Nominal risk-free rate là gì

Risk-Free Interest Rate / Lãi Suất Phi Rủi Ro

Định nghĩa

Lãi suất phi rủi ro là lãi suất được giả định bằng cáchđầu tưvào các công cụtài chínhmà không bị rủi rovỡ nợ(default risk). Tuy nhiên, những công cụ tài chính có thể gặp phải những loại rủi ro khác, ví dụ rủi ro thị trường (lãi suất thị trường thay đổi), rủi ro vềtính lỏng(công cụ không thể được bán để lấy một khoản tiền mặt nhất định)...

Mặc dù tài sảnPhi rủi ro chỉ tồn tại trong lý thuyết, thực tế các chuyên gia và ngành giảng dạy đều sử dụng những trái phiếu chính phủ ngắn hạn của một loại tiền tệ nhất định để phân tích. Đối với các khoản đầu tư bằng USD, Tín phiếu kho bạc Mỹ thường được sử dụng; đối với các khoản đầu tư bằng EUR thì Kỳ phiếu chính phủ Đức hoặc Lãi suất liên ngân hàng Châu âu Euribor được sử dụng. Các loạitài sảnđó được coi như là không có rủi ro vì thông thường khả năng chính phủ không trả được nợ là cực kì thấp, và bởi vì khoảng thời gian đáo hạn ngắn sẽ bảo vệ các nhà đầu tư khỏi các rủi ro vềlãi suất, điều mà thường xảy ra đối với những trái phiếu có lãi suất cố định (nếu lãi suất ngân hàng tăng sau khi Kỳ phiếu được mua, nhà đầu tư sẽ bị thua thiệt một khoản lãi).

Nếu lãi suất này không chứa rủi ro, người ta ngầm hiểu rằng nếu nhà đầu tư đầu tư vào một loại tài sản chịu rủi ro thì lãi suất của loại tài sản đó phải lớn hơn lãi suất phi rủi ro (hoặc phải có chính sách thuế ưu đãi, một vài loạitrái phiếuchính phủ Mỹ còn ban hành lãi suất thấp hơn mức lãi suất phi rủi ro). Ví dụ trái phiếu công ty phải có mức trái suất cao hơn trái suất của Trái phiếu chính phủ do nó có độ rủi ro cao hơn.

Một lời giải thích cho giả định rằng các công cụ vay nợ của Chính phủ không có Rủi rothanh toánbắt nguồn từ bản chất của các khoản nợ của Chính phủ. Ví dụ, đối với tiền Fiat money, chính phủ sẽ in đủ lượng tiền để thanh toán các khoản nợ. Trong trường hợp này, Vỡ nợ là điều không thể xảy ra, bởi vì Chủ nợ luôn luôn được trả nợ, nhưng có thể được trả bằng đồng tiền có giá trị thấp hơn. Điều này không xảy ra đối với đồng Euro bởi vì không một chính phủ riêng lẻ nào có quyền để in tiền. Nhưng các quốc gia lại có biện pháp đối phó khác.

Một lời giải thích khác là, không có một loại đầu tư nào trên thực tế không có rủi ro, những chính phủ nổi tiếng về ổn định cũng không thoát khỏi vỡ nợ, nên đơn giản là đừng trông cậy vào những vụ mua công cụ nợ của Chính phủ. Một người Đức mua Trái phiếu của chính phủ vào năm 1904 không thể dự đoán được rằng siêu lạm phát sẽ xảy ra sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ I.