họ mời tới các địa phương mở đạo tràng, thuyết giảng mà không cần biết đến các cấp Giáo hội.

Do vậy có thể nói, tuy họ ly khai Tăng đoàn, nhưng vẫn dựa vào 1 lực lượng, một thầy nào đó. Và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi họ dựa vào đó để phản ứng lại GH địa phương mà lại luôn cho mình là đúng!

Nếu ai cũng làm như vậy, các Quý thầy từ nước ngoài vào, trong Nam ra, gọi là đi truyền Đạo, đi hoằng pháp, rồi phát lịch, phát tán sách, băng đĩa, lôi kéo Phật tử, gây dựng các đạo tràng, tổ độc lập, gây áp lực đòi thay đổi cái nọ, thay đổi cái kia.

Việc Thầy Ngộ Thông – mang danh đệ tử của Pháp sư Tịnh Không (!) đi rao giảng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và nhiều nơi khác thời gian vừa qua, với sự trợ giúp của nhiều quý Thầy trong GH và sự hưởng ửng của đông đảo các chùa và Phật tử, không biết GHPGVN, Thành hội PGHN có được biết không? Song rõ ràng là ở đây có sự thiếu rõ ràng, mong nhận được chia sẻ từ các bên hữu quan.

- “Nam Mô A Di Đà Phật” mà họ/ chúng ta, dám nói/ nghe xúi bẩy, bùi tai còn định thay đổi, định xét lại, thì rồi cái gì, việc gì mà họ/ chúng ta không dám làm! Chả mấy chốc nữa không biết sẽ ra sao?

Thứ ba, Vấn đề sính ngoại, mất gốc ở một bộ phận Tăng Ni Phật tử ở nước ta là đáng báo động. Có thể do tâm lý, có thể do thiếu thông tin, nhiễu thông tin, và cũng có thể là do thiếu sự chỉ đạo, thống nhất quan điểm từ trong tổ chức GHPGVN.

Trong bao nhiêu năm qua, cái gì ở nước ngoài thâm nhập vào nước ta cũng được Tăng Ni Phật tử nước ta hồ hởi đón nhận, và dường như cái gì cũng hồ hởi thái quá. Không biết có phải ở cái cảnh “người được rồi người lại cười” hay không?

May mà PGVN hiện còn có Đức Pháp chủ, chư Tôn Trưởng Lão, các nhà lãnh đạo tịch mặc, vẳng lặng, bình tĩnh, quyền biến nên cơ sự chưa đến nông nỗi.

Đúng là có tình trạng rất nhiều chùa, tự viện thờ Phật và treo tôn ảnh kính ngưỡng Đức Đạt lai Lạt ma, đức Pháp vương Butan, các bậc Nhiếp chính vương theo truyền thống Tây tạng, Pháp sư Tịnh Không, v,v. có điều đó là do khi các đoàn đến thì đều mang theo ảnh để tuyên truyền rộng rãi. Và Tông phái, giáo phái nào cũng có cách quảng bá hình ảnh của vị thủ lĩnh tinh thần.

Duy chỉ có GHPGVN hiện nay là hầu như không!

Thử hỏi, trong số hơn 50.000 Tăng Ni VN hôm nay, có bao nhiêu phần trăm các vị biết đến danh tính, đạo hạnh, hình ảnh của Đức Pháp chủ đương kim? – thế thì việc treo ảnh thờ một vị Lama “hảo tướng”, hay một vị vô thượng sư “sành điệu” nào đó ở nhiều chùa là điều dễ hiểu.

Thứ tư, rồi tình hình, nhiều Thầy, trong đó có nhiều vị đi du học về, chỉ sinh hoạt lấy lệ với GH, còn bao nhiêu tâm sức xây dựng cơ ngơi riêng cho mình, làm các việc mới lạ, xây những chùa tháp trái lối, trang trí nội thất, bày biện đàn tràng khác lạ, đánh vào tâm hiếu kỳ để thu hút quần chúng, lập đạo tràng riêng, dưới danh nghĩa hoằng pháp lợi sinh. – Thực chất là ích kỷ, lợi dưỡng, là các “phú Tăng”, phá hoại Phật pháp, hủy báng Tăng già, làm ảnh hưởng đến uy tín, thể diện gây khó dễ cho GHPGVN.

Với họ, gọi là hoằng pháp, nhưng khẩu giáo, thân giáo, ý giáo lại xa lạ với tinh thần của Phật Pháp Tăng. Có chăng là tuyên thuyết xây dựng hình ảnh cho bản thân mình, cùng lắm là thầy mình, bưng bít các thông tin về GH, về các bậc chân tu đạo hạnh. Nếu có ai hỏi đến thì lờ tảng đi.

Thứ năm, Đúng là trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhưng nền tảng của GHPGVN ngày nay còn rất chông chênh, và còn rất nhiều việc cấp bách cần phải làm nếu muốn sự tồn tại là lâu dài.

Và hiển nhiên là lý do và chỗ dựa lớn cho sự tồn tại của GH ngày nay là sự hậu thuẫn, ủng hộ của chính thể. Đó quả thật là một sự yên tâm nào đó nhưng cũng thật là nguy hiểm. Do vậy, để tồn tại và trưởng thành, GHPGVN không thể không sáng láng và chủ động kiện toàn nội lực của chính mình – tứ chúng đồng tu, đồng trưởng.

Trong thời đại thế giới hòa nhập, sự giao thoa, trao đổi, ảnh hưởng trong ngoài, thay đổi, cải các là điều tất yếu. Tuy nhiên điều đó sẽ là vô nghĩa, thậm chí mọi sự tan nát, nếu như không kiên cố giữ gìn và làm sáng các giá trị cố hữu, bản chất, chân chất của Phật giáo nước nhà, vốn đã được thử thách hàng ngàn năm, trong đó có “Nam mô A Di Đà Phật”.

.......................................

nguồn : http://www.phattuvietnam.net/diendan/16436.html

________ Chúng con xin cám ơn TT Thích Giác Tâm đã gởi link này. ________