Nước ta vào thời vua hùng đặt đô ở đâu ? hiện nay ó tên là gì ?

Mục lục

  • 1 Sử liệu
  • 2 Truyền thuyết
  • 3 Sự nghiệp
    • 3.1 Ngoại giao
    • 3.2 Văn hóa
    • 3.3 Dòng họ Hùng Vương
    • 3.4 Lãnh thổ
    • 3.5 Diệt vong
  • 4 Các vị vua
  • 5 Nghi vấn
  • 6 Di sản và ghi công
  • 7 Đền thờ và lăng mộ
  • 8 Thư mục
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích
  • 11 Liên kết ngoài

Sử liệuSửa đổi

Trong sử liệu Việt Nam, Hùng Vương được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái (đời Lý-Trần) cùng truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân. Đại Việt sử lược đời Trần cũng có ghi chép "Đời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Gia Ninh có người dị nhân, dùng ảo thuật khuất phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương" (có bản dịch là Đối Vương, 碓王). Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê chính thức đưa Hùng Vương làm quốc tổ.

Trong sử liệu Trung Quốc, danh xưng "Hùng Vương" được ghi chép trong sách Thái Bình quảng ký, thế kỷ thứ X, dẫn Nam Việt chí khoảng thế kỷ V: "Vùng đất Giao Chỉ rất màu mỡ, di dân đến ở, thoạt đầu biết trồng cấy. Đất đen xốp. Khí đất hùng (mạnh). Vì vậy ruộng ấy gọi là ruộng Hùng, dân ấy là dân Hùng." Đoạn này tương tự với miêu tả về Giao Chỉ trong Quảng Châu ký (thế kỷ IV) và Thủy Kinh chú (thế kỷ VI) trích Giao Châu ngoại vực ký thế kỷ IV. Tuy nhiên các sách này không đề cập đến Hùng Vương (雄王) mà chỉ nhắc đến Lạc Vương (雒王). Do 2 chữ này gần giống nhau nên có lẽ 1 cuốn đã bị nhầm lẫn khi ghi ghép.

Truyền thuyếtSửa đổi

Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc là nước Xích Thần, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, các bộ tộc Bách Việt, gọi là nước Xích Quỷ.[3]

Kinh Dương Vương khi xuống Thủy phủ, đã lấy con gái Long Vương Động Đình Quân tên là Thần Long Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước Xích Quỷ, còn Kinh Dương Vương không biết rõ đã đi đâu sau khi truyền vị. Đế Nghi truyền ngôi cho con trai là Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.[4]

Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mỹ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm người con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân:

Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.

Lạc Long Quân bảo rằng:

Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc; nàng là giống Tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.[4]

Âu Cơ cùng năm mươi người con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.[4]

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên có lời bàn:

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Sử liệu
  • 3 Địa lý
  • 4 Tổ chức nhà nước
  • 5 Kết thúc
  • 6 Tham khảo
  • 7 Xem thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Tên nước Văn Lang, theo một số suy đoán thì có khả năng, từ "Văn Lang" có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim mà họ tôn kính như vật tổ.

Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, tên gọi của Mê Linh có nguồn gốc là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của vùng đất: Bạch Hạc, "con hạc trắng", - Mê Linh nằm trong vùng đất này, - đồng thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng[1]. Một điểm khác, chữ Hồng trong từ Hồng Bàng, thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương vương, chỉ một loài chim nước thuộc họ chim Diệc.

Sử liệuSửa đổi

Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) viết rằng phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, đẻ ra Lạc Long Quân (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần Nông). Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai, 50 người theo Lạc Long Quân theo cha về bờ biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

Theo truyền thuyết này, Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN, sinh ra người con là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu cơ sinh được 50 người con theo mẹ lên núi phủ tuyết (Âu Việt) và 50 người con theo cha xuống biển (Lạc Việt). Con trưởng của Lạc Long Quân là Vua Hùng cai trị nước Văn Lang (bộ tộc Lạc Việt), truyền qua các đời vua Hùng và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN) bởi An Dương Vương (bộ tộc Âu Việt). An Dương Vương thống nhất 2 bộ tộc gọi là Âu-Lạc. Vì vậy quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ ĐVSKTT là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.[2] Về sau các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên gọi kinh đô thời Văn Lang là Phong Châu.[3] Trong bộ Việt sử lược có dành những dòng sau cho các vua Hùng

"Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút."[4]

Sách An Nam chí (tức An Nam chí nguyên) của Cao Hùng Trưng cho rằng: "Đất Giao Chỉ từ khi chưa đặt có quận huyện, chỉ có ruộng của dân giống Lạc, theo nước trào lên xuống mà cấy lúa; có vua giống Lạc (Lạc vương) thống trị dân; có tướng giống Lạc (Lạc tướng) là quan để giúp vua. Vua quan đều ấn đồng dải xanh, gọi là nước Văn Lang; truyền 18 đời."

Sử kí, quyển 113, Nam Việt liệt truyện, 53, Sách ẩn (thời Đường – Tư Mã Trinh soạn) dẫn Quảng châu kí chép:

“Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ở ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương – Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê.

Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, năm 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép:

“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu...".

Tuy nhiên, các sách này không thống nhất tên gọi của vua nước này, có sách đề cập đến Hùng Vương (雄王) nhưng có sách lại gọi là Lạc Vương (雒王). Hai chữ này viết gần giống nhau nên có thể đã có sự nhầm lẫn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Địa lýSửa đổi

Theo "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪), quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang:

  • Đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông
  • Tây tới Ba Thục (巴蜀)
  • Bắc tới hồ Động Đình (洞庭)
  • Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城).
  • Về sau, qua các đời Hùng Vương tiếp theo, đất nước Văn Lang rộng lớn ấy bị phân chia thành Bách Việt, trăm bộ tộc Việt, trăm nước Việt, Văn Lang bấy giờ còn như hình dưới.

Nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡), bao gồm:

  1. Việt Thường (越裳)
  2. Giao Chỉ (交趾)
  3. Chu Diên (朱鳶)
  4. Vũ Ninh (武寧)
  5. Phúc Lộc (福祿)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Hoài Hoan (懷驩)
  10. Cửu Chân (九真)
  11. Nhật Nam (日南)
  12. Chân Định (真定)
  13. Văn Lang (文郎)
  14. Quế Lâm (桂林)
  15. Tượng Quận (象郡)

Nước Văn Lang năm 500 TCN

Theo "Việt sử lược" (越史略), quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Việt Thường Thị (越裳氏)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Quân Ninh (軍寧)
  5. Gia Ninh (嘉寧)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Lục Hải (陸海)
  8. Thang Tuyền (湯泉)
  9. Tân Xương (新昌)
  10. Bình Văn (平文)
  11. Văn Lang (文郎)
  12. Cửu Chân (九真)
  13. Nhật Nam (日南)
  14. Hoài Hoan (懷驩)
  15. Cửu Đức (九德)

Kinh đô đặt tại bộ Văn Lang.

Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỉ (鴻厖氏紀), cương vực và tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang được chép gần như tương tự với "Lĩnh Nam chích quái" chỉ khác là không có bốn bộ Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm và Tượng Quận mà thay vào đó là bốn bộ Vũ Định (武定), Bình Văn (平文), Tân Hưng (新興) và Cửu Đức (九德). Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô. 15 bộ của nước Văn Lang theo "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Chu Diên (朱鳶)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Phúc Lộc (福祿)
  5. Việt Thường (越裳)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Vũ Định (武定)
  10. Hoài Hoan (懷驩)
  11. Cửu Chân (九真)
  12. Bình Văn (平文)
  13. Tân Hưng (新興)
  14. Cửu Đức (九德)
  15. Văn Lang (文郎)

Bản đồ cương vực của nước Văn Lang (lưu ý: đây chỉ là ước chừng, vì ghi chép địa lý thời đó là chưa rõ ràng)

Các tài liệu nghiên cứu sau này cho rằng lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, thậm chí kéo dài tới Thừa Thiên Huế[5], dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 696 TCN - 682 TCN)

Mười lăm bộ, ở Sử cũ có chép đầy đủ tên riêng, là:

1) Văn Lang(文郎)

2) Giao Chỉ (交趾)

3) Chu Diên (朱鳶)

4) Võ Ninh (武寧)

5) Phúc Lộc(福祿)

6) Việt Thường(越裳)

7) Ninh Hải (陸海)

8) Dương Tuyền (陽泉)

9) Lục Hải (陸海)

10) Võ Định (武定)

11) Hoài Hoan (懷驩)

12) Cửu Chân (九真)

13) Bình Văn (平文)

14) Tân Hưng (新興)

15) Cửu Đức (九德)

Người đời sau có lấy tên các bộ ấy để chú sách Dư địa chí. Nay xem như ở Sử Khân định khảo và chú, từ nước Ngô mới đặt quận Cửu Đức (nay là đất Hà Tĩnh) mà đến đời thuộc hán mới có huyện Chu Diên (nay là đất Vĩnh Tường). Nhân Nhân thế xem ra thời cả như như mười ba bộ kia, có nhẽ đều là sau khi Triệu Đà thống trị ta, mới đạt đặt tên ấy. 15 bộ chia đây, không biết cõi đất ra làm sao, nhưng hẳn chỉ có những tên gọi rất đơn sơ mà không truyền lại đến nay vậy. Vậy nay chỉ tạm biết là mười lăm bộ mà không dám theo ở Sử cũ liệt tên.

Hiểu thêm về các Vua Hùng

hoàng khôi - Chủ nhật, 29/03/2020 07:00 (GMT+7)

Trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng có vị trí quan trọng đặc biệt. Biểu tượng Vua Hùng là có thực, cụ thể và rất thiêng liêng. Truyền thuyết các Vua Hùng gắn với câu chuyện về bọc trăm trứng, về các đời vua còn nhiều điều khó giải thích nhưng dân gian xưa nay cũng mặc nhiên ít ai nghi ngờ.

Nước ta vào thời vua hùng đặt đô ở đâu ? hiện nay ó tên là gì ?
Đền thờ Hùng Vương tại ấp Giao Khẩu, Tân Phú, Thới Bình, Cà Mau. Ảnh: Giapha.org

Tuy nhiên, đến thời đại khoa học ngày nay rất cần có những lý giải để chúng ta, một mặt giữ được những niềm tin tâm linh, mặt khác khẳng định những giá trị văn hóa của dân tộc.

1. Trước hết là về thời đại Hùng Vương và không gian trị vì của các vua Hùng. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của trời Nam, mở đầu thời đại Hùng Vương là Đế Minh. Ngài là cháu ba đời của vua Thần Nông nhưng được thay bằng họ Hữu Hùng sau một trận đánh quyết liệt với Xuy Vưu. Theo huyền sử Trung Hoa, “tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghênh Hữu Hùng Thị, đôn Hữu Hùng Thị lên ngôi minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Đế. Hoàng Đế chính là Đế Minh, vị vua Hùng đầu tiên". Sách Thiên Nam ngữ lục từng chép việc này:

Từ vua Viêm Đế sinh ra

Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông

Trời cho thay họ Hữu Hùng

Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành

Đế Minh đã dựng đô tại nơi hội tụ của ba con sông Đà, Lô, Thao (Tam Giang) chính là đất Phong Châu của Phú Thọ ngày nay. Đế Minh có hai con là Đế Nghi (Nghiêu?) cai quản ở phương Bắc và Lộc Tục (Thuấn?, khác mẹ) cai trị đất phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương. Không gian mà Kinh Dương Vương cai trị được gọi là nước Xích Quỷ (Xích là màu đỏ, Quỷ là Thần; Xích Quỷ là Thần phương Nam). Cũng theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương đi tuần thú khắp nước, đến Hoan Châu thấy một vùng phong cảnh núi đi gấp khúc, nước chảy vòng theo, rồng cuộn hổ nằm, 99 ngọn... Đó là Ngàn Hống giáp với cửa Hội Thống ngoài biển bèn xây dựng đô thành. Đây là kinh đô thứ hai (nhưng là đầu tiên của thời Kinh Dương Vương). Kinh Dương Vương có vợ là Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân (Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh bọc trăm trứng. Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con về lại Phong Châu, lập con cả làm vua gọi là Hùng Vương. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang, nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành - nay là Quảng Nam) chia nước làm 15 bộ.

Như thế có thể thấy, thời đại Hùng Vương phải bắt đầu từ khi Đế Minh mang họ Hữu Hùng. Đế Minh - Hùng Dương Vương (theo Ngọc phả) là ông nội của Lạc Long Quân - Hùng Hiền Vương. Từ Đế Minh đến Lạc Long Quân, nước ta có ít nhất hai tên gọi là Xích Quỷ và Văn Lang (còn một tên gọi nữa là Việt Thường gắn với vùng Hoan Châu?). Cũng có hai kinh đô là Phong Châu (thời Đế Minh, và đời Hùng Quốc Vương - con đầu Âu Cơ) và Ngàn Hống (thời Kinh Dương Vương). Không gian thời cổ của các vua Hùng gồm 15 bộ của Văn Lang có thể nói là quá rộng, vậy nước Văn Lang thuở ấy phải chăng là gồm cả tộc Việt (Bách Việt), và quốc gia mang dòng Việt ngày nay duy nhất chỉ còn là Việt Nam, quê hương của các Vua Hùng.

2. Theo truyền thuyết, tổ mẫu Âu Cơ sau khi kết duyên cùng Lạc Long Quân đã có một thời gian dài mang thai phải đến ba năm, ba tháng và sinh bọc trăm trứng ở một bãi bằng trên núi Nghĩa Lĩnh. Do sự tích này mà nhân dân đã xây đền Hạ để thờ. Những người con này không hề bú mớm, cũng không nói, chỉ ăn hoa quả và mỗi ngày cười ba lần, cứ thế “tự lớn lên trông đẹp đẽ lạ thường” (theo Lĩnh Nam chích quái). Mẹ Âu Cơ vì không thể phân biệt được từng người nên đã cầu khẩn một ông tiên đang ngồi câu cá ở bến Việt Trì đặt tên. Tiên đặt cho người đầu là Lân Lang, những người sau cũng có chữ Lang như Xích Lang, Mật Lang, Thái Lang... cho đến Thanh Lang. Theo ghi chép của Ngọc phả đền Hùng (Hùng triều ngọc phả), họ Hồng Bàng truyền được 18 đời vua, từ Kinh Dương Vương đến Hùng Duệ Vương. Con cháu của mẹ Âu Cơ đều bắt đầu từ Hùng Quốc Vương (con đầu của Lạc Long quân và Âu Cơ - đời vua Hùng thứ 3). Có một điều khiến ta băn khoăn là với 18 đời vua, mỗi đời trị vì người ít nhất là 87 năm (Hùng Huy Vương), người nhiều nhất là 400 năm (Lạc Long Quân) thì tuổi thọ của họ là rất khủng (Lạc Long Quân thọ 506 năm; 186 con trai, 29 con gái, có 141 chi, có 3599 cháu chắt; Hùng Duệ Vương đời 18 thọ 221 năm, làm vua 150 năm, 20 con trai, 6 gái, 194 cháu chắt, 26 chi... Các vị khác đều tương tự). Đây là một điều không thể có thực. Phải chăng trong khoảng 2.000 năm lịch sử ấy, mỗi một triều vua trị vì ở những vùng đất khác nhau trong Bách Việt và 400 năm của Lạc Long Quân chẳng hạn là một giai đoạn kéo dài có nhiều vị cai trị ở một khu vực cụ thể? Xem xét một cách kỹ lưỡng những ghi chép, ta thấy, nếu lãnh thổ của Văn Lang tây giáp Ba Thục, bắc giáp hồ Động Đình, nam đến Hồ Tôn gồm 15 bộ nhưng tên của 15 bộ này lại chỉ loanh quanh vùng bắc Việt Nam hiện nay. Ví dụ: Sách Lĩnh Nam chích quái chép: 1 Việt Thường, 2 Giao Chỉ, 3 Chu Diên, 4 Vũ Ninh, 5 Phúc Lộc, 6 Ninh Hải, 7 Dương Tuyền, 8 Lạc Hải, 9 Hoài Hoan, 10 Cửu Chân, 11 Nhật Nam, 12 Chân Định, 13 Quế Lâm, 14 Văn Lang, 15 Tượng Quận - chỉ có Quế Lâm. Tượng Quận là đất Trung Quốc bây giờ, rõ ràng là chưa bao quát. Còn Ngọc phả đền Hùng, bản được coi là viết sớm nhất ra đời năm 980 thời Tiền Lê mà các triều sau này đều sao chép lại và bản được lưu giữ đến nay là bản sao vào năm 1600 (đời Lê Kính Tông) thì tên tuổi các vua Hùng hầu như không một ai có tên Nôm. Tính chính xác rõ là không cao.

Như vậy, cả truyền thuyết, cả ghi chép trong Ngọc phả chỉ có giá trị góp phần tô điểm cho một thời đại ở quá xa chúng ta. Song nếu ta chấp nhận truyền thuyết là những ánh xạ của hiện thực (như cách ta thấy chiếc đũa bị bẻ cong đi khi nhúng nó vào chậu nước) thì chỉ cần nhìn vào cái tên Lạc Long Quân và Âu Cơ, có thể suy ra chúng ta là con cái của người Âu Lạc hay được sinh ra từ sự hợp thành của Lạc Việt và Âu Việt. Thế nên, những truyền thuyết dân gian, những thư tịch cổ rồi những di tích khảo cổ chính là những tư liệu quý để ta tìm hiểu thêm tiến tình phát triển văn hóa của cha ông ta nhằm khẳng định thời đại Hùng Vương là một thời đại có thực trong lịch sử dân tộc, là bước bình minh của dân tộc Việt.

3. Đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh (núi Cả) thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đó là một cụm di tích lớn gồm ba đền chính Hạ, Trung, Thượng. Đền Hạ được dựng từ thế kỷ XVII ghi nhớ nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu) xây dựng thời Lý - Trần thế kỷ XII - XIII, đền Thượng xây trên núi Nghĩa Lĩnh là nơi các vua Hùng hàng năm tế cáo với trời đất cầu mùa màng tươi tốt, dân cư an vui, đều rất quy mô. Cùng thờ trong khu này còn có chùa Thiên Quang, Lăng Hùng Vương thứ 6, cột đá thề ghi dấu An Dương Vương nhận ngôi từ vua Hùng nguyện giữ vững bờ cõi, đền Giếng thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Hùng Vương thứ 18 có công dạy dân trồng lúa, trị thủy. Từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ta xây thềm đền Tổ mẫu Âu cơ trên Ốc sơn (núi Vặn), đền Quốc tổ Lạc Long Quân và Bảo tàng Hùng Vương. Có thể nói, đây là một khu di tích trang nghiêm bậc nhất của nước ta kính thờ tổ tiên, những người khai sáng đầu tiên của dân tộc Việt. Ngoài khu thờ chính này, trên cả nước, còn có nhiều nơi có đền thờ các vua Hùng. Nhưng rất đáng nói thêm là ở phía Nam, vùng đất mới mà con cháu Lạc Việt mở mang, chúng ta còn lập những ngôi đền thờ Tổ Nước không kém bề thế. Đó là đền thờ vua Hùng tại Thảo cầm viên (ở quận I, TPHCM bây giờ) được xây từ năm 1926, đó là khu tưởng niệm các vua Hùng ở quận 9 khánh thành năm 2019. Đặc biệt, tận chót cùng của đất nước, tại ấp Giao Khẩu xã Tân Mai huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, người dân đã dựng đền thờ các vua Hùng từ năm 1870 đến nay vẫn thường xuyên hương khói.

Có một chuyện thú vị! Ai cũng biết, đền thờ Hùng Vương là thờ các vị vua Hùng nhưng ở Phú Thọ trong cả ba đền Hạ, Trung, Thượng đều đặt bài vị thờ ba vị là:

- Đột Ngột Cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền Thánh vương.

- Ất Sơn Thánh vương

- Viễn Sơn Thánh vương

Ba vị này còn được bắt gặp ở nhiều nơi khác trong các đình, đền, miếu vùng Phú Thọ nhưng đều không gọi là Hùng Vương. Vậy họ là ai?

Theo Thần tích xã Tiên Cương phủ Lâm Thao, Đột Ngột Cao Sơn được ghi là “Hùng Vương Thánh tổ Tiền Thái tổ Cao Sơn Minh vương Hoàng đế” - đó cũng chính là Nguyên Thánh Tổ Hùng Vương Sơn người mở vận trời Nam. Minh Vương hay Đế Minh hay Đột Ngột Cao Sơn là vua Hùng đầu tiên của người Việt. Từ đó suy ra, Ất Sơn Thánh vương chính là Đế Minh, còn Viễn Sơn Thánh vương là Lộc Tục (Kinh Dương Vương)? Suy luận này để minh chứng rằng, con dân Việt Nam luôn có thái độ và tình cảm uống nước nhớ nguồn. Ta kính ngưỡng các vị vua Hùng và luôn nhớ tới các bậc tiền bối đã sinh thành ra họ.

Bài viết này muốn được góp thêm một nhận thức nhân giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020, chúng ta gửi thông tin trên toàn cầu.

Tìm hiểu thêm về lịch sử qua cuốn “Hồi ức chiến tranh Vị xuyên”

Văn khấn đền Vua Hùng

Khởi công xây dựng Đền thờ các Vua Hùng tại TP. Cần Thơ

TTO -Đó là nội dung của cuộc triển lãm 36 hiện vật, tài liệu là Di sản tư liệu Châu bản - Mộc bản thời Nguyễn, diễn ra vào sáng 1-9 tại khu vực Trường lang Đại cung môn (Đại Nội Huế).

  • Khai mạc triển lãm di sản châu bản, mộc bản tại Lâm Đồng
  • Hà Nội tiếp nhận mộc bản Chiếu dời đô
  • Văn hóa dân gian trên mộc bản

Nước ta vào thời vua hùng đặt đô ở đâu ? hiện nay ó tên là gì ?
Mộc bản khắc về việc vua Đinh Tiên Hoàng cho đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt vào năm Mậu Thìn (968) - Ảnh: Nhật Linh

Đây là hoạt động do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và IV tổ chức nhằm kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11).

Tại triển lãm, có 18 hiện vật, tài liệu là Châu bản thời Nguyễn nói về việc đặt tên quốc gia và chọn kinh đô của nước ta từ thời vua Kinh Dương Vương đến triều Nguyễn. Cụ thể:

1. Thời vua Kinh Dương Vương lấy tên nước là Xích Quỷ.

2. Thời vua Hùng Vương lấy tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu.

3. Thời vua An Dương Vương lấy tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

4. Thời vua Nam Việt đế Lý Bí lấy tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.

Nước ta vào thời vua hùng đặt đô ở đâu ? hiện nay ó tên là gì ?
Phiên bản mộc bản khắc về việc vua Lý Nam Đế đặt quốc hiệu Vạn Xuân và cho đóng đô ở Long Biên - Ảnh: Nhật Linh

5. Thời vua Đinh Tiên Hoàng lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

6. Thời vua Lý Thánh Tông lấy tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long(Sau này nhà Trần và nhà Hậu Lê cũng lấy quốc hiệu, kinh đô này)

7. Thời vua Hồ Quý Ly lấy tên nước là Đại Ngu, đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hóa).

8. Thời vua Gia Long triều Nguyễn lấy tên nước là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

9. Thời vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên nước thành Đại Nam.

Nước ta vào thời vua hùng đặt đô ở đâu ? hiện nay ó tên là gì ?
Có 36 hiện vật, tài liệu là Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: N.T

Số hiện vật, tài liệu còn lại là Châu bản thời Nguyễn mang nội dung về việc dùng quốc hiệu trong văn bản hành chính, đặc biệt là văn bản ngoại giao ở các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Mộc bản thời Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới do UNESCO công nhận vào năm 2009.

Châu bản thời Nguyễn cũng được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2014.

Ngoài Châu bản và Mộc bản thời Nguyễn ra,Huế còn có thêm Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được UNESCO công nhận vào tháng 5 vừa qua.

Triển lãm sẽ kéo dài từ đây cho đến hết ngày 1-12 để phục vụ khách tham quan, thưởng lãm.