Phần tích nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mẫu giáo đảm bảo đủ dinh dưỡng phát triển cả thể chất lẫn tinh thần rất quan trọng hiện nay. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non các bạn cùng tham khảo nhé.

XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN

Khẩu phần ăn là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo đó, chế độ ăn cho mỗi đối tượng được biểu hiện bằng số bữa ăn trong một ngày. Sự phân phối các bữa ăn trong những giờ nhất định có chú ý đến khoảng cách giữa các bữa ăn và phân phối cân đối tỉ lệ năng lượng giữa các bữa ăn trong một ngày.

Khẩu phần tính thành lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa, hàng ngày, hàng tuần gọi là thực đơn.

Phần tích nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non

>>Tham khảo thêm: Những phần mềm quản lý mầm non tốt nhất 2020

>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng của trẻ từ 3 đến 5 tuổi

CÁCH TÍNH KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ MẦM NON

    • Nhà trẻ chiếm 60-70%
    • Mẫu giáo chiếm 50%

Năng lượng được phân chia như sau:

Các bé nhà trẻ sẽ có khoảng :

    • 30 – 35% tập trung vào buổi trưa
    • 25% tập trung vào buổi chiều
    • 5-15% tập trung vào buổi xế chiều.

Các bé mẫu giáo (tối thiểu 50%):

    • 30-40% tập trung
    • 10-15% tập trung vào buổi xế chiều.

Khẩu phần ăn phải đảm bảo cân đối và hợp lý:

Trước hết bạn cần phải đảm bảo đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng bao gồm 4 nhóm thực phẩm : P-L-G-Vitamin và muối khoáng. Protein không được sử dụng có hiệu quả nếu thiếu năng lượng và một số vitamin. Con người nhất là trẻ em muốn tạo máu không cần đạm mà cần sắt, đường, Vitamin B12.

    • Cân đối năng lượng: P-L-G-Vitamin và chất khoáng: Cân đối P: 12-15%, L: 20-25%, G: 60-70%
    • Cân đối Protein: Là thành phần quan trọng nhất

Tỉ số Protein nguồn gốc động vật so với tổng số Protein là 1 tiêu chuẩn nói lên chất lượng Protein trong khẩu phần. Đặc biệt trẻ em 50% động vật, 50% thực vật (cho phép 8% ĐV, 6% TV vì thực vật nhiều trẻ ăn không hết).

    • Cân đối Lipid: Tổng số lipid thực vật/tổng số lipid: 2 nguồn chất béo động vật và thực vật phải có mặt trong khẩu phần ăn. Hiện nay một số trường có khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật không hợp lý và khoa học. Lĩnh vực khoa học cấu tạo của não cần chất béo mà chất béo thực vật là sản phẩm oxy hoá (các axit béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể).
    • Cân đối Gluxit: Người lớn cần 60-70% và trẻ em 61%. Vì vậy lượng đường không quá 10% năng lượng của khẩu phần.
    • Cân đối Vitamin: Các Khoáng chất như photpho, canxi, magie. Đối với trẻ em: tỉ lệ canxi/PP 1 – 1,5.

CÁCH TÍNH KHẨU PHẦN ĂN CHO TRẺ MẦM NON CÂN ĐỐI

Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng:

Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng:

Tiêu chí Protit Glucid Lipid
Tính % 14 16 70
Thông thường 12 27 61
Thực tế ăn vùng thành thị 14 26 60
Nông thôn 15 25 60

Cần đảm bảo tính nguyên tắc mà các nhà khoa học đã nghiên cứu

– Tối đa chất đạm 15%, tối thiểu 12%

– Lipid cho phép 30%.Tuy nhiên ở miền Nam khí hậu nóng, vì vậy tối đa: 27, tối thiểu: 25

Khi xây dựng khẩu phần ăn cần:

    • Dựa vào tỉ lệ nào thì phải căn cứ vào thực trạng của nhà trường (Ví Dụ: trẻ năm nay dư cân nhiều hoặc trẻ bị SDD nhiều, hoặc trẻ trung bình)
    • Tiền ăn như thế nào?
    • Mức ăn của trẻ
    • Cần nghiên cứu sâu vai trò từng chất, cấu tạo, khả năng gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trí tuệ, tầm vóc, bệnh tật.
    • Tỉ lệ : 1-1-5 – 1-1-4
    • Đạm ĐV/TV: 50%
    • Béo ĐV/TV: 50%

P: 1g 4 kcal L: 1g 9 kcal

G: 1g 4 kcal

  • Tổng số lipid thực vật/tổng số lipid: 2 nguồn chất béo ĐV và TV phải có mặt trong khẩu phần ăn. Hiện nay một số trường có khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật không hợp lý và khoa học. Lĩnh vực khoa học cấu tạo của não cần chất béo mà chất béo thực vật là sản phẩm oxy hoá (các axit béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể).
      • Cân đối Gluxit: Người lớn cần 60-70% và trẻ em 61%. Vì vậy lượng đường không quá 10% năng lượng của khẩu phần.
      • Cân đối Vitamin: Các Khoáng chất như photpho, canxi, magie. Đối với trẻ em: tỉ lệ canxi/PP 1 – 1,5.
    • Ấn định số năng lượng của độ tuổi được tính bằng calo.
    • Cần nắm vững nhu cầu các chất dinh dưỡng tại trường cả ngày.
    • Calo cho từng độ tuổi:

Nhóm bột: 510/850
Nhóm cháo: 600/1.000
Nhóm cơm thường: 720/1.200

Phần tích nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Hướng dẫn chia khẩu phần cho trẻ mầm non
    • Đây là năng lượng của khẩu phần tại trường đạt 50-60% nhu cầu cả ngày.
    • Nhu cầu các yếu tố vi lượng trong cơ cấu khẩu phần này cũng như cơ cấu 1-1-5.
    • Tỉ lệ đạm ĐV/đạm tổng cộng là 60% (ĐV 8% + TV 6% = 14%)
    • Chất béo trong khẩu phần tại trường cần đạt từ 50-60% nhu cầu cả ngày.
    • Tỉ lệ béo TV/béo tổng cộng 50%
    • Chất đường: lương thực 40% + trái cây 7% + rau 3%. Đường tinh chế 10% = 60%.
Phần tích nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Các thực phẩm nên dùng

Lương thực đề nghị sử dụng

1/ Các thực phẩm giàu đạm ĐV: 14-26-60

    • Nhóm bột: 6,8-7 phần
    • Cháo: 8 phần
    • Cơm nhà trẻ: 9,6-10 phần
    • Cơm mẫu giáo: 12 phần

2/ Các thực phẩm cung cấp chất đường

Nhóm tuổi Gạo và các sản phẩm chế biến từ gạo Rau các loại Trái cây các loại Đường tinh chế
Bột 2 phần 5 phần 4 phần 12,5g
Cháo 2,5 phần 6 phần 5 phần 15g
Cơm NT 3 phần 7 phần 6 phần 18g
Cơm MG 3,5 phần 9 phần 7 phần 22,5g

3/ Các thực phẩm bổ sung chất béo

    • Dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu phộng
    • Uống sữa đậu nành hoặc sữa đậu phộng, các loại sữa.

Các bảng thực phẩm được tính sẵn để xây dựng khẩu phần:

Một phần ngũ cốc hoặc sản phẩm chế biến được tính bằng gam đem lại 100 calo: 1/33

Mỗi loại ngũ cốc và sản phẩm chế biến được tính bằng gam và gọi là 1 phần. Mỗi phần này đem lại 100 calories. Để đảm bảo từ 60% nhu cầu cho trẻ ăn tại trường theo cơ cấu khẩu phần là 14-26-60% các nhóm cần sử dụng số lượng phần như sau:

    • Bột: 2 phần
    • Cháo: 2,5 phần
    • Cơm: 3 phần
    • MG: 3,5 phần – 4 phần

Cách sử dụng: mỗi loại rau được tính bằng gam và quy là 1 phần. Mỗi phần đều đem lại 3 calo, để đảm bảo 60% nhu cầu cho trẻ ăn tại trường theo cơ cấu 14-26-60%

    • Bột: 5 phần
    • Cháo: 6 phần
    • Cơm: 7 phần
    • MG: 9 phần

4/ Trái cây:

Cách sử dụng: mỗi loại trái cây được tính bằng gam và quy là 1 phần. Mỗi phần đều đem lại 9-10 calories, để đảm bảo 60% nhu cầu cho một trẻ ăn tại trường theo cơ cấu 14-26-60%

Một phần thực phẩm giàu đạm được tính bằng gam mang lại 1,5 gam động vật hoặc thực vật.

(Tính P: 1,5g thay vì trước đây đạm 3g. Do thực đơn trẻ cần ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú, nhiều món, nhiều thức ăn, nên chia nhỏ số gam để thuận lợi trong việc chọn thực phẩm. Ví dụ: thịt heo, gà, cá, các loại đậu).

Cách sử dụng bảng thành phần hoá học cho 100g

Bảng thành phần hoá học 100g

TT Tên thực phẩm Số lượng cần Đạm Béo Đường Calo
1 Gạo tẻ 80 6,08/7,6 0,8/1 60,9/76,2 282,4/353
2 Khoai 100 0,8 0,2 28,5 122
20 0,16 0,04 5,7 24,4
3 Đậu phộng 100 27,5 44,5 15,5 590
5 1,37 2,22 0,77 29,5
4 Bắp cải 100 1,8 0 5,4 30
15 0,27 0 0,81 4,5
5 Thịt bò loại 1 100 18 10,5 0 171
25 4,5 2,65 0 42,75
6 Thịt heo đùi 100 16,5 21,5 0 268
18 2,97 3,87 0 48,24

Công thức tính khẩu phần ăn

    • Tính đạm ĐV theo số phần như trên đã góp phần cho calo đạt.
    • Số còn lại là đạm TV bằng các loại rau, trái cây. Nếu thiếu bổ sung các loại đậu bằng sinh tố.

P:

VD:       NT:               10p         x       1,5        =        15g

MG:              12p         x       1,5        =         18g

=> Ăn đầy đủ như vậy đạt 15g đạm ở NT và 18g đạm ở MG. Bổ sung đạm TV bằng các loại rau, trái cây, đường.

G:

Phần tích nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Cách tính phần ăn được bằng calo hoặc bằng đạm

    • Một phần ngũ cốc hoặc sản phẩm chế biến được tính bằng gam đem lại 100 calo

Phần tích nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ lứa tuổi nhà trẻ

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ

    • Thực đơn cần bảo đảm các chất dinh dưỡng: đủ 4 nhóm thực phẩm P, L, G, Vitamin và muối khoáng.
    • Cùng một loại thực phẩm phải sử dụng cho tất cả các chế độ ăn để tiện cho công tác tiếp phẩm và việc tổ chức nấu ăn cho trẻ của nhà bếp.
    • Thực đơn là những thực phẩm sẵn có của địa phương, phù hợp theo mùa: vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa rẻ tiền trẻ lại ăn ngon miệng, kinh tế.
      Ví dụ: Mùa hè nóng nực: canh cá, tôm, cua, hến.
    • Lên thực đơn tuần: phù hợp với việc sử dụng đủ loại thực phẩm và việc bảo quản thực phẩm, việc chuẩn bị thực phẩm nấu cũng chủ động hơn.
    • Thực đơn cần thay đổi món ăn để trẻ khỏi chán. Ví dụ: sáng ăn thịt, chiều ăn cá.

Cần lưu ý thực phẩm thay thế

VD: Thịt heo 100g

Thay:

Thịt bò: 100g

Chim, gà, vịt: 150g

Cá nạc, mỡ: 200g

Cua đồng, cua biển: 300g

Lươn, mực, tôm đồng, tép, trứng 100g thịt = 2 quả trứng

Trai, hến: 10

Lipid – Gluxit:

Gạo: 100g.

Thay thế:

    • Bánh phở 200g
    • Bánh tươi 300g
    • Bánh mì 150g
    • Khoai lang 300g
    • Sọ, môn 300g.

Trên đây là cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non và mẫu giáo để bộ phận cấp dưỡng mầm non có thể đảm nhận tốt vai trò của mình trong công tác chăm sóc trẻ ở lứa tuổi quan trọng nhất. Hy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích đến các bạn đang công tác trong hệ thống giáo dục mầm non trên toàn quốc.

Trình đào tạo ngành mầm non của Trường Trung Cấp Phương Nam sẽ hướng dẫn bạn tất cả những yếu tố để trở thành một giáo viên mầm non.