niên đại sách ê-sai

Xác định niên đại của Kinh Thánh

Kinh Thánh là cuốn sách có một không hai. Hơn ba tỉ người xem cuốn sách này là thánh. Đây là sách bán chạy nhất của mọi thời đại, ước tính có khoảng sáu tỉ bản [toànbộ hay từng phần] được in trong hơn 2.400 ngôn ngữ.

Mặc dù Kinh Thánh là cuốn sách được đọc nhiều nhất trong lịch sử loài người, nhưng có rất nhiều ý kiến xoay quanh thời điểm cuốn sách này được viết ra, đặc biệt là phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, thường gọi là Cựu ước. Có thể bạn đã đọc các giả thuyết về đề tài này trên sách báo, hoặc bạn đã nghe các học giả phân tích trên truyền hình. Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu hiện nay.

Văn bản Kinh Thánh chỉ được viết trong thếkỷ thứ tám đến thế kỷ thứ sáu [trước công nguyên], hoặc vào giữa thời của nhà tiên tri Ê-sai và thời nhà tiên tri Giê-rê-mi.

Trong hai trăm năm qua, các học giả Kinh Thánh thường cho rằng phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ được viết và biên soạn chủ yếu vào thời Ba Tư và Hy Lạp cổ đại [từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ hai [trước công nguyên]].

Văn bản Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ như hiện nay đã được viết vào thời Hy Lạp cổ đại [chỉ từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ nhất [trước công nguyên]].

Những người tin cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn nên nghĩ gì về những ý kiến bất đồng trên? [2Ti-mô-thê 3:16]. Để tìm ra câu trả lời, chúng ta hãy xem hai quan điểm đối lập nhau.

Trình tự thời gian trong Kinh Thánh

Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ ghi rõ năm tháng của nhiều sự kiện. Dựa vào đó, chúng ta biết rằng các sách xưa nhất của Kinh Thánh được viết vào thời Môi-se và Giô-suê, tức cách đây khoảng 3.500 năm*. Các sách của Sa-mu-ên, Đa-vít, Sa-lô-môn và một số người khác được viết vào thế kỷ11 trước công nguyên [TCN]. Sau đó là các sách lịch sử, thơ ca và tiên tri được viết từ thế kỷ thứ chín đến thế kỷ thứ nămTCN.

Tại Biển Chết, người ta tìm thấy các bản sao của tất cả những sách này, toàn bộ sách hoặc từng mảnh, trừ sách Ê-xơ-tê. Việc xác định tuổi bằng phương pháp carbon14 [carbon phóng xạ] và ngành cổ tự học đã xác nhận rằng cuộn xưa nhất trong các cuộn này có niên đại từ khoảng năm200 đến 100TCN.

Giới phê bình Kinh Thánh nói gì?

Lý do chính khiến người ta nghi ngờ trình tự thời gian trong Kinh Thánh là vì họ không tin Đức Chúa Trời là tác giả của Kinh Thánh. Về điều này, trong cuốn sách của mình [The Old Testament Documents], học giả Walter C. Kaiser, Jr. cho biết: Văn bản [Kinh Thánh] bị xem là không đáng tin vì tự khẳng định là lời Đức Chúa Trời, kể về các phép lạ và nói về Đức Chúa Trời. Những học giả không tin Kinh Thánh bắt nguồn từ Đức Chúa Trời cho rằng phải xem xét Kinh Thánh như bao cuốn sách khác.

Trong một thời gian, người ta dùng thuyết tiến hóa của Darwin để giải thích rằng các tôn giáo cũng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ tập tục thờ vạn vật hữu linh đến thuyết đa thần, rồi đến hình thức cao nhất là thờ độc thần. Vì các cuốn sách đầu tiên trong Kinh Thánh đều mô tả về một tôn giáo chỉ thờ một thần nên một số người cho rằng các sách ấy không xưa như Kinh Thánh nói.

Về sau, ngành phê bình Kinh Thánh đã phát triển đa dạng. Chẳng hạn, một từ điển Cựu ước được xuất bản gần đây có những bài viết chi tiết về phê bình văn học, phê bình sử học, phê bình văn bản, phê bình lịch sử Ngũ thư, phê bình nguồn tài liệu và phê bình truyền thống-lịch sử.

Những học giả không thống nhất với nhau về niên đại của Kinh Thánh, nhưng nhiều người ủng hộ thuyết của ông R.E.Friedman. Ông viết: Trong nhiều trăm năm, người ta đã viết các bài theo thể thơ ca, văn xuôi và thể luật. Sau đó, những người biên soạn Kinh Thánh sử dụng các văn bản này làm nguồn tài liệu và tạo thành Kinh Thánh.

Sách Faith, Tradition, and History [Đức tin, truyền thống và lịch sử] bàn về một số quan điểm trên và nhiều quan điểm khác của giới phê bình. Cuối cùng, sách nhận xét: Điểm chung của các học giả là họ không tin Kinh Thánh nhưng tin tuyệt đối vào học thuyết của mình, và đả kích học thuyết của nhau.

Những bằng chứng xác định niên đại của Kinh Thánh

Những sách đầu của Kinh Thánh được viết trên vật liệu dễ hư. Vì thế, thật không thực tế nếu mong tìm được bản gốc hay bản sao thuộc thời Môi-se, Giô-suê, Sa-mu-ên hoặc Đa-vít. Tuy nhiên, có bằng chứng lịch sử gián tiếp cho thấy trình tự thời gian được nói trong Kinh Thánh là hợp lý, như một số học giả và nhà khảo cổ có uy tín đã tin. Hãy xem chúng ta biết được gì qua một số bằng chứng dưới đây.

Cách đây 3.500 năm, ở vùng Trung Đông là nơi Kinh Thánh cho biết Môi-se và Giô-suê sống, đã có văn viết chưa? Những văn bản về lịch sử, tôn giáo, pháp luật và văn chương đã có ở Mê-sô-bô-ta-mi và Ai Cập cổ. Còn Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên có viết văn bản nào không? Một cuốn từ điển Ngũ thư [Dictionary of the Old Testament: Pentateuch] cho biết: Không có lý do để nghi ngờ văn viết đã có vào cuối thời kỳ đồ đồng [khoảng năm1550 đến 1200TCN] tại Ca-na-an. Từ điển cho biết thêm: Vì thời xưa đã có văn viết và chúng ta không nghi ngờ những tác giả của các văn bản này, nên cũng không có lý do để phủ nhận rằng Môi-se đã biên soạn những sách mà Kinh Thánh quy cho ông.Xuất Ê-díp-tô Ký 17:14; 24:4; 34:27, 28; Dân-số Ký 33:2; Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:24.

Những người viết Kinh Thánh có sử dụng nguồn tài liệu xưa không? Có, một số người viết đã nêu những sách, có thể là văn bản nhà nước, gia phả, sách lịch sử và tài liệu liên quan đến gia tộc.Dân-số Ký 21:14; Giô-suê 10:13; 2Sa-mu-ên 1:18; 1Các Vua 11:41; 2Sử-ký 32:32.

Tại sao không tìm thấy những văn bản Kinh Thánh xưa hơn các cuộn sách phát hiện ở Biển Chết? Tạp chí Biblical Archaeology Review [Tạp chí khảo cổ về Kinh Thánh] giải thích: Tài liệu viết trên giấy cói và da không tồn tại trong hầu hết xứ Palestine, trừ những nơi khô cằn như vùng phụ cận Biển Chết. Những loại vật liệu này dễ mục nát trong điều kiện ẩm ướt. Vì thế, việc không tìm thấy những văn bản Kinh Thánh xưa không có nghĩa là chúng không tồn tại. Điều đáng chú ý là hàng trăm dấu ấn bằng đất sét đã được phát hiện. Những tài liệu bằng giấy cói và da không còn nữa vì bị thiêu hủy hoặc do môi trường ẩm ướt, nhưng dấu đóng trên tài liệu thì vẫn còn. Các con dấu này có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ chín đến thế kỷ thứ nămTCN.

Những bản Kinh Thánh chép tay được bảo tồn thế nào? Sách The Bible as It Was lý luận: Các lời tường thuật, bài Thi-thiên, luật pháp và lời tiên tri của Kinh Thánh vẫn còn đến thời nay hẳn là vì đã được sao chép nhiều lần ngay trong thời Kinh Thánh... Nếu được sao đi chép lại trong thời Kinh Thánh có nghĩa là chúng đã được sử dụng; người ta dùng chúng hằng ngày... Không ai bỏ công sao chép những văn bản không có ích.Phục-truyền Luật-lệ Ký 17:18; Châm-ngôn 25:1.

Đối với những sách đầu tiên của Kinh Thánh, quá trình sao chép hẳn đã kéo dài gần 1.500 năm cho đến thế kỷ thứ nhất công nguyên. Theo một cuốn sách nói về sự đáng tin cậy của Cựu ước [On the Reliability of the Old Testament], quá trình này bao gồm việc đổi mới các cấu trúc ngữ pháp và cách viết đã lỗi thời. Phương pháp này được phổ biến khắp vùng Cận Đông xưa*. Vì vậy, việc phê bình Kinh Thánh dựa trên ngữ pháp và lối văn phong không còn chính xác nữa.

Xác định niên đại của Kinh Thánh

Có hợp lý chăng khi cứ khăng khăng cho rằng những sách Kinh Thánh không được viết từ xưa như Kinh Thánh nói vì không tìm thấy bản chép tay từ thời Môi-se, Giô-suê, Sa-mu-ên và những người viết khác? Nhiều học giả đồng ý rằng việc không tìm thấy bằng chứng không có nghĩa là không có bằng chứng. Khả năng tìm được những văn bản được viết trên vật liệu dễ hư có cao không? Chẳng hạn, nói về những văn bản Ai Cập, nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại K.A.Kitchen ước tính rằng hầu hết các văn bản viết trên giấy cói trước thời Hy-La đều không còn.

Ngoài ra, những người kính trọng Kinh Thánh có thể tự hỏi: Chúa Giê-su có quan điểm nào về phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ?. Vào thời ngài, không ai tranh cãi về niên đại của Kinh Thánh. Chúa Giê-su cũng như những người Do Thái khác đều tin những ngày tháng trong Kinh Thánh là chính xác. Vậy theo ngài, ai đã viết các sách đầu của Kinh Thánh?

Chúa Giê-su từng nhắc đến các sách do Môi-se viết ra. Chẳng hạn, ngài nói đến sách Môi-se [Mác 12:26; Giăng 5:46]. Ngài đề cập đến lời tường thuật ở sách Sáng-thế Ký [Ma-thi-ơ 19:4,5; 24:37-39]; Xuất Ê-díp-tô Ký [Lu-ca 20:37]; Lê-vi Ký [Ma-thi-ơ 8:4]; Dân-số Ký [Ma-thi-ơ 12:5]; và Phục-truyền Luật-lệ Ký [Ma-thi-ơ 18:16]. Ngài phán: Mọi sự đã chép về ta trong luật-pháp Môi-se, các sách tiên-tri, cùng các thi-thiên phải được ứng-nghiệm [Lu-ca 24:44]. Nếu ngài tin Môi-se và những người khác đã viết Kinh Thánh, thì chắc chắn ngài cũng tin những ngày tháng trong Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ là chính xác.

Vậy, Kinh Thánh được viết ra khi nào? Trình tự thời gian trong Kinh Thánh có đáng tin không? Chúng ta đã xem qua quan điểm của giới phê bình, những gì Kinh Thánh nói, các bằng chứng lịch sử gián tiếp và quan điểm của Chúa Giê-su. Dựa trên những điều này, hẳn bạn sẽ đồng tình với Chúa Giê-su khi ngài cầu nguyện với Cha Giê-hô-va: Lời Cha tức là lẽ thật.Giăng 17:17.

[Chú thích]

Để biết thêm về trình tự thời gian trong Kinh Thánh, xin xem sách Insight on the Scriptures [Thông hiểu Kinh Thánh], tập1, trang447-467, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

Xin xem bài Các nhà sao chép xưa và Lời Đức Chúa Trời trong tạp chí Tháp Canh ngày 15-3-2007, trang18-20.

[Bảng thống kê/​Các hình nơi trang20-23]

[Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm]

[Năm mà sách trong Kinh Thánh được hoàn tất]

2000 TCN

1800

[Hình]

Những nhà sao chép Ai Cập đã viết tài liệu trước thời Môi-se

[Nguồn tư liệu]

© DeA Picture Library / Art Resource, NY

1600

[Hình]

Môi-se viết sách Sáng-thế Ký trên vật liệu dễ hư và hoàn tất sách vào năm 1513TCN

Sáng-thế Ký 1513TCN

Giô-suê

1400

1200

Sa-mu-ên

1000 TCN

[Hình]

Hàng trăm dấu đất sét còn tồn tại

Niên đại từ 900 đến 500 TCN

Giô-na

800

Ê-sai

600

Giê-rê-mi

Đa-ni-ên

[Hình]

Một tài liệu bằng giấy cói được gấp, buộc lại bằng dây và đóng dấu

Niên đại từ 449 TCN

[Nguồn tư liệu]

Brooklyn Museum, Bequest of Theodora Wilbour from the collection of her father, Charles Edwin Wilbour

400

200

[Hình]

Các cuộn sách được phát hiện ở BiểnChết được bọc bằng vải lanh vàgiữ trong bình, đến nay là những bản sao Kinh Thánh cổ nhất

Niên đại từ 200 đến 100 TCN

[Nguồn tư liệu]

Shrine of the Book, Photo © The Israel Museum, Jerusalem

    Video liên quan

    Chủ Đề