Nói giảm nói tránh là gì lớp 8

Mục lục

  1. Nói giảm nói tránh là gì?
    1. Khái niệm nói giảm, nói tránh
    2. Những cách nói giảm nói tránh
    3. Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh

Nói giảm nói tránh là gì?

Khái niệm nói giảm, nói tránh

Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm, nói tránh:Nếu trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Ví dụ nói giảm nói tránh

  • Ví dụ 1:

Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

[ Trích bài thơ Bác ơi Tố Hữu]

Từ đi là phép tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng thay cho từ chết để tránh cảm giác đau thương, mất mát cho người dân Việt Nam.

  • Ví dụ 2:

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. [Trích tác phẩm những ngày thơ ấu Nguyên Hồng].

Từ bầu sữa dùng cách diễn đạt tế nhị để tránh sự thô tục, thiếu lịch sự và gợi cảm xúc thân thương, trìu mến khi nói về mẹ.

Những cách nói giảm nói tránh

Có 4 cách mà chúng ta có thể áp dụng biện pháp tu từ này khi làm văn gồm:

Dùng các từ đồng nghĩa đặc biệt là từ Hán Việt

Ví dụ: Bà cụ đãchếtrồi => Bà cụ đãquy tiênrồi.

Dùng cách nói vòng

Ví dụ: Anh cònkém lắm => Anhcần phải cố gắng hơn nữa.

Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa

Ví dụ: Bức tranh này anh vẽxấulắm => Bức tranh này anh vẽchưa được đẹplắm.

Dùng cách nói trống[tỉnh lược]

Ví dụ: Anh ấybị thương nặngthế thì không cònsốngđược lâu nữa đâu chị à => Anh ấy [] thế thì không[ ] được lâu nữa đâu chị à.

Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh

  • Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.
  • Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao.
  • Khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, gốp ý.

Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh

  • Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
  • Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biện bản cuộc họp

Video liên quan

Chủ Đề