Nội dung văn bản bài tập làm văn

+ Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.

Câu 2 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

 

Trả lời

Câu 3 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
 

Trả lời

Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự khác văn bản miêu tả, tự sự ở nhiều điểm nhưng quan trọng nhất là: Thuyết minh chủ yếu dùng các phương pháp khoa học (dùng thuật ngữ, số liệu cụ thể, ngôn từ đơn nghĩa) để đảm bảo tính khách quan, khoa học; miêu tả và tự sự, trái lại chủ yếu dùng các phương pháp nghệ thuật như hư cấu, tưởng tượng, so sánh, phóng đại…Miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh chỉ là những yếu tố xuất hiện đơn lẻ, có tác dụng minh họa cho nội dung thuyết minh khi cần thiết.

Câu 4 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…)
 

Trả lời

Nội dung chính của văn bản tự sự là kể chuyện (gồm có sự kiện, nhân vật và lời kể). Ngoài ra trong tự sự còn có miêu tả và nghị luận.- Miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng làm cho sự kiện, nhân vật, cảnh vật trở nên sinh động, hấp dẫn. Riêng miêu tả nội tâm làm cho những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật được bộc lộ trực tiếp, do đó góp phần thể hiện tính cách nhân vật. - Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm: 

“Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. 


                                                    (Cổng trường mở ra- Lí Lan- Ngữ văn 7, tập một).- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: 

Vẽ gì khóCó người thợ vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh. Vua hỏi:- Vẽ gì khó?- Vẽ chó, vẽ ngựa khó.- Vẽ gì dễ?- Vẽ ma quỷ dễ.- Sao lại thế?- Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống, thì người ta chê cười cho. Ma quỷ là giống vô hình, không ai trông thấy, vẽ thế nào cũng được, không ai bắt bẻ.

Người bỏ những công việc nhật dụng, chỉ chăm chú làm những công việc kì dị, quái gở để lòe thiên hạ, thì có khác nào người thợ chỉ vẽ ma quỷ, nghĩa là tránh cái khó để làm cái dễ vậy.


                                                                            (Theo Cổ học tinh hoa)- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận: 

“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ…Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó…Tôi trố to đôi măt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão…Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trot lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”.

                                                     (Lão Hạc - Nam Cao- Ngữ văn 8, tập một)

Câu 5 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 

Trả lời

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, nó được trình bày trong văn bản tự sự bằng các gạch đầu dòng hoặc đóng khung bằng dấu ngoặc kép. - Độc thoại là lời một người nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Có loại độc thoại nói thành lời (có thể được trình bày bằng các gạch đầu dòng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép) và độc thoại dưới hình thức suy nghĩ (gọi là độc thoại nội tâm và không dùng dấu gạch đầu dòng). - Ví dụ: Đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: […] tôi cất giọng véo von: 

Cái Cò, cái Vạc, cái NôngBa cái cùng béo, vặt lông cái nào?Vặt lông cái Cốc cho taoTao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? Đứa nào cạnh khóe gì tao thế?Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!” 

(Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài, Ngữ văn 6, tập hai)

Câu 6 – Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1: Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
 

Trả lời


* Đoạn văn tự sự có người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất:

Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vai giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ toi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tô nhắc lại lời người họ nội của tôi...

                                                  (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, tập một)

* Đoạn văn tự sự có người kể chuyện kể theo ngôi thứ ba:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho với người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói: 

- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đay, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

                                                                  (Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một)

 

* Nhận xét về người kể chuyện trong hai đoạn văn:

- Ở đoạn thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chú bé Hồng. Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi... Tuy nhiên ngôi kể này cũng có hạn chế là không miêu tả bao quát được các đối tượng một cách khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều và do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.

- Ở đoạn thứ hai, người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện. Người kể câu chuyện ở đây thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật,... và kể lại câu chuyện một cách khách quan. Tuy nhiên ngôi kể này cũng có hạn chế là không thể đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn của từng nhân vật, không dẫn dắt, chủ động điều khiển nhịp kể như ngôi thứ nhất.

Đâu là năm sinh của Gô-xi-nhi?

Gô-xi-nhi là người nước nào?

Đáp án nào nói chính xác nhất nghề nghiệp của Gô-xi-nhi?

Gô-xi-nhi nổi tiếng với vai trò nhà văn và biên kịch trong thể loại gì?

Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Gô-xi-nhi?

Xăng-pê sinh năm bao nhiêu?

Đâu là nghề nghiệp của Xăng-pê?

Xăng-pê sinh ra tại Pháp, đúng hay sai?

 Họa sĩ Xăng-pê chuyên vẽ đề tài gì?

Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại?

Bài tập làm văn được trích từ đâu?

Bài tập làm văn là văn bản của tác giả nào?

Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Văn bản Bài tập làm văn có bố cục mấy phần?

Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Bài tập làm văn:

Nội dung chính của văn bản Bài tập làm văn Là gì?

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Bài tập làm văn?

Nhân vật nào không xuất hiện trong văn bản Bài tập làm văn?

 Trong văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã nhờ bố giúp gì?

Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là gì?

Cuối cùng, cậu bé đã làm bài theo cách của ai?

Văn bản Bài tập làm văn rút ra bài học gì trong học tập?