Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp dùng hãy sai

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn.

Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp dùng hãy sai

Máy xúc, khai thác mỏ than lộ thiên

Tuy vậy, khác với công nghiệp nhẹ, không có một định nghĩa thống nhất cho lĩnh vực này. Định nghĩa ở trên không bao trùm đầy đủ mọi đặc điểm của công nghiệp nặng. Một số định nghĩa công nghiệp nặng dựa vào khối lượng của sản phẩm được tạo ra. Một trong số đó căn cứ trên khối lượng trên chi phí sản phẩm, ví dụ một đô-la mua được lượng thép hoặc nhiên liệu nặng hơn một đô-la dược phẩm hoặc quần áo. Định nghĩa khác lại dựa trên khối lượng nguyên liệu qua tay mỗi công nhân hoặc dựa trên chi phí nguyên liệu trong tổng giá trị sản phẩm tạo ra.

Công nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, đầu ra của các xưởng thép, nhà máy hóa chất là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác nhiều hơn là bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Công nghiệp nặng thường được xác định bởi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách trên cơ sở tác động đến môi trường. Những định nghĩa này nhấn mạnh quy mô tư bản ban đầu hoặc ảnh hưởng sinh thái bởi đặc thù của nguồn tài nguyên sử dụng, quá trình sản xuất và sản phẩm tạo thành. Theo nghĩa này thì công nghiệp bán dẫn sẽ "nặng" hơn công nghiệp hàng điện tử dân dụng cho dù các vi mạch đắt hơn rất nhiều dựa trên khối lượng của chúng.

  • Luyện kim
  • Khai thác than
  • Sản xuất phân bón
  • Cơ khí
  • Điện tử - tin học
  • Công nghiệp năng lượng

Công nghiệp nặng giành được sự quan tâm đặc biệt trong các quy định pháp luật về phân vùng hoạt động kinh tế.

Nhiều quy định kiểm soát ô nhiễm nhằm vào công nghiệp nặng bởi, dù đúng hay sai, ngành công nghiệp này vẫn bị quy cho gây ô nhiễm hơn bất kỳ hoạt động kinh tế khác.

Nhật Bản là quốc gia sử dụng khái niệm công nghiệp nặng khá phổ biển. Nó mang nghĩa là hình thành cho những dự án lớn. Các dự án này có thể là xây dựng các toà nhà lớn, các nhà máy xi-măng, đóng tàu biển, và bao gồm cả việc chế tạo các máy móc xây dựng, máy công nghiệp. Hiểu một cách khác, các dự án công nghiệp nặng được khái quát là tập trung tư bản, yêu cầu nguồn lực lớn, các thiết bị và kỹ năng quản lý tiên tiến, hiện đại.

Mỹ là cường quốc phát triển mạnh nhất về ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng tập trung ven Đông Bắc Hoa Kỳ và gần biên giới México được gọi là vành đai mặt trời Một phần quan trọng của vấn đề sử dụng nhân lực ở Hoa Kỳ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất. Đa số các thành phố đã hình thành và trải qua những giai đoạn tăng trưởng chính của chúng, khi mà sản xuất là yếu tố chủ yếu trong sự phát triển đô thị.

Tập tin:Công nghiệp Mĩ.jpg

Nhà máy lọc dầu Hoa Kỳ

Ngày nay, có sự chuyên môn hóa đáng kể theo khu vực trong sản xuất, một phần là kết quả của tính đa dạng của sự sẵn có các nguyên liệu thô cho công nghiệp, và một phần là do những mối liên kết công nghiệp; tổ hợp sản xuất chế tạo ra các bộ phận của một thành phẩm nào đó được bố trí ở gần nhau và gần khu lắp ráp cuối cùng để tối thiểu hóa tổng chi phí vận chuyển.

Tập tin:Xe tải.jpg

Vận chuyển hàng hóa

Những nguồn quan trọng khác của tính đa dạng bao gồm sự khác biệt về tính sẵn có của lao động hay các kỹ năng của lao động, về chất lượng của các phương tiện giao thông vận tải, và về những quan điểm chính trị của địa phương. Các khu vực có xu hướng chuyên môn hóa sản xuất những gì mà nó có thể sản xuất tốt nhất. Và với sự chuyên môn hóa theo khu vực này, sự phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực đã xuất hiện; rất ít khu vực của nước Mỹ thực sự độc lập trong sản xuất, mặc cho niềm kiêu hãnh địa phương có khiến chúng ta tin vào điều gì đi nữa.

Còn để góp phần phát triển kinh tế nhờ có Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) của 3 nước Hoa Kỳ, Canada và México

Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới cùng với đường lối chính sách mở cửa Đặng Tiểu Bình, nguồn tài nguyên dồi dào phong phú và nhiều nguồn lao động. Nhờ đó Trung Quốc có đủ điều kiện phát triển ngành công nghiệp nặng

Theo số liệu vừa được Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, trong thời gian từ 1978 đến 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu nhập bình quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD, kim ngạch nhập khẩu từ 10,9 tỷ USD lên 956 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu từ 9,8 tỷ USD lên 1.220 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ từ 167 triệu USD lên 1.500 tỷ USD.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến khoa học kĩ thuật, trình độ của người lao động và giáo dục.

  • Công nghiệp nặng tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Heavy industry (economics) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Công_nghiệp_nặng&oldid=67136909”

Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang ngày càng phát triển đa dạng với quy mô lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng và đã tự chứng minh vai trò là một ngành công nghiệp trọng điểm.

Công nghiệp năng lượng là gì?

Công nghiệp năng lượng là cụm từ dùng để chỉ hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt… cho đến sản xuất điện năng.

Công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào?

Công nghiệp năng lượng bao gồm nhiều ngành khác nhau, vậy cụ thể công nghiệp năng lượng gồm những ngành nào?

Nhìn chung, công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là: công nghiệp khai thác nguyên – nhiên liệu và công nghiệp điện lực. Về cơ bản, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng được chia làm 2 nhóm ngành trên. Tuy nhiên, trong công nghiệp khai thác nguyên – nhiên liệu, có 2 ngành chính là công nghiệp khai thác than và công nghiệp khai thác dầu mỏ. Do vậy, có thể nói công nghiệp năng lượng gồm các ngành:

  • Công nghiệp khai thác than
  • Công nghiệp khai thác dầu khí
  • Công nghiệp điện lực

Trong đó, công nghiệp khai thác than ở nước ta đã có từ lâu với hai hình thức khai thác chính là phương pháp lộ thiên và phương pháp hầm lò. Tại Việt Nam, phổ biến nhất là than antraxit (than anthracite), tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, chiếm khoảng 90% trữ lượng than cả nước. Ngoài than antraxit, ở nước ta còn có than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng và than bùn tập trung nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp dùng hãy sai
Khai thác than – một trong các ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam (Ảnh minh họa internet)

Công nghiệp khai thác dầu khí mới được hình thành từ năm 1986 nhưng sản lượng tăng liên tục. Dầu khí của nước ta phân bố chủ yếu ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía Nam, triển vọng nhất về trữ lượng cũng như khả năng khai thác là Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí, đây là nguồn nhiên liệu phong phú cho các nhà máy nhiệt điện và là nguyên liệu cho sản xuất phân đạm.

Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực, sản lượng tăng rất nhanh. Trong cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn, thủy điện và nhiệt điện chiếm tỷ lệ cao nhất. Vài năm trở lại đây, trong cơ cấu nguồn điện có thêm các nguồn mới từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… Thống kê cơ cấu nguồn của hệ thống điện quốc gia năm 2020, ngành năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, sinh khối) đã chiếm tỷ lệ khoảng 12%, trong đó riêng điện mặt trời đã chiếm hơn 10%.

Những ngành công nghiệp nào không thuộc ngành năng lượng? Tất cả những ngành công nghiệp không phải là 3 ngành trên đều không thuộc công nghiệp năng lượng, đó có thể là công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim…

Đặc điểm ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam

Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam có các đặc điểm nổi bật là: có thế mạnh lâu dài nhờ nguồn nguyên nhiên liệu phong phú, đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển; mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao; có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Những đặc điểm này đã chứng minh ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp dùng hãy sai
Tiềm năng thủy điện ở nước ta rất lớn nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, chảy qua địa hình 3/4 đồi núi (Ảnh minh họa internet)

Cụ thể, về thế mạnh nguồn nguyên nhiên liệu, ngoài tiềm năng khai thác than và dầu khí, nước ta còn có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và thủy điện… Tiềm năng thủy điện ở nước ta rất lớn, vể lí thuyết công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tiềm năng này đến từ hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, chảy qua địa hình 3/4 đồi núi. Trong đó, hệ thống sông Hồng và hệ thống sân Đồng Nai có tiềm năng khai thác thủy điện lớn nhất. Với nguồn bức xạ nhiệt khoảng 2.056 kW/m2/năm và kéo dài từ các tỉnh miền Trung đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên điện mặt trời của Việt Nam khá dồi dào. Bạn có thể xem chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực tại đây : Cập nhật chi tiết bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam theo từng khu vực

Ngành công nghiệp năng lượng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước. Theo đó, ngoài giá trị xuất khẩu lớn, ngành còn cung cấp năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người. Năng lượng cũng là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng cần đi trước một bước.

Công nghiệp năng lượng được đánh giá là ngành quan trọng, cơ bản, là cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây cũng chính là những vai trò của ngành công nghiệp năng lượng.

Vũ Phong Solar