Nội dung cho trẻ khám phá môi trường xung quanh

Giáo trình phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (14.98 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
========= o0o ========

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

PHƯƠNG PHÁP KHÁM PHÁ KHOA HỌC VÀ MÔI
TRƯỜNG XUNG QUANH
(Dành cho Cao đẳng Giáo dục mầm non hệ chính quy)

Tác giả: Lê Thị Vân

Năm 2017
1


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 5
BÀI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 7
I. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học ........................................................... 7
II. Mối quan hệ của môn học với các môn học khác ....................................... 7
III. Vài nét về lịch sử môn học ....................................................................... 8
Chương 1......................................................................................................... 10
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA
HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH .................................................. 10
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........................................................ 10
1.1.1. Khoa học ........................................................................................ 10
1.1.2. Môi trường xung quanh .................................................................. 10
1.1.3. Quan niệm về trẻ em....................................................................... 13


1.1.4. Khám phá khoa học về môi trường xung quanh.............................. 14
1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH............................................................... 14
1.2.1. Đối với sự phát triển trí tuệ ............................................................. 14
1.2.2. Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động
................................................................................................................. 15
1.3. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẦM NON VỀ MÔI
TRƯỜNG XUNG QUANH ........................................................................ 16
1.4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CHO TRẺ MẦM NON KHÁM PHÁ
KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.................................. 18
1.4.1. Mục đích......................................................................................... 18
1.4.2. Nhiệm vụ ........................................................................................ 18
1.5. CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI
TRƯỜNG XUNG QUANH ........................................................................ 19
1.5.1. Đảm bảo tính mục đích................................................................... 20
1.5.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ. 20
1.5.4. Đảm bảo an toàn cho trẻ ................................................................. 21
Chương 2......................................................................................................... 23
NÔI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG ...................... 23
XUNG QUANH .............................................................................................. 23
2.1. YÊU CẦU CHO TRẺ Ở CÁC LỨA TUỔI KHÁM PHÁ KHOA
HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH .............................................. 23
2.1.1. Lứa tuổi nhà trẻ............................................................................... 23
2.1.2. Lứa tuổi mẫu giáo........................................................................... 24
2.2. NỘI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG
QUANH....................................................................................................... 26
2.2.1. Nội dung khám phá môi trường thiên nhiên.................................... 26
2.2.2. Nội dung khám phá thế giới đồ vật. ................................................ 29
2.2.3. Nội dung khám phá cuộc sống xã hội ............................................. 29
Chương 3......................................................................................................... 33

2


PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ ..................... 33
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH .................................................................. 33
3.1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ............................................................ 33
3.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 33
3.1.2. Mục đích......................................................................................... 33
3.1.4. Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và tiến hành quan sát ....................... 35
3.2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH, MÔ HÌNH, BĂNG
HÌNH, MÁY VI TÍNH (PHƯƠNG TRIỆN TRỰC QUAN) .................... 38
3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI ......................................................... 39
3.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 39
3.3.2. Mục đích......................................................................................... 40
3.3.3. Các loại đàm thoại .......................................................................... 40
3.3.4. Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và hướng dẫn đàm thoại .................. 41
3.4. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ, THƠ, CA DAO, TỤC
NGỮ, CÂU ĐỐ, BÀI HÁT......................................................................... 42
3.4.1. Truyện kể và thơ: Dử dụng các câu chuyện kể và thơ có nội dung về
thiên nhiên, quê hương đất nước, về mối quan hệ giữa con người với con
người. ....................................................................................................... 43
3.4.2. Ca dao, tục ngữ............................................................................... 43
3.4.3. Câu đố ............................................................................................ 43
3.4.4. Bài hát, bản nhạc ............................................................................ 44
3.5. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ................................................. 44
3.5.1. Trò chơi học tập.............................................................................. 44
3.5.2. Trò chơi vận động........................................................................... 45
3.5.3. Trò chơi sáng tạo ............................................................................ 46
3.6. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA..................................................... 47
3.6.1. Khái niệm ....................................................................................... 47

3.6.2. Các loại mô hình............................................................................. 47
3.6.3. Hướng dẫn trẻ xây dựng và sử dụng mô hình.................................. 47
3.7. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................................................ 49
3.7.1. Khái niệm. ...................................................................................... 49
3.7.2. Mục đích......................................................................................... 49
3.7.3. Các loại thí nghiệm......................................................................... 49
3.7.4. Hướng dẫn thực hiện ...................................................................... 50
3.8. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ................. 50
Chương 4......................................................................................................... 53
ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG TIỆN CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC
VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ............................................................ 53
4.1. ĐIỀU KIỆN.......................................................................................... 53
4.1.1. Đối với giáo viên ............................................................................ 53
4.1.2. Đối với Ban Giám hiệu trường mầm non ........................................ 53
4.2. PHƯƠNG TIỆN .................................................................................. 53
4.2.1. Môi trường giáo dục trong gia đình ................................................ 54
4.2.2. Môi trường giáo dục trong lớp ........................................................ 55
4.2.3. Môi trường giáo dục trong trường mầm non ................................... 57
3


Chương 5......................................................................................................... 60
TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ ................................ 60
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH .................................................................. 60
5.1. TỔ CHỨC CHO TRẺ LỨA TUỔI NHÀ TRẺ KHÁM PHÁ KHOA
HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH .............................................. 60
5.1.1. Sinh hoạt hằng ngày........................................................................ 60
5.1.2. Hoạt động ngoài trời ....................................................................... 63
5.1.3. Giờ học ........................................................................................... 64
5.2. TỔ CHỨC CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO KHÁM PHÁ

KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.............................. 67
5.2.1. Hoạt động ngoài trời ....................................................................... 67
5.2.2. Tham quan...................................................................................... 73
5.2.3. Sinh hoạt hằng ngày........................................................................ 73
5.2.4. Hoạt động trong các góc ................................................................. 75
5.2.5. Ngày hội, ngày lễ............................................................................ 76
5.2.6. Tiết học khám phá môi trường xung quanh..................................... 77
5.2.7. Phối hợp các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh theo đề tài ...................................................................................... 82

4


LỜI NÓI ĐẦU

Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là học
phần nằm trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành
giáo dục mầm non trình độ cao đẳng. Cơ sở của môn học này là phương pháp
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ
của giáo dục mầm non hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực
chung của trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc
dạy cho trẻ biết cách học như thế nào, phát huy tối đa tính chủ động tích cực
của trẻ trong tất cả các hoạt động. Phương pháp khám phá khoa học về môi
trường xung quanh là nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, khám
phá khoa học là một lĩnh vực hoạt động quan trọng.
Học phần này cung cấp cho sinh viên những lý luận và kỹ năng cơ bản về:
một số khái niệm; ý nghĩa, đặc điểm, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương
pháp, biện pháp và hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường
xung quanh,
Tài liệu được cấu trúc thành 5 chương:

Chương 1. Những vấn đề chung của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi
trường xung quanh: Cung cấp những lý luận cơ bản: Một số khái niệm, đặc
điểm nhận thức của trẻ từ 0 - 6 tuổi về môi trường xung quanh, vị trí, ý nghĩa,
mục đích và nhiệm vụ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Chương 2. Nội dung khám phá khoa học về môi trường xung quanh: Chương
này đề cập đến những nội dung cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh.
Chương 3. Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh:
Bao gồm những cơ sở lý luận chung về phương pháp, biện pháp và hình thức tổ
chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
Chương 4. Điều kiện và phương tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trường
xung quanh: Đề cập đến các điều kiện và phương tiện cho trẻ khám phá khoa
học về môi trường xung quanh.
Chương 5. Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh:
Chương này đề cập đến vấn đề tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi
trường xung quanh thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
5


Tài liệu được biên soạn lần đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc.

Tác giả

6


BÀI MỞ ĐẦU
I. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
1. Đối tượng

Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một học phần nằm
trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành sư phạm
mầm non, trình độ cao đẳng. Đây là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu quá
trình cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở trường mầm non,
bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và cách tổ chức cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh ở các độ tuổi mầm non theo xu hướng đổi
mới.
2. Nhiệm vụ
Mục tiêu của môn học này là giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết
cơ bản và rèn luyện cho họ kỹ năng thực hành, tổ chức hướng dẫn trẻ mầm non
khám phá khoa học về môi trường xung quanh. Mục tiêu này được cụ thể hóa
thành các nhiệm vụ như sau:
- Lĩnh hội những tri thức cơ bản về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ
mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các hình thức cho
trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh như: tiết học (hoạt động
chung), dạo chơi, tham quan, sinh hoạt hàng ngày
- Giáo dục sinh viên thích thú học tập bộ môn, thích tìm hiểu thiên nhiên,
cuộc sống xung quanh, chủ động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ
khám phá về môi trường xung quanh và có thái độ ứng xử đúng đắn đối với môi
trường sống.
II. Mối quan hệ của môn học với các môn học khác
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh có liên quan đến rất nhiều
lĩnh vực khoa học khác. Có thể chia các lĩnh vực khoa học mà môn học có liên
quan làm hai nhóm:
Nhóm các môn học làm cơ sở cho môn học này:
- Các môn khoa học cơ bản như: Sinh vật học, Sinh thái học, Khoa học
môi trường, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lílà cơ sở của nội dung kiến thức
cho trẻ khám phá thiên nhiên và xã hội.
7



- Tâm lí học trẻ em, giáo dục học mầm non là cơ sở để lựa chọn, xác định
yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động khám phá môi
trường xung quanh.
Nhóm các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành sư phạm
mầm non như: Tổ chức các hoạt động tạo hình, Phát triển ngôn ngữ, Hình thành
các biểu tượng toán, Giáo dục âm nhạc, Tổ chức cho trẻ vui chơicác môn học
trên có mối quan hệ tương hỗ với nhau, nội dung của chúng đề được thực hiện
thông qua các hình thức giáo dục trong trường mầm non và đều hướng tới việc
thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mầm non.
III. Vài nét về lịch sử môn học
Cơ sở của môn học Khám phá khoa học về môi trường xung quanh
chính là môn học Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
trong chương trình Trung cấp và Cao đẳng sư phạm mầm non trước đây.
1. Trên thế giới
Môi trường xung quanh như một phương tiện giáo dục trẻ em và từ lâu nó
đã được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm. Các nhà giáo dục lớn trên thế
giới như: J.A. Cômenxki (1592 - 1670); J.J. Ruxô (1712 - 1778); I.G. Pextalôzi
(1746 - 1827); P.H. Phrebel (1782 - 1852)
đã nhấn mạnh vai trò to lớn của thiên nhiên đối với sự phát triển năng lực trí tuệ
của con người. Các tác giả đã đánh giá cao vai trò của quan sát, tiếp xúc với
thiên nhiên.
2. Ở Việt nam
Vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được các nhà giáo
dục Việt Nam quan tâm đến từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX. Thời kỳ đó,
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được coi như phương tiện nhằm
mục đích phát triển ngôn ngữ. Các nội dung làm quen với môi trường xung
quanh được đưa vào phần Nhận xét tập nói trong chương trình giáo dục mẫu
giáo. Nội dung và phương pháp của Nhận xét tập nói còn rất phiến diện và

đơn điệu. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), nội dung của nhận
xét tập nói được bổ sung và cải tiến. Lúc này nó mang tên gọi mới Tìm hiểu
môi trường xung quanh và tập nói. Trong chương trình đào tạo giáo viên mẫu
giáo, nội dung trên được đưa vào môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ.

8


Từ năm 1980, khi chương trình dự thảo và cải cách mẫu giáo được biên
soạn thì Làm quen với môi trường xung quanh được tách ra như một lĩnh vực
tương đối độc lập với tên gọi Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường
xung quanh.
Bắt đầu từ năm 2003, khi chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư
phạm Mầm non, trình độ cao đẳng được xây dựng thì Hội đồng biên soạn thống
nhất đổi tên học phần này là Tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh.Nội dung của học phần này kế thừa được những kinh nghiệm tiên tiến
trước đây, khắc phục những hạn chế của chương trình cải cách chỉ nặng về cung
cấp kiến thức mà ít tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực cho trẻ, đồng
thời cập nhật những kiến thức mới của chương trình trên thế giới và thành tựu
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Cho đến năn 2007, để thống nhất về
tên gọi của nội dung này với các nước trong khu vực và quan trọng hơn cả là
nhấn mạnh mục tiêu phát triển năng lực chung và tính tích cực hoạt động của
trẻ, các chương trình từ trung học đến cao đẳng đều thống nhất sử dụng tên gọi
Phương pháp khám phá khoa học về môi trường xung quanh.

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ

KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khoa học
Khoa học là một thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong cuộc
sống hàng ngày. Liên quan đến thuật ngữ này còn rất nhiều những cụm từ xuất
hiện khác phổ biến như: Kiến thức khoa học; Nghiên cứu khoa học; Ngành
khoa học
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Khoa học là hệ thống tri thức
tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh; phản ánh những
quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của các hoạt động tinh thần
ở con người; giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
Như vậy kiến thức khoa học là những kiến thức chính xác ở mức độ cao,
còn nghiên cứu khoa học được hiểu là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài
người để phát minh ra những tri thức có thể giải thích được các hiện tượng trong
tự nhiên, trong xã hội, trong chính con người và cải tạo thế giới. Trong cuộc
sống, khoa học được chia nhiều ngành, phổ biến nhất là cách chia thành hai lĩnh
vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
ở lứa tuổi mầm non, khoa học là những hiểu biết về thế giới khách quan
mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự
vật, hiện tượng xung quanh. Đây có thể chưa phải là những kiến thức chính xác
ở mức độ cao, song chúng rất phong phú, thỏa mãn tính tò mò của trẻ, góp phần
làm giàu vốn kinh nghiệm để trẻ có thể giải quyết các tình huống đơn giản xảy
ra trong cuộc sống. Bản thân khoa học không phải là một hoạt động, mà là cách
thức để thực hiện hoạt động và kết quả của hoạt động. Đó chính là cách thức tìm
hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích,
kết luậnkết quả của các hoạt động khám phá môi trường xung quanh là trẻ thu
được một lượng kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát
triển các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy lôgic, giải quyết vấn đề, hợp
tác
1.1.2. Môi trường xung quanh

10


Môi trường xung quanh bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao
quanh trẻ, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự
tồn tại và phát triển trẻ em.
Có thể phân chia môi trường xunh quanh thành: môi trường thiên nhiên và môi
trường xã hội.
1.1.2.1. Môi trường thiên nhiên
Bao gồm toàn bộ các sự vật, hiện tượng của giới vô sinh (không khí, ánh
sáng, nước, đất, sỏi, đá) và giới hữu sinh (động vật, thực vật, con người).
Điểm khác nhau cơ bản giữa giới vô sinh và giới hữu sinh: Giới hữu sinh tồn tại,
sinh trưởng thông qua quá trình trao đổi chất. ở giới vô sinh không có sự trao đổi
chất, khi có tác động của các yếu tố môi trường thì các thành phần của giới vô
sinh có thể bị phá hủy hoặc chuyển sang một dạng vật chất khác. Tuy có điểm
khác nhau cơ bản như vậy nhưng giới vô sinh và giới hữu sinh có mối quan hệ
với nhau rất mật thiết. Giới hữu sinh muốn tồn tại được cần phải có các yếu tố
của giới vô sinh và ngược lại.
Môi trường thiên nhiên là nguồn cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự
sống của trẻ nói riêng và sinh vật nói chung. Thiên nhiên với sự đa dạng về
chủng loại, về cấu tạo, về môi trường sống, với các mối liên hệ, quan hệ có
tính quy luật; với những thay đổi và phát triển liên tục, không ngừng cung cấp
thông tin, kiến thức phong phú, là nguyên liệu cho tư duy và là mục đích của
những khám phá ở trẻ. Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng kích thích tính sáng
tạo và phát triển óc thẩm mỹ cho trẻ.
1.1.2.2. Môi trường xã hội
Bao gồm môi trường chính trị, môi trường sản xuất ra của cải vật chất cho
xã hội, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hóa. Môi trường xã hội có
tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Đối với
trẻ em lứa tuổi mầm non, môi trường xã hội xung quanh trẻ bao gồm những đồ

vật, , những sự kiện xã hội cụ thể, các mối quan hệ qua lại giữa người với người.
Môi trường xã hội cũng rất phong phú và đa dạng. Có thể chia môi trường xã
hội thành hai nhóm: môi trường hẹp và môi trường rộng.
- Môi trường hẹp: Gồm có bản thân, gia đình và trường mầm non. Khi đứa trẻ
sinh ra nó đã mang những đặc trưng của con người về đặc điểm cấu tạo cơ thể,
với bộ não và hệ thần kinhTrẻ em có nhu cầu cần thiết phải tìm hiểu về chính
11


bản thân mình, về cấu tạo cơ thể, giới tính, về nhu cầu, hứng thú, sở thích, khả
năng của chính mình. Đó cũng chính là sự tự ý thức hay còn gọi là tính bản ngã
mà giáo dục cần hình thành và phát triển cho trẻ. Trước khi cho trẻ làm quen,
khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh cần cho trẻ làm quen, khám phá
với chính bản thân mình. Bản thân trẻ vừa là đối tượng vừa là chủ thể nhận thức.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, là môi
trường giáo dục đầu tiên đối với trẻ. Những kinh nghiệm, những thông tin đầu
tiên đứa trẻ tiếp thu được là từ gia đình của mình. ở đó có những người thân, có
nhiều đồ dùng, có cuộc sống sinh hoạt và các mối quan hệ thân thuộc. Trong gia
đình, trẻ lĩnh hội được những quy tắc, chuẩn mực hành vi, các mối quan
hệGia đình cũng là môi trường đầu tiên để trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm và
được thỏa mãn nhu cầu an toàn của mình. Do đó, mỗi gia đình cần tổ chức tốt
cuộc sống vật chất và tinh thần để gia đình thực sự là môi trường giáo dục tốt
của trẻ.
Trường mầm non là nơi tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
em. ở trường mầm non, trẻ bắt đầu phải sống theo nền nếp, hoạt động theo quy
định và giờ giấc, kế hoạch trong việc ăn, uống, chơi, nghỉ ngơi, học tập. ở đây
trẻ được tiếp xúc với những người mới là cô giáo và bạn bè, với những phương
tiện, đồ dùng, đồ chơi khác với ở gia đình, với các mối quan hệ mớiTất cả
những điều đó là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho trẻ. Trẻ học cách
sống trong tập thể, tuân thủ những quy định chung, học cách hợp tác, chia sẻ,

giúp đỡ lẫn nhau. Đây là môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục nhân
cách cho trẻ.
- Môi trường rộng: Gồm làng xóm, láng giềng là môi trường gần gũi với đứa trẻ.
Nơi này còn được gọi bằng hai tiếng quê hương. ở đó có phong cảnh thiên
nhiên, những di tích lịch sử văn hóa, những công trình công cộng và đặc biệt là
bà con trong xóm làng, tổ dân phố. Trẻ em cần được tiếp cận với những nét tiêu
biểu, đặc trưng ở chính quê hương mình để cách sống và ứng xử phù hợp, để giữ
gìn bản sắc quê hương và dân tộc mình.
Môi trường rộng còn có quốc gia, hành tinh, vũ trụ, đây cũng là môi trường giáo
dục tốt cho trẻ. Cho trẻ cập nhật những thông tin về đất nước mình và các quốc
gia khác, dân tộc khác, những vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường,
dân số là việc làm hữu ích để giáo dục lòng tự hào dân tộc, văn hóa ứng xử trong
một thế giới hòa bình, hữu nghị.
12


1.1.3. Quan niệm về trẻ em
1.1.3.1. Con người
* Quan niện về con người trước Chủ nghĩa Mác
Trước CN Mác con người hoặc không hiểu nổi về mình hoặc cho rằng
con người do thượng đế, do một đấng siêu nhân siêu hình nào đó sinh ra.
Khi học thuyết của ĐacUynh xuất hiện thì người ta hiểu con người là một động
vật bậc cao
Dựa trên những tiến bộ khoa học, dựa trên những thành tựu quan điểm của
Hêghen từ đó Mác đã khẳng định bản chất của con người là:
Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân
riêng lẽ trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội. Như vậy khi nói đến con người Mác đã đánh giá nhận xét và chỉ
rõ bản chất xã hội.
Như vậy có thể khẳng định: "Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội"

Ngày nay con người được hiểu: Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của
sự phát triển xã hội chính vì thế con người là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều
ngành khoa học.
1.1.3.2. Trẻ em
Con người nói chung và trẻ em nói riêng được rất nhiều ngành khoa học
nghiên cứu như: Giải phẫu sinh lý, tâm lý học trẻ em, giáo dục học trẻ em, bệnh
học trẻ em, tâm bệnh học trẻ em...các nhà khoa học đã đưa ra nhận định khác
nhau về trẻ em. Từ trước có quan niệm đã cho rằng: "Trẻ em như tờ giấy trắng,
người lớn muốn vẽ lên đó bất kỳ thứ gì thì trẻ em sẽ trở thành như vậy"
* ưu điểm: khẳng định tính ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của trẻ
* Nhược điểm: Quá đề cao vai trò của giáo dục, của xã hội
Có quan niệm lại cho rằng: "Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại" như vậy giữa
người lớn và trẻ em chỉ khác nhau về mặt kích cỡ
* Ưu diểm: khẳng định vị trí của trẻ em trong xã hội
* Nhược điểm: đề cao vai trò sinh học mà không thấy được vai trò của yếu tố xã
hội
Từ những quan niệm đó cần phải hiểu trẻ em một cách đúng đắn
Trẻ em là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đó là một thực thể đang phát
triển (phát triển về chất và về lượng) trẻ sinh ra tuy có hình hài là một con người
nhưng còn non nớt cần được chăm sóc và nuôi dưỡng, trẻ sinh ra là một cá thể
chưa hoàn chỉnh cả về mặt tự nhiên và xã hội. Tuy vậy chúng ta vẫn phải ghi
13


nhận những gì mà trẻ có được để từ đó định hướng trong việc chăm sóc - giáo
dục
Người ta ước tính có khoảng 50% sự phát triển trí tuệ của trẻ đạt được từ
0 - 4 tuổi, từ 4 - 8 tuổi đạt tiếp 30% còn lại 20% cho những lứa tuổi tiếp theo
Nhà giáo dục học vĩ đại Macarenkô cho rằng: "những gì mà trẻ em không
có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành nếu sự hình thành nhân cách

ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn"
Kết luận: Trẻ em cũng là con người là một thực thể của tự nhiên và xã hội, so
với người lớn trẻ em là thực thể chưa hoàn thiện một mặt nó mang trong mình
những tiềm năng kỳ diệu của con người, mặt khác nó mang những bản tính tốt
đẹp sẵn có của loài người và muốn trở thành người trẻ em phải được sống trong
môi trường tự nhiên - môi trường xã hôi và phải được giáo dục.
1.1.4. Khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Khám phá khoa học có thể tiến hành ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong
trường mầm non như môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, toán, văn học,
chữ cái, thể chất, ở tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là việc giáo viên tạo
ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi, phát
hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Đây thực chất
là việc giáo viên tạo môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động
cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung
quanh, thông qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng,
các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng. Đặc biệt là thông
qua các hoạt động khám phá này trẻ học được các kỹ năng quan sát, so sánh,
phân loại, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra
kết luận.
1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI
TRƯỜNG XUNG QUANH
1.2.1. Đối với sự phát triển trí tuệ
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là hoạt động thực sự hấp
dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Trong các hoạt động khám phá
khoa học, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác, vị giác). Chính vì vậy mà các cơ quan cảm giác của trẻ phát triển và
khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hớn. Trong quá trình
14



khỏm phỏ v mụi trng xung quanh, tr phi tin hnh cỏc thao tỏc trớ tu nh
quan sỏt, so sỏnh, phỏn oỏn, nhn xột, gii thớchVỡ vy, t duy v ngụn ng
ca tr phỏt trin. c bit, vic t chc cỏc hot ng tri nghim, khỏm phỏ
mụi trng xung quanh cũn gúp phn phỏt trin  tr cỏc phm cht trớ tu nh
tớnh ham hiu bit, kh nng chỳ ý ghi nh cú ch nh, tớnh tớch cc nhn thc
lm nn cho s phỏt trin cỏc nng lc hot ng trớ tu.
Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những
kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ, quan hệ, sự phát triển
của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Đây chính là cơ sở cho
những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông.
Hệ thống kiến thức đúng đắn về môi trường xung quanh giúp trẻ hoạt
động có hiệu quả trong các trò chơi, các hoạt động tạo hình, trong việc lĩnh hội
các biểu tượng toán sơ đẳng và phát triển ngôn ngữ.
1.2.2. Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động
Mụi trng xung quanh c coi l phng tin giỏo dc o c cho tr
mu giỏo. Vic khỏm phỏ mụi trng xung quanh khi gi  tr tỡnh cm nhõn
ỏi, quan tõm, giỳp  mi ngi, to iu kin cho vic hỡnh thnh tớnh t tin
vo bn thõn.
Khỏm phỏ thiờn nhiờn v xó hi, giỳp tr cú tõm hn trong sỏng, hn
nhiờn, ci m, cú lũng nhõn ỏi, tỡnh yờu i vi ngi thõn, bn bố, kớnh trng
i vi ngi lao ng, bit trõn trng v gi gỡn sn phm lao ng, yờu quý
bo v thiờn nhiờn. Bc u tr cú li sng vn minh trong giao tip v sinh
hot, chp hnh nghiờm chnh cỏc qui nh trong xó hi.
- Mụi trng xung quanh l phng tin quan trng  giỏo dc thm m.
Thụng qua vic khỏm phỏ mụi trng xung quanh tr cm nhn c mu sc,
hỡnh dng, mựi v, õm thanh...ca c, cõy, hoa, lỏ, ca cỏc sn phm m con
ngi lm ra. T ú, tr cú tỡnh yờu vi cỏi p, bit tụn trng, gi gỡn cỏi p
v mong mun to ra cỏi p thụng qua cỏc hot ng to ra sn phm.
- Cỏc hot ng nh do chi, tham quan v tip xỳc vi mụi trng

xung quanh cũn gúp phn rốn luyn sc kho, to sc  khỏng cho c th trc
nhng thay i ca thiờn nhiờn v cuc sng.
Nh vy cú th kt lun rng, vic t chc cho tr khỏm phỏ mụi trng xung
quanh l phng tin khụng th thiu nhm gii quyt mc ớch phỏt trin ton
din cho tr  trng mm non.
15


1.3. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẦM NON VỀ MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH
Hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non mới ở dạng sơ khai, chưa
phải học theo hình thức chính qui như ở trường phổ thông, nhưng chúng tiếp thu
kiến thức về môi trường xung quanh và hình thành cho mình những kỹ năng
nhận thức và kỹ năng xã hội theo nhiều cách khác nhau.
1.3.1. Trẻ học qua việc sử dụng các giác quan
Khi mới sinh ra trẻ chưa có biểu tượng về thế giới khách quan. Trẻ nhận
thức thế giới chủ yếu thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng
xung quanh bằng cảm giác và tri giác.
Sử dụng thị giác, trẻ có hiểu biết về hình dáng, màu sắc, cấu tạo bên ngoài của
sự vật hiện tượng.
Sử dụng xúc giác trẻ có hiểu biết về độ cứng mềm, trơn nhẵn...Thính giác giúp
trẻ hiểu biết về tiếng kêu của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng gió thổi, tiếng
mưa rơi, tiếng động cơ và tiếng còi của các phương tiện giao thông...
Khứu giác và vị giác giúp trẻ phân biệt mùi vị của các sự vật, hiện tượng.
Học theo cách này, giúp trẻ nắm được chính xác các đặc điểm bên ngoài rõ nét
của sự vật, hiện tượng. Đồng thời phát triển các giác quan cho trẻ.
1.3.2. Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành.
Trong thế giới khách quan có những lĩnh vực kiến thức mà không thể
nhận biết được bằng quan sát thông tghường. Để có thể nhận biết các dấu hiệu
đặc trưng nhưng không biểu hiện rõ nét của các sự vật hiện tượng, cách nhanh

nhất và chính xác nhất đối với trẻ là thử nghiệm, thí nghiệm.
Gieo hạt vào bông ẩm trẻ biết hạt đó có nẩy mầm được hay không và nẩy
mầm như thế nào, thử xem vật chìm hay nổi, vật nào nặng vật nào nhẹ...Học
bằng cách này trẻ vừa sử dụng các giác quan, vừa thực hiện các hành động tác
động vào đối tượng, những biểu tượng mà trẻ thu được nhờ đó trở nên toàn diện,
sâu sắc hơn.
1.3.3. Trẻ học qua trò chơi
"Chơi mà học, học mà chơi" là phương châm học tập chủ yếu của trẻ lứa tuổi
mầm non. Thông qua các trò chơi học tập, xây dựng và vận động trẻ khám phá
các sự vật và hiện tượng đa dạng ở xung quanh.

16


Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ khám phá các mối quan hệ giữa
con người với thế giới khách quan, giữa con người với con người. Trẻ học cách
giao tiếp với mọi người xung quanh, học cách thể hiện tình cảm, thái độ với
thiên nhiên và xã hội.
Học qua vui chơi là phương thức học tập hiệu quả và phù hợp với trẻ
mầm non vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này.
1.3.4. Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm
Phương thức học này có liên quan nhiều đến hoạt động ngôn ngữ. Bằng tư
duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghiệm và kết hợp các kiến thức
mới vào kiến thức có sẵn để làm phong phú vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của
mình.
Trong quá trình học, trẻ được nói ra, chia sẻ những hiểu biết của mình với cô
giáo, bạn bè và những người xung quanh, đồng, thời trẻ có thể nêu thắc mắc, đặt
câu hỏi để nghe thông tin từ những người khác, việc cùng nhau chơi, cùng nhau
thực hiên các nhiệm vụ nhận thức cũng là cách chia sẻ kinh nghiệm và giúp trẻ
học hỏi lẫn nhau.

1.3.5. Trẻ học qua tư duy suy luận
Để giải thích các hiện tượng, để đưa ra cách giải quyết phù hợp, trẻ cần
phải huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm có sẵn để phán đoán, suy luận.
Những kết luận, nhận định của trẻ nêu ra có thể chưa hoàn toàn chính xác, còn
rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Song trong quá trình tích luỹ thêm kinh nghiệm, biểu
tượng cùng với sự phát triển của tư duy, những suy luận của trẻ ngày càng trở
nên chính xác và hợp lý hơn.
1.3.6. Trẻ tập trung chú ý, ghi nhớ và tái hiện các sự vật, hiện t­ợng xung
quanh khi có hứng thú và được trải nghiệm phù hợp
Trẻ cần được tiếp xúc với các đối tượng đa dạng, sinh động, hấp dẫn,
đồng thời trẻ cũng cần sự hiểu biết, tôn trọng khích lệ, ủng hộ từ phía bạn bè, cô
giáo và mọi người xung quanh.
1.3.7. Việc học tập của trẻ sẽ hiệu quả hơn, cũng như sự phát triển nhận
thức của trẻ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu trẻ được tham gia vào các
hoạt động phù hợp với trình độ, khả năng của mình.
Vì vậy, các yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học nói chung và
làm quen với môi trường xung quanh nói riêng cần phù hợp với trình độ, khả
17


năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi. Giáo viên cần nắm được trình độ, khả
năng của trẻ để có cách tác động phù hợp.
1.3.8. Trẻ em xuất phát từ những gia đình và cơ sở văn hoá, xã hội khác
nhau, thể tạng của từng trẻ cũng không giống nhau vì vậy chúng có những
khả năng khác nhau trong học tập.
Giáo viên cần nắm được đặc điểm, khả năng của từng trẻ để có các biện pháp
giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, giúp trẻ bộc lộ
và phát triển khả năng của mình.
1.4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CHO TRẺ MẦM NON KHÁM PHÁ
KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

1.4.1. Mục đích
- Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích luỹ vốn
hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.
- Hình thành thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh.
- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật,
hiện tượng xung quanh.
1.4.2. Nhiệm vụ
1.4.2.1. Phát triển và rèn luyện cho trẻ năng lực nhận thức và năng lực khám
phá khoa học về môi trường xung quanh
- Phát triển và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng nhận thức và kỹ năng khám
phá khoa học về môi trường xung quanh.
+ Quan sát: Biết sử dụng phối hợp các giác quan một cách phù hợp để
tìm hiểu các sự vật, hiện tượng.
+ So sánh: xác định nhanh chóng các đặc điểm giống và khác nhau, sự
thay đổi và phát triển của các sự vật và hiện tượng.
+ Phân nhóm: Phân loại sự vật, hiện tượng thành các nhóm và giải thích
lí do.
+ Sử dụng: Sử dụng và bảo quản một cách thích hợp các dụng cụ như:
cân, thước các loại, kính lúp, kính hiển vi trong quá trình quan sát và trong thực
tiễn để nhận biết về khối lượng, kích thước, thời gian, nhiệt độ
+ Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát để đưa ra những nhận xét.

18


+ Phán đoán: Đưa ra những dự đoán thích hợp hoặc ước lượng dựa trên
kết quả quan sát và kinh nghiệm của mình.
Ví dụ: Nếu không được tưới nước thì lá cây sẽ héo khô
Dự đoán có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hiểu biết về nguyên
nhân và kết quả, từ đó có thể phát triển thành khả năng nhận biết quy luật và dựa

trên quy luật để dự đoán chính xác điều sẽ xảy ra.
+ Sử dụng các phương pháp khoa học theo trình tự: dự đoán, thu thập số
liệu, vẽ, lập biểu đồ các kết luận và khái quát hóa.
+ Nhận xét, chia sẻ thông tin với mọi người bằng ngôn ngữ nói hoặc dùng
hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu sao cho người khác hiểu được ý tưởng và kết quả khám
phá của mình.
+ Hợp tác, thỏa thuận và hoạt động trong nhóm bạn bè.
- Phát triển trí tò mò, hạm hiểu biết của trẻ về thế giới khách quan và các
phẩm chất trí tuệ (lạc quan, tự tin)
- Hoàn thiện các quá trình tâm lý nhận thức và phát triển khả năng chú ý,
ghi nhớ có chủ định.
1.4.2.2. Mở rộng, nâng cao kiến thức của trẻ về thế giới khách quan
- Hình thành ở trẻ sự hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của các sự vật, hiện
tượng xung quanh, mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau, sự thay đổi và phát
triển của chúng.
- Mở rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về các cách thức khám phá khoa học
đa dạng.
- Cho trẻ làm quen với một số thuật ngữ liên quan đến các khái niệm khoa
học đơn giản.
1.4.2.3. Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn
- Khơi gợi ở trẻ hứng thú và sẵn sàng khám phá các sự vật, hiện tượng.
- Giáo dục ở trẻ sự tôn trọng, thiện cảm với mọi cơ thể sống, sự thông
cảm, chia sẻ, quan tâm tới bạn bè và những người xung quanh.
- Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên và thế giới đồ vật.
- Giáo dục cho trẻ biết cảm thụ cái đẹp.
1.5. CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI
TRƯỜNG XUNG QUANH
19



1.5.1. Đảm bảo tính mục đích
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một nội dung giáo dục
cơ bản trong trường mầm non, vì vậy việc thực hiện nội dung này phải góp phần
tích cực vào việc giải quyết các mục tiêu chung của giáo dục mầm non.
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh trong giai đoạn hiện nay
là phát triển ở trẻ năng lực nhận thức, khả năng khám phá bản chất của sự vật,
hiện tượng để có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng
ngày. Trẻ em phải được tích cực khám phá và tham gia vào các hoạt động nhận
thức đa dạng.
Trong quá trình cho trẻ khám phá về môi trường xung quanh, cần chú ý
đến việc phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời với
việc giáo dục thái độ ứng xử. Cần quan tâm đến việc dạy trẻ cách học mà cụ thể
là cách nghĩ, cách hành động, cách khám phá môi trường xung quanh hơn là
quan tâm đến khối lượng kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động.
1.5.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ
Các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên và xã hội rất đa dạng
và phong phú. Vậy giáo viên nên lựa chọn nội dung nào để cho trẻ khám phá?
Trước hết giáo viên nên lựa chọn các sự vật, hiện tượng, các nguyên vật liệu gần
gũi đối với trẻ. Việc khám phá các đặc điểm, thuộc tính của chúng cần gây được
hứng thú và có ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ. Các nội dung khám phá không
nên chỉ từ phía giáo viên lựa chọn mà nên có cả các nội dung do trẻ quan tâm và
đề xuất.
Các phương pháp, hình thức và phương tiện khám phá cần phải vừa sức
với trẻ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường, lớp và địa phương.
1.5.3. Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ
Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh cần phải có sự
tham gia tích cực và chủ động của trẻ. Giáo viên mầm non cần phải tạo môi
trường hấp dẫn, phong phú và tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ
chức các hoạt động khám phá đa dạng để trẻ được tham gia.
Trong các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh, trẻ

phải là người thực hiện tích cực các hành động khám phá, khảo sát đối tượng:
nghe, nhìn, sờ nắn, ngửi, nếmTrẻ cần được sử dụng các phương tiện khám
phá như kính lúp, kính hiển vi, gương, cân, thước, bình
20


Trẻ cũng phải được hoạt động trong nhóm bạn bè và làm việc độc lập.
Để thực hiện các hành động trải nghiệm và hoạt động tư duy một cách
tích cực, chủ động, trẻ cần được hướng dẫn và dạy các kỹ năng nhận thức và kỹ
năng pkám phá khoa học. Đồng thời cũng chính trong các hoạt động khám phá
tớch cực, các kỹ năng của trẻ sẽ có cơ hội được luyện tập và theo lứa tuổi ngày
càng hoàn thiện.
1.5.4. Đảm bảo an toàn cho trẻ
Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh rất đa dạng cả
về nội dung và hình thức. Trong quá trình khám phá khoa học, trẻ em được tiếp
xúc với rất nhiều các sự vật, hiện tượng và các nguyên vật liệu khác nhau. Một
mặt chúng ta cần phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, mặt khác cần
phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Cần chú ý về thời gian, mức độ và thể trạng của
từng trẻ để tổ chức các hoạt động khám phá cho phù hợp.
Ví dụ: cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cảm nhận độ nóng ấm của nó thì
không nên tổ chức vào buổi trưa hay chiều mùa hè; không nên cho trẻ đứng
ngoài nắng quá lâu.
Các phương tiện và nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng cần đảm bảo vệ sinh,
an toàn.
Không chỉ đảm bảo cho trẻ về mặt thể xác, mà cần phải đảm bảo an toàn về cả
mặt tinh thần. Trẻ mầm non rất nhạy cảm, vì vậy trong các hoạt động khám phá
cần tránh cho trẻ những xúc động mạnh. Chẳng hạn, khi làm những thí nghiệm
với các sinh vật sống cần lưu ý chọn đối tượng và tuyệt đối không để cho các
sinh vật đó bị chết hoặc làm cho nó quá đau đớn.


21


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày các khái niệm cơ bản của môn học. Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa
cac khái niệm đó.
2. Phân tích ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh đối với giáo dục toàn diện.
3. Phân tích đặc điểm học của trẻ mầm non và đưa ra các kết luận sư phạm.
4. Phân tích mục đích, nhiệm vụ cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh.
5. Phân tích các nguyên tắc cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh.
6. Trình bày một số ví dụ về cách vận dụng các nguyên tắc đó trong việc lựa
chọn và thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện cho trẻ
khám phá khoa học về môi trường xung quanh.

22


Chương 2
NÔI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH
2.1. YÊU CẦU CHO TRẺ Ở CÁC LỨA TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC
VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
2.1.1. Lứa tuổi nhà trẻ
2.1.1.1. Trẻ từ 0 đến 12 tháng
- Biết biểu lộ cảm xúc với những người thân; bắt chước một số động tác
của người lớn.
- Biết nhìn theo các vật chuyển động, nghe và có phản ứng (quay đầu,

biểu lộ sự chú ý) với âm thanh.
- Nhận biết tên của mình và tên gọi một số đồ dùng, đồ chơi, con vật gần
gũi.
- Biết cầm, nắm, lắc, gõđồ chơi ở các tư thế khác nhau.
- Biết đóng, mở nắp hộp.
- Có thể chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác khi được hướng dẫn.
- Biết xếp chồng các khối gỗ, lồng hai vật lên nhau, tháo lắp những đồ
chơi đơn giản.
2.1.1.2. Trẻ từ 12 đến 24 tháng
- Nhận biết và gọi tên một số thành viên trong gia đình và một số đồ dùng,
đồ chơi, con vật, hoa quả gần gũi quen thuộc.
- Biết tên một số bộ phận trên cơ thể
- Nhận biết, gọi tên màu sắc (xanh, đỏ), kích thước (to, nhỏ) của một số
đồ dùng, đồ chơi, hoa quả.
- Thực hiện được một số thao tác đơn giản với đồ dùng, đồ chơi như tháo
lắp, xếp chồng, lồng từ 3 - 6 đồ vật, xâu hạt, lật giở các trang sách
- Tập sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt theo công dụng của
chúng: xúc ăn bằng thìa, uồng nước bằng ca, cốc, chải đầu
- Thực hiện một số hành động chơi đơn giản (bế, ru, cho búp bê ăn,
uống)

23


- Nhận biết và biểu lộ cảm xúc khác nhau. Gần gũi với người thân và
người lớn xung quanh, yêu thích các con vật nuôi, đồ dùng, đồ chơi.
2.1.1.3. Trẻ từ 24 đến 36 tháng
- Biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng, rau, hoa,
quả, con vật, phương tiện giao thông và hiện tượng tự nhiên.
- Biết tên và chức năng của một số bộ phận trên cơ thể.

- Biết tên gọi của của người thân trong gia đình.
- Biết sử dụng phối hợp các giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác) để
nhận biết, phân biệt sự vật, hiện tượng.
- Thực hiện được một số thao tác đơn giản với đồ vật như: chọn đồ vật có
kích thước, màu sắc, hình dạng phù hợp bỏ vào hộp; xếp chồng, xếp cạnh nhau,
xếp cách nhau theo chủ đề (đường đi, ô tô, đoàn tàu, ngôi nhà); xâu, luồn dây,
lồng các loại hột, hạt, vòng; vo tròn, xé giấy, lá để tạo ra một số đồ chơi đơn
giản; lật, giở trang sách, tranh đúng chiều.
- Bắt chước một vài hành động đơn giản của người lớn và biết sử dụng
một số đồ dùng, đồ chơi đúng chức năng của chúng.
2.1.2. Lứa tuổi mẫu giáo
2.1.2.1. Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên, biết một số đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng rõ nét của các sự
vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong tự nhiên và trong xã hội.
- Biết tên, chức năng của các bộ phận trên cơ thể, hiểu được sự cần thiết
phải chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Biết tên, công việc của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ của họ.
* Kỹ năng:
- Có khả năng sử dụng, phối hợp các giác quan để quan sát, nhận biết các
sự vật, hiện tượng.
- Có khả năng phân biệt, so sánh một số đặc điểm giống và khác nhau rõ
nét của các sự vật đơn giản.
- Có khả năng tập trung chú ý trong một thời gian nhất định.
- Hiểu, trả lời các câu hỏi của cô giáo và bạn bè.
* Thái độ:
24


- Thích tiếp xúc, khám phá các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và

trong xã hội.
- Có thói quen vệ sinh, lễ phép trong giao tiếp, có hành vi văn hóa trong
sinh hoạt ở nơi cộng đồng.
2.1.2.2. Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
* Kiến thức
- Tiếp tục cho trẻ biết tên và đặc điểm đặc trưng của các sự vật, hiện
tượng xung quanh.
- Nhận biết và giải thích một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng.
- Trẻ biết sự phong phú đa dạng của các sự vật và hiện tượng theo công
dụng, chất liệu.
* Kỹ năng
- Có khả năng quan sát 2 hoặc nhiều đối tượng cùng một lúc.
- Biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của hai đối tượng. Bước đầu
biết phân nhóm các sự vật hiện tượng theo dấu hiệu đơn giản, rõ nét.
- Có khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để nhận xét các sự vật, hiện tượng xung
quanh.
* Thái độ: Cảm nhận và yêu quý cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã
hội. Có thái độ nâng niu, trân trọng giữ gìn các đối tượng xung quanh. Biết hợp
tác, chia sẻ với bạn bè trong vui chơi và học tập.
2.1.2.3. Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi)
* Kiến thức: Trẻ biết các đặc điểm cơ bản, đặc trưng của các sự vật và hiện
tượng phổ biến trong thiên nhiên và trong xã hội.
- Biết sự đa dạng, phong phú của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Biết sự thay đổi, sự phát triển và các mối quan hệ đơn giản giữa các sự
vật hiện tượng.
* Kỹ năng
- Có khả năng quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc.
- Có khả năng so sánh sự giống và khác nhau của 2 hay nhiều đối tượng.
- Có khả năng phân nhóm đối tượng theo dấu hiệu đặc trưng.

25