Phần tích phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Mục lục bài viết

  • 1. Phương pháp khấu trừ thuế
  • 2. Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, phương án khả thi xác định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu cùa quá trình sản xuất, lưu thông [phương pháp khấu trừ thuế] hoặc tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm phát sinh do chủ thể nộp thuế tạo ra [phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm]. Các phương án khác chỉ đúng về lí thuyết mà không có điều kiện thực tế. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

1. Phương pháp khấu trừ thuế

Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên cơ sở số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Điểm cần đặc biệt lưu ý, đối với phương pháp khấu trừ thuế, số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu.

Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hoá dịch vụ [trong giá thanh toán]. Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định thuế đầu ra được tính bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tính bằng giá tính thuế hàng hoá, dịch vụ đầu ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

- Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, theo quy định pháp luật.

- Thuê suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hoá dịch vụ.

- Thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra được xác định trên chứng từ hoá đơn hợp lệ của chủ thể nộp thuế. Pháp luật cũng quy định chặt chẽ trường hợp chứng từ không phản ánh số thuế giá trị gia tăng hoặc chỉ ghi nhận giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính ưong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hoá dịch vụ. Luật thuế giá trị gia tăng quy định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khẩu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hoá nhập khẩu. Như vậy, bằng một nghiệp vụ phát hành hoá đơn, có thể là cơ sở xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hoá, dịch vụ; đồng thời lại là căn cứ xác định số thuế đầu vào cho bên nhận hàng hoá dịch vụ. Đôi với chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, vừa là cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế đã hoàn thành ở khâu nhập khẩu, đồng thời là cơ sở để cơ quan thuế nội địa khấu trừ thuế đối với hoạt động tiêu dùng ở trong nước.

>> Xem thêm: Khái niệm cơ bản về giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả của hàng hóa ?

Thực hiện khấu trừ thuế đầu vào, cần phải lưu ý những điểm sau:

- Đối với tài sản cố định đầu tư để sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, phần thuế tương ứng giá trị tài sản đầu tư được xác định là thuế đầu vào để tính số thuế phải nộp.

- Không phải phần thuế giá ưị gia tăng của mọi giá trị hàng hoá dịch vụ ở khâu mua vào đều được coi là phần thuế đầu vào. Số thuế đầu vào được xác định tương ứng với phần hàng hoá, dịch vụ dùng cho hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

- Số thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào, kê khai trong tháng đó. Quy định này một mặt hỗ trợ cơ quan quản lí, một mặt là cơ sở để xác định điều kiện hoàn thuế giá ttị gia tăng.

- Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phải đủ điều kiện luật định.

Phương pháp khấu trừ thuế mặc dù cần có điều kiện áp dụng, nhưng đây là phương pháp có nhiều ưu điểm:

- Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế.

- Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.

- Đơn giản hoá quá trình quản lí và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ ttên chứng từ hoá đơn. Xét ở khía cạnh quàn lí, phương pháp khấu trừ thuế được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế. Điều này lí giải vì sao, pháp luật các nước đang áp dụng thuế giá trị gia tăng đều quy định phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp tính thuế chủ yếu của loại thuế này. Phương pháp khấu trừ thuế còn thúc đẩy các tổ chức kinh tế tiến hành hạch toán theo chuẩn mực pháp luật.

Với những đặc điểm, lọi thế của phương pháp khấu trừ thuế, chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải đạt những điều kiện nhất định:

>> Xem thêm: Mức thuế suất mới áp dụng với hộ kinh doanh cá thể năm 2022

- Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hoá đơn theo quy định hiện hành dành cho các chủ thể kinh doanh. Xem: Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá ttị gia tăng năm 2013.

- Đăng kí thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo đúng ưình tự luật định.

- Đăng kí với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Với xu hướng đổi mới công tác quản lí thuế, đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ của các chủ thể nộp thuế, đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ngày càng lớn và tiến tới áp dụng một phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thể nằm trong diện nộp thuế giá trị gia tăng.

2. Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Phương pháp trừ trực tiếp là phương pháp tính thuế mà theo đó: “Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đổi với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý” .

Lưu ý, chế độ kế toán, chứng từ hoá đơn của các chủ thể nộp thuế có thể khác nhau giữa doanh nghiệp ưong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về hệ thống kế toán, loại chứng từ hoá đơn phát hành.

- Để có được phần “giá trị tăng thêm của vàng bạc, đá quý”, pháp luật quy định “bằng giá thanh toán của vàng bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng bạc, đá quý mua vào tương ứng”. Như vậy, nếu phương pháp khấu trừ thuế xác định trực tiếp theo hiệu số thuế thì phương pháp tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể kinh doanh vàng bạc, đá quý.

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng phù hợp với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị quyết 43 từ 01/02/2022

Áp dụng phương pháp nộp thuế trên cơ sở trừ trực tiếp, cần lưu ý một số điểm:

- Căn cứ tính phần “giá trị tăng thêm” [bao gồm giá và lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra] là giá thanh toán, tức giá đã có thuế giá trị gia tăng được xác định trong chứng từ hoá đơn [Hoá đơn áp dụng cho chủ thể nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp là loại "Hoá đơn bán hàng"].

- Thuế suất áp dụng chung cho hàng hoá dịch vụ mua vào và hàng hoá dịch vụ bán ra.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ ở khâu mua vào, nếu không chứng minh được đã bán ra, đã cung ứng, không được xác định là phần giá trị được phép trừ đi khi tính phần “giá trị gia tăng”.

Chủ thể nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp trong trường hợp này được pháp luật chỉ rõ là cơ sở chế tác, kinh doanh vàng bạc, đá quy mà không quy định chung chung.

Ngoài trường hợp chủ thể kinh doanh vàng bạc, đá quý, phương pháp tính trực tiếp còn áp dụng đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỉ đồng; cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho đối tượng này được xác định bằng tỉ lệ phần trăm nhân với doanh thu.

Tỉ lệ 1% áp dụng đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hoá; 5% đối với dịch vụ, xây dựng, không bao gồm bao thầu nguyên liệu; 3 đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gan với hoạt động bao thấu nguyên vật liệu và 2% cho các hoạt động kinh doanh khác.

Cả hai trường hợp trên, tỉ lệ giá trị gia tăng do cơ quan thuế ấn định. Nếu xét về bản chất, cách xác định thuế giá trị gia tăng theo nội dung nêu trên thực chất là một hình thức áp thuế, khoán thuế.

Thực tế quản lí thuế cho thấy, các chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế chiếm tỉ lệ không lớn so với tổng các chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng nhưng số thuế được thu, nộp lại chiếm đa số. Ngược lại, chủ thể nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp chiém tỉ lệ lớn, nhưng tổng thu thuế giá trị gia tăng của các đối tượng này không cao, chi phí quản lí thuế lớn so với các chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

>> Xem thêm: Mức phạt tiền thuế chậm nộp theo quy định mới nhất năm 2022 ?

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Phương pháp khấu trừ là một trong những phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Phương pháp khấu trừ được áp dụng trong những trường hợp nào? Xác định thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ? Cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này.

Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ 

– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. 

+ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. 

+ Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. 

+ Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra. [Không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã]

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Cách xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ như sau: 

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Trong đó: 

– Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng =  Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng. Thì

Thuế giá trị gia tăng đầu ra = Giá thanh toán – Giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC

– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gi tăng mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Bao gồm cả tài sản cố định.

– Đối với những hoá đơn đặc thù [như tem, vé cước vận tải, vé xổ số thiết], trên hoá đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì kế toán phải tách thuế theo công thức:

Giá chưa thuế = Giá thanh toán [tiên bán tem, vé,…] / [1 + Thuế suất]

Thuế giá trị gia tăng phải nộp =  Giá thanh toán [tiền bán tem, vé…] – Giá chưa thuế

Xem thêm: Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Lưu ý tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp

+ Nếu số thuế giá trị gia tăng phải nộp > 0 [tức là Số thuế giá trị gia tăng đầu ra > Số thuế giá trị gia tăng đầu vào], nhưng doanh nghiệp chưa chắc đã phải nộp thuế vì điều này còn phụ thuộc vào số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang.

+ Nếu số thuế giá trị gia tăng phải nộp < 0 thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng [đối với trường hợp kê khai theo tháng] hoặc trong quý [đối với trường hợp kê khai theo quý] thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Xem thêm: Giá tính thuế giá trị gia tăng

Xử lý trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh

Với số thuế giá trị gia tăng đầu ra

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ:

– Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn > thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn.

– Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn < thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăngthì phải kê khai, nộp thuế theo thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Với số thuế giá trị gia tăng đầu vào

Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ:

– Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua vào > thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng

thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

– Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn

thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn. Nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán;

– Nếu thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn< thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng

thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ

– Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu. Khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn giá trị gia tăng bán ra = mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu. Nhưng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đã khai [ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa] < thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn giá trị gia tăng được xác định là giá đã có thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng để làm cơ sở xác định đúng số thuế giá trị gia tăng phải nộp và xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp khấu trừ khi kê khai thuế giá trị gia tăng. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – công ty cung cấp dịch vụ kế toán thuế

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: Kế toán thuế Doanh nghiệp  

Video liên quan

Chủ Đề