Oxytocin test là gì

Đã quá ngày dự sinh mà thai nhi vẫn chưa chào đời là nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Thai nhi quá ngày cứ ngỡ là bình thường nhưng nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ lẫn bé. Lúc này, các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng để đưa ra hướng can thiệp phù hợp.

1. Thông tin tổng quan về ngày dự sinh

Khi mẹ bầu mang thai các bác sĩ sẽ tính ngày dự sinh để vừa theo dõi sự phát triển của bé vừa để mẹ chuẩn bị chu đáo đón bé yêu chào đời.

Thai quá ngày dự sinh có thể là hiện tượng bất thường

Ngày dự sinh là gì

Ngày dự sinh còn là ngày dự kiến mẹ chào bé ra đời, được xác định dựa vào chu kỳ hành kinh cuối cùng của thai phụ. Nếu không có gì thay đổi bé sẽ được sinh vào ngày gần với ngày dự sinh. Do đó, nếu quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chào đời thì có thể có những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ thực hiện các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh.

Cách tính ngày dự sinh

Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng kĩ thuật siêu âm để xác định ngày chào đời của thai nhi và thực hiện trong thời gian từ tuần thứ 12 - 13 của thai kỳ. Kết quả cho ra tương đối chính xác, vì thế mẹ chỉ cần thực hiện xét siêu âm 1 lần duy nhất mà không cần làm lại.

Thai nhi quá ngày dự sinh là như thế nào

Thông thường, thời gian mang thai của các mẹ bầu là 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh cuối . Nếu trên 42 tuần mà thai nhi chưa chào đời thì được coi là thai quá ngày dự sinh.

Thai nhi trên 41 tuần chưa chào đời thì coi là thai quá ngày dự sinh

Nguyên nhân dẫn đến thai quá ngày dự sinh

Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng thai quá ngày dự sinh, nhưng cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ này. Cụ thể:

  • Mang thai lần đầu tiên.

  • Thai nhi là bé trai.

  • Lần mang thai trước cũng xảy ra hiện tượng thai quá ngày dự sinh.

  • Mẹ bầu bị bệnh béo phì.

Thai nhi quá ngày dự sinh có sao không

Quá ngày dự sinh là một hiện tượng bất thường vì vậy cũng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Tuy nhiên, số lượng thai phụ và thai nhi bị ảnh hưởng là không nhiều. Phần nhiều thai phụ sau ngày dự sinh sẽ xuất hiện hiện tượng chuyển dạ và sinh con khoẻ mạnh. Những rủi ro mà thai phụ không may gặp phải khi thai quá ngày dự sinh là:

  • Thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

  • Đẻ khó do con to.

  • Suy hô hấp sau sinh.

  • Suy dinh dưỡng sau sinh.

  • Tăng khả năng nhiễm trùng trùng và xuất huyết sau khi sinh.

2. Các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cơ bản như siêu âm thai để biết được kích thước, trọng lượng; soi ối để kiểm tra tình trạng nước ối; xét nghiệm máu;... bác sĩ sẽ xem xét và lựa chọn một trong các các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh sau:

Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi

Máy Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi giúp kiểm tra nhịp tim cũng như tình trạng sức khỏe của thai nhi khi quá ngày dự sinh. Ngoài máy Monitor ra, đôi lúc cũng phải sử dụng đến cả phương pháp siêu âm. Trong quá trình chẩn đoán, hai đai của máy sẽ được đặt xung quanh bụng của mẹ bầu để phát ra dòng cảm biến. Nhịp tim của thai nhi và tần số co bóp của tử cung sẽ được biểu hiện bằng dòng cảm biến này.

Thực hiện này sẽ giúp theo dõi nhịp tim cũng như tình trạng sức khỏe của thai nhi

Nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin

Mẹ sẽ được truyền qua tĩnh mạch một loại dung dịch tên là Glucose 5% có pha 5 đơn vị Oxytocin. Dung dịch này có tác dụng tạo ra các cơn gò tử cung giống như bạn chuẩn bị sinh, gồm 3 cơn gò, mỗi cơn gò sẽ cách nhau 10 phút. Cùng lúc đó, mẹ sẽ được gắn máy Monitor theo dõi đáp ứng tim thai. Bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khoẻ của em bé thông qua khả năng chịu đựng các cơn gò này như thế nào.

Theo dõi đáp ứng tim thai mỗi khi em bé cử động

Phương pháp này cũng tương tự như nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin. Tiy nhiên, các mẹ bầu sẽ không cần phải truyền dịch, thay vào mẹ phải chú ý tới các cử động của bé. Những cử động đó sẽ được đánh dấu lên biểu đồ tim thai. Sau khoảng thời gian từ 20 - 45 phút, kết quả sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khoẻ hiện tại của bé.

3. Các biện pháp chuyển xạ khởi phát khi thai nhi quá ngày dự sinh

Khi thai nhi đã quá ngày dự sinh mà chưa chào đời các bác sĩ sẽ khuyến nghị các biện pháp giục sinh, thúc sinh. Các biện pháp chuyển xạ khởi phát khi thai nhi quá ngày dự sinh được có thể được các bác sĩ lựa chọn như:

  • Lóc ối: các bác sĩ sẽ đeo băng tay dùng ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, đầu ngón tay phải áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới tử cung.

  • Bấm ối: không phải khi nào phương pháp này cũng được thực hiện, mà chỉ khi cổ tử cung đã mở. Các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để làm chọc thủng màng ối. Từ đó, các ngón tay có thể dễ dàng xé rách màng ối, kích thích quá trình chuyển dạ xảy ra. Có thể kết hợp phương pháp này với việc truyền oxytocin.

  • Sử dụng oxytocin: oxytocin là một chất có tác dụng kích thích quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, có thể kết hợp phương pháp này với bấm ối hoặc đặt bóng foley.

  • Các chất tương tự Prostaglandins: những loại thuốc này sẽ được đặt trong âm đạo thai phụ giúp tử cung nhanh chín muồi và mềm mại đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, tạo thuận lợi cho cuộc sinh đẻ.

  • Đặt bóng Foley.

Khi thai quá ngày dự sinh, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp giục sinh để thai phụ sinh đẻ thuận lợi hơn

Như vậy, thai nhi quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chào đời là một hiện tượng bất thường, có thể gây ra nhiều hệ lụy. Các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh sẽ giúp kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé để đưa ra phương hướng xử lý kịp thời. Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Việc theo dõi liên tục nhịp tim thai phải được tiến hành trước khi chuyển dạ và trong khi chuyển dạ một cách chặt chẽ để phát hiện những tình huống bất thường nhằm xử trí can thiệp kịp thời những tai biến có thể xảy ra, bảo đảm an toàn cho cả thai nhi và người mẹ.

Theo dõi liên tục nhịp tim thai trước khi chuyển dạ

Việc theo dõi liên tục nhịp tim thai trước khi chuyển dạ có mục đích đánh giá tình trạng thiếu oxy gây suy thai, còn gọi là thử nghiệm theo dõi thai với hai loại chính gồm: thử nghiệm không đả kích là phương pháp theo dõi nhịp tim thai đơn thuần, không cần tạo nên cơn co tử cung; thử nghiệm đả kích là phương pháp theo dõi nhịp tim thai tương ứng với cơn co tử cung hay là thử nghiệm chịu đựng của thai nhi đối với cơn co tử cung được tạo nên do sử dụng oxytocin còn gọi là thử nghiệm oxytocin hoặc do kích thích núm vú.

Theo dõi liên tục nhịp tim thai không đả kích được chỉ định đối với tất cả phụ nữ có thai, đặc biệt là các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao. Thời gian thử nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút, nếu xuất hiện 3 đến 4 lần nhịp tim thai đáp ứng rõ, tương ứng với thai vận động, có thể kết luận là thai bình thường.

Phân tích kết quả tùy theo từng trường hợp như: Thử nghiệm có đáp ứng khi tim thai tăng lên khoảng 15 nhịp mỗi phút trong thời điểm thai cử động, đường tim thai cơ bản dao động bình thường.

Thử nghiệm không đáp ứng khi nhịp tim thai không thay đổi hoặc tăng dưới 15 nhịp mỗi phút trong thời điểm thai cử động hoặc nhịp tim thai cơ bản và dao động của tim thai không bình thường dưới 5 nhịp mỗi phút; nếu thử nghiệm không đáp ứng thai nhi có thể bị đe dọa, lúc này cần có những đánh giá tiếp theo bằng thử nghiệm đả kích hay các chỉ số sinh học của thai nhi hoặc can thiệp để lấy thai ra. Kết quả thử nghiệm được xem là bệnh lý khi nhịp tim thai chậm kèm theo đường nhịp tim thai cơ bản bất thường.

Theo dõi liên tục nhịp tim thai đả kích có sử dụng oxytocin được chỉ định thực hiện ứng dụng ở những cơ sở y tế cỏ đủ điều kiện và phương tiện. Các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao cần đánh giá tình trạng thai nhi khi thử nghiệm không đả kích không đáp ứng. Lưu ý phương pháp này chống chỉ định thực hiện tuyệt đối đối với trường hợp tử cung có vết sẹo mổ cũ, nhau tiền đạo, rỉ nước ối; chống chỉ định tương đối với trường hợp đa ối, có tiền sử sinh non, đa thai. Thời điểm làm thử nghiệm chỉ thực hiện khi tuổi thai sau 34 tuần tuổi.

Theo dõi liên tục cơn co tử cung và nhịp tim thai là một yêu cầu cần thiết trước và trong khi chuyển dạ

Đánh giá kết quả tùy theo từng trường hợp như: Kết quả âm tính khi nhịp tim thai không thay đổi về tần số và cường độ. Kết quả dương tính khi xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn thường xuyên. Kết quả nghi ngờ khi thỉnh thoảng mới xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn và phải làm lại thử nghiệm trong vòng 24 giờ.

Trường hợp tăng kích thích khi nhịp tim thai chậm muộn xảy ra do cơn co tử cung quá mau, mỗi cơn co tử cung cách nhau dưới 2 phút hoặc cơn co tử cung kéo dài trên 60 giây, trương lực cơ bản của tử cung tăng. Thử nghiệm không đạt yêu cầu khi đường biểu diễn nhịp tim thai không rõ ràng, khó phân tích.

Ngoài ra, thử nghiệm kích thích đầu núm vú cũng là phương pháp thử nghiệm giống như thử nghiệm dùng oxytocin nhưng oxytocin được thay thế bằng kích thích hai núm vú.

Lời khuyên của thầy thuốc
Để bảo đảm an toàn cho sản phụ và thai nhi trong quá trình sinh đẻ, việc theo dõi liên tục nhịp tim thai và con co tử cung trước khi chuyển dạ và trong khi chuyển dạ là vấn đề cần được các cơ sở y tế quan tâm thực hiện để phát hiện những biểu hiện bất thường nhằm xử trí biện pháp can thiệp phù hợp. Ngoài nhân viên y tế, sản phụ và người nhà sản phụ cũng cần có những hiểu biết cần thiết về vấn đề này để cùng phối hợp thực hiện. Sự theo dõi phải được tiến hành đúng theo quy trình hướng dẫn để kịp thời phát hiện tình trạng thai suy, phát hiện cơn co tử cung bất thường và sự đáp ứng của tim thai đối với cơn co tử cung nhằm can thiệp sớm, bảo đảm mẹ tròn con vuông.

Theo dõi liên tục nhịp tim thai trong khi chuyển dạ

Việc theo dõi liên tục nhịp tim thai trong khi chuyển dạ được chỉ định thực hiện cho tất cả các sản phụ nếu có điều kiện và áp dụng cho những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao như: sản phụ bị bệnh lý ảnh hưởng đến thai nhi, có tiền sử sản khoa nặng nề, lớn tuổi, có dấu hiệu nghi ngờ thai suy hoặc thai kém phát triển trong tử cung, chuyển dạ có ối vỡ non, ối vỡ sớm, rối loạn cơn co tử cung, chuyển dạ kéo dài, tử cung có vết sẹo mổ cũ.

Phải chuẩn bị phương tiện thực hiện theo dõi như monitor sản khoa ghi cơn co tử cung và nhịp tim thai, đồng thời sản phụ cũng cần phải được giải thích về mục đích theo dõi thai nhi bằng máy và cách thức tiến hành. Kỹ thuật thực hiện bằng cách đặt đầu dò ghi cơ cơn co tử cung và nhịp tim thai, ghi biểu đồ nhịp tim thai và cơn co tử cung, ghi những thông tin cần thiết về sản phụ trên băng giấy ghi của máy. Phân tích kết quả tùy theo từng nội dung như: Nhịp tim thai về tần số, đường tim thai cơ bản, độ dao động. Sự thay đổi của tim thai khi có cơn co tử cung. Cơn co tử cung về tần số, biên độ của cơn co tử cung và trương lực cơ bản của tử cung.

Theo dõi và xử trí tai biến

Trong quá trình thực hiện việc theo dõi, không nên cho sản phụ cử động nhiều vì có thể làm thay đổi vị trí của đầu dò gây nhiễu trên giấy ghi. Nếu thấy nhịp tim thai bị nhiễu, cần kiểm tra lại vị trí đặt đầu dò và băng thun cố định đầu dò để có kết quả rõ ràng hơn. Cần xem kết quả ghi trên giấy 10 phút mỗi lần, nếu xuất hiện nhịp tim thai hay cơ co tử cung bất thường cần khám lại ngay để có thái độ xử trí kịp thời.

Việc xử trí cũng cần được lưu ý, do tư thế nằm ngửa nên sản phụ có thể bị choáng với các triệu chứng mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, mệt mỏi... và thai có thể bị suy do tư thế nằm ngửa của người mẹ biểu biện bằng nhịp tim thai chậm, kéo dài có khi kéo dài tới vài phút. Khi phát hiện sản phụ có biểu hiện này, cần phải thay đổi ngay tư thế nằm của sản phụ với vị trí nằm nghiêng bên trái và cho sản phụ thở oxygen; nếu nhịp tim thai không được cải thiện phải tìm cách lấy thai ra nhanh nhất.


BS. NGUYỄN TRÂM ANH

Video liên quan

Chủ Đề