Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non

Hiểu được vai trò của văn học và nhiệm vụ của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và kịch ở trường mầm non.

  1. Hiểu được những tri thức khoa học về đặc điểm cảm thụ văn hóc và khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình làm quen với tác phẩm văn học.
  2. Trình bày và vận dụng được những tri thức khoa học về hình thức, phương pháp, biện pháp tổ chức môi trường và tổ chức các dạng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non.
  3. Lựa chọn, phối hợp, lồng ghép các hoạt động thích hợp cho trẻ trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học.
  4. Lập được kế hoạch tổ chức và thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ làm quen tác phẩm văn học đảm bảo tính thẩm mĩ, khích lệ và tạo điều kiện để trẻ nâng cao khả năng cảm thụ và khả năng tham gia vào quá trình khám phá, thể nghiệm về tác phẩm văn học ở trường mầm non.
  5. Tự trau dồi năng lực cảm thụ văn học và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ truyền cảm.
  6. Có năng lực quan sát, phân tích và đánh giá trẻ trong quá trình làm quen với tác phẩm văn học. Từ đó, có thể vận dụng, đề ra kế hoạch và phương pháp để xử lí nhằm dạt được yêu cầu kích thích tính tích cực và nâng cao khả năng cảm thụ văn học, khả năng sử dụng ngôn ngữ văn học trong các hoạt động (giao tiếp, kể chuyện…) cho trẻ mầm non.
  7. Hình thành và phát triển lòng say mê, ham thích học hỏi, tìm tòi khám phá cái mới trong học tập để nắm vững và vận dụng được các hình thức, phương pháp, biện pháp tổ chức môi trường và quá trình cho trẻ mầm non làm quen với văn học. Tin tưởng vào sự thành công của bản thân trong học tập và nghề nghiệp.

Cơ sở lý luận chung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ – giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ Mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được các cháu yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ. Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú, tích cực. Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến trường phổ thông và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà.

Trong thực tế việc dạy trẻ Mầm non làm quen với tác phẩm văn học chỉ mang tích chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý đến việc hình thành cảm thụ văn học cho trẻ, chưa chú ý đến vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm văn học trong quá trình dạy, giáo viên còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp thủ thuật khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Vì vậy giờ học vẫn chưa đạt kết quả cao. Bên cạnh đó còn nguyên nhân khách quan là giáo viên mới thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non còn hạn chế về hình thức tổ chức, cách lựa chọn nội dung theo chủ đề, theo hướng mở nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học trong nhà trường.

Các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

  1. Dùng phương pháp đọc, kể diễn cảm

Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe, đọc kể. Do vậy giáo viên có thể sử dụng mọi sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện để đọc, kể biểu cảm khác nhau làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói, tạo cho tác phẩm bức tranh tương ứng, hấp dẫn đối với trẻ.

Khi muốn trình bày một tác phẩm, giáo viên cần tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tác phẩm để hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào tác phẩm

  1. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học

Nắm vững được đặc điểm sinh lý của trẻ, tư duy trực quan hình tượng. Do vậy mà việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp trẻ hứng thú với tác phẩm hơn.

Giáo viên có thể sử dụng minh hoạ cho câu chuyện như: Dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm như rối tay, rối rẹt và cách sử dụng khác nhau để minh hoạ cho câu chuyện, bài thơ thêm hấp dẫn

  1. Sử dụng bài hát và trò chơi

Để tạo không khí vui tươi, sôi nổi và gây được hứng thú trong tiết học giúp cho trẻ tiếp thu bài có hiệu quả, dễ nhớ và nhớ lâu tôi đã lồng bài hát và trò chơi vào các hoạt động chung.

Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm văn học cho trẻ mầm non

Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú, vui tươi nhẹ nhàng trong tiết học thu hút trẻ một cách thích thú, tôi tổ chức tiết học thành một chương trình vui có những trò chơi hấp dẫn như chương trình “ Vườn cổ tích”, “Những nhà thông thái hoặc chương trình: “Trò chơi âm nhạc”, “Bé làm nghệ sĩ” và mở đầu các chương trình bao giờ cũng có bài hát hướng trẻ vào nội dung của chương trình tôi đã sáng tác bài hát”

Giáo viên có thể cho trẻ xem một đoạn hoạt cảnh phim cảnh thỏ, quạ, nhím đang cãi nhau rồi cô hỏi trẻ: Các con có muốn biết vì sao thỏ, quạ, nhím lại cãi nhau không? Muốn biết vì sao lại có chuyện đó xảy ra cô mời các con cùng xem bộ phim: “Quả táo của ai”.

Với những từ khó, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan để giảng dạy, minh hoạ cho trẻ. Ví dụ: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao hoặc hình ảnh của những bông hoa trong bài thơ: “Bó hoa tặng cô”.Như vậy văn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển nhân cách của trẻ.