Nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại

Hay nhất

Ưu điểm:
- Diệt sâu bệnh nhanh.
- Ít tốn công.
Nhược điểm:
- Dễ gây độc cho người, cây trồng và vật nuôi.
- Làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, giết chết các vi sinh vật khác ở ruộng.
Vậy nên khi dùng biện pháp hóa học cần:
- Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, và liều lượng.
- Phun thuốc đúng kỹ thuật.

*Ưu điểm:

- Ít tốn công

- Diệt nhanh

- Có hiệu quả cao

*Nhược điểm:

- Gây ngộ độc cho người và gia súc

- Ô nhiễm môi trường

Mời các bạn tham khảo một số câu hỏi trắc nghiệm hay, được chúng tôi sưu tầm có chọn lọc từ các bộ đề trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 của các trường THCS trên toàn quốc.

Nhược điểm của biện pháp hóa học là?

A. Khó thực hiện, tốn tiền

B. Gây độc hại cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu, bệnh đã phát triển thành dịch.

Đáp án đúng là: B

Giải thích: (Nhược điểm của biện pháp hóa học là: Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái – SGK trang 31)

Lý thuyết về các biện pháp hóa học để phòng trừ sâu, bệnh có hại

Ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh:

    - Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.

    - Nhược điểm: gây độc cho người dùng, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật khác.

Cần đảm bảo các yêu cầu:

    - Sử dụng đúng loại, đúng liều.

    - Phun đúng kĩ thuật: thời gian cách li, phun đều, không phun ngược chiều gió, …

Lưu ý: thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng, …).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [LỜI GIẢI] Nhược điểm của biện pháp hóa học là? file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

So sánh ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hoá học và biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

Giúp mình với. Mình cần gấp😭😭😭

Câu hỏi:Nhược điểm của biện pháp hóa học là

A. Khó thực hiện, tốn tiền...

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái .

C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của .

D. Ít tác dụng khi sâu, bệnh đã phát triển thành dịch.

Trả lời:

Đáp ánB. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.

Nhược điểm của biện pháp hóa học là: Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại

Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Phòng là chính.

- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

Tại vì nếu để cây trồng, thực vật bị nhiễm sâu bệnh thì sẽ bị tổn hại vĩnh viễn làm giảm năng suất, giảm tính thẩm mĩ.Do đó cần phòng hơn là chữa.

2. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

Biện pháp phòng trừ

Ưu điểm

Nhược điểm

Biện pháp sinh học có hiệu quả bền vững, không gây ô nhiễm môi trường Hiệu quả chậm, phụ thuộc vào loài thiên địch, hiệu quả thấp khi sâu bệnh đã thành dịch
Biện pháp kiểm dịch thực vật Ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm, tránh sự lây lan sâu bệnh từ vùng này sang vùng khác Tốn kém
Biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp một cách hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Hiệu quả chậm, tốn kém

3. Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh hại

Đối với biện pháp này, cần sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc trừ sâu bệnh. Ưu điểm là hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh. Nhược điểm la gây độc hại cho con người, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, gây hại cho các sinh vật có lợi khác trên đồng ruộng. Để tăng hiệu quả của thuốc và khắc phục các nghiệm hạn chế khi diệt sâu bệnh bằng thuốc hóa học, cần lưu ý:

- Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.

- Phun thuốc đúng kỹ thuật(đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược gió, không phân lúc mưa)

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi phun thuốc bảo vệ thực vật (đeo khẩu trang, găng tay, ủng, đeo kính mặc quần áo dà,…)

4. Dấu hiệu cây trồng bị sâu bệnh phá hoại

-Các loại sâu bệnh hại cây trồng mà em biết: bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu

-Các dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại:

+ Hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo rũ

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật

- Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh.