Những sai lầm khi học tiếng anh

Có một thực tế: Tiếng Anh là môn học nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn của toàn xã hội. Các trung tâm tiếng Anh ở tất cả mọi trình độ được mở ra khắp nơi, lực lượng giáo viên tiếng Anh cũng rất hùng hậu, sự đầu tư của người học về thời gian, tiền bạc và công sức cũng không phải là ít .

Tuy vậy, số lượng người Việt nói và viết trôi chảy tiếng Anh vẫn là một con số cực kỳ khiêm tốn so với những gì mà toàn xã hội bỏ ra.

Tại sao lại có nghịch lý như vậy ? Theo tôi thấy, đó là vì có 7 sai lầm đắt giá người học tiếng Anh hay mắc phải dẫn đến hạn chế trong kỹ năng tiếng Anh:

Học tiếng Anh một cách phiến diện

Ở các trường phổ thông, giáo viên quá tập trung vào ngữ pháp vì sự thực là, dạy ngữ pháp dễ hơn dạy nghe, nói, đọc,viết; chỉ cần cho công thức ngữ pháp và vô vàn bài tập (thường là photocopy và lấy kết quả theo đáp án) là giáo viên đã hoàn thành chỉ tiêu giảng dạy.

Ngược lại, hiện nay có một số trung tâm Anh ngữ lại không hề dạy ngữ pháp mà chỉ tập trung vào kỹ năng giao tiếp. Người học có thể nói , nghe tiếng Anh rất tốt nhưng kỹ năng viết câu, viết luận thật là thảm họa. Có cơ hội dạy trực tiếp và online rất nhiều học sinh đến từ các trường hàng đầu tại các thành phố lớn của Việt Nam và học tập ở các trung tâm Anh ngữ nổi tiếng từ lớp 1, tôi thấy tình trạng này rất phổ biến.

Theo tôi, tiếng Anh không chỉ tập trung vào ngữ pháp như được dạy ở các trường phổ thông công lập; chúng ta cũng không thể bỏ qua ngữ pháp để chỉ tập trung vào nghe nói như một số trung tâm Anh ngữ khác. Chúng ta cần dạy và học ngữ pháp một cách hệ thống, giúp cho người học hiểu được bản chất những hiện tượng ngữ pháp tiếng Anh thông dụng và áp dụng vào những bài học nghe, học nói, học đọc to, học viết. Chỉ như thế, học viên mới có được cách học tổng lực trong tiếng Anh và có được những tiến bộ vượt bậc. Đây có thể coi là một trong những sai lầm đắt giá mà người học tiếng anh hay mắc phải

Quá phụ thuộc vào giáo viên / trung tâm Anh ngữ

Người học tiếng Anh mỗi ngày hoặc mỗi tuần đến học và được rót cho vài “muôi kiến thức” đèm về dùng dần. Nếu có bài áp dụng thì thường, chỉ là những bài trắc nghiệm, hoặc bài tập ngữ pháp.

Người học phó mặc sự thành công hay thất bại của họ cho giáo viên hay trung tâm. Nếu nghe thấy lời đồn “có trung tâm này hay lắm” hoặc “giáo viên kia luyện tiếng Anh siêu tốc”, người học sẽ chạy đến đăng ký học tới tấp như vớ được chiếc phao cứu sinh.

Hãy dừng lại và suy ngẫm về bản chất thực sự của mọi sự thành công. Sự tiến bộ và thành thạo trong tiếng Anh chỉ có thể đạt được nếu người học dành toàn bộ trái tim và khối óc của họ cho nó, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để thực hành nó. Nói một cách khác tại Hanka bạn không chỉ được hướng dẫn phương pháp học hiểu quả với một lộ trình học rõ ràng minh bạch mà còn được dạy cách tự học tiếng anh hiệu quả nữa.

Coi tiếng Anh là một thứ xa xỉ, cao cấp

Chúng ta coi tiếng Anh như một môn học “sang chảnh” trong khi tiếng Anh cần phải được coi như một KỸ NĂNG SỐNG CÒN trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. “ Luck happens when preparation meets opportunities / May mắn xảy ra khi sự CHUẨN BỊ gặp CƠ HỘI ”.

Bạn đã bao giờ coi tiếng Anh như một kỹ năng sống còn như bơi lội ? Hay bạn cho rằng nó chỉ là một môn học phụ hay một tấm vé thông hành giúp cho bạn tìm việc được dễ dàng?

Tâm lý sợ sai vì cái tôi quá lớn

Chúng ta gặp một rào cản tâm lý phổ biến – tâm lý sợ sai! Nếu mắc lỗi, chúng ta sẽ thấy mình ngớ ngẩn, bị người khác đàm tiếu, coi khinh. Đây là một tư tưởng rất cổ hủ nhưng lại khá rộng khắp trong xã hội.

Trong việc học tiếng Anh cũng thế, ta phải chấp nhận sự thất bại, sai sót ban đầu để kiên trì phấn đấu và gây dựng sự tự tin với nó. Ngôn ngữ là môn học cần sự tìm tòi, sáng tạo, khẩn phá và trải nghiệm. Đó là quá trình “ thử nghiệm – thất bại – thành công ”.

Tuy vậy, chúng ta đã quá quen với đáp án, barem chấm điểm nên hầu như không có chỗ cho sự sáng tạo. Nếu mắc lỗi sai là sẽ bị trừ điểm ngay. Nhưng ta cần phải hiểu rằng làm chủ được các kỹ năng tiếng Anh là để tồn tại và phát triển chứ không phải chỉ để đối phó với điểm số.

Tư tưởng học tập nửa vời

Thời gian tiếp xúc với tiếng Anh chỉ diễn ra trong 1-2 tiếng trong giờ học tiếng Anh hoặc một “cua” học tiếng Anh các trung tâm ngoại ngữ. Điều này cũng tương tự việc muốn biết bơi nhưng chỉ thỉnh thoảng lội chân xuống hồ “hua hua” trong nước cho mát!

Muốn học được tiếng Anh, ta phải “tắm” trong môi trường tiếng Anh vừa sức với bản thân. Vì nếu bạn chọn nguồn tiếng Anh quá khó, nó không khác gì bạn chưa biết bơi nhưng chọn hồ nước sâu!

Tâm lý sinh ngại khi chọn thầy

Tâm lý “sính ngoại”, chuộng thầy “ Tây ” hơn thầy “ Ta ”. Theo kinh nghiệm của tôi, thầy “ Tây” hay “ Ta” thì cũng tùy vào trình độ, khả năng truyền đạt và đam mê dạy tiếng Anh của họ và mỗi thầy đều có thế mạnh cũng như hạn chế riêng.

Có thể thấy thấy “Tây” thì tốt về việc phát triển kỹ năng nghe nổi. Thầy “ Ta ” thì mạnh về ngữ pháp, viết câu, đọc hiểu. Tốt nhất, bạn phải hiểu được mục đích học tiếng Anh của mình là gì ? Bạn chỉ tập trung vào nghe nói ? Hay bạn cần học tổng lực cả 4 kỹ năng để thi TOEIC, IELTS, TOEFL? Theo tôi, bạn phải chọn được những người thầy có kinh nghiệm, có phong cách giảng dạy năng động sáng tạo và đã có những thành công đáng kể trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt.

Nhưng quan trọng hơn hết, người thầy LỚN NHẤT QUAN TRỌNG NHẤT chính là BẠN – người đang “vật vã ” trên con đường chinh phục tiếng Anh. Bạn phải có khả năng TỰ HỌC, phải tự tạo ra cho mình những tình huống sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ như thế bạn mới có thể phát huy cao nhất những gì đã học với thầy.

Văn hóa đọc còn kém

Kiến thức chung về xã hội của người Việt còn hạn chế do chúng ta chưa xây dựng được văn hóa đọc trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong khi đó, muốn có kỹ năng nghe nói – đọc – viết tiếng Anh tốt, chúng ta cần có sự hiểu biết rộng về các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị trên thế giới. Việc đọc sách được đánh đồng với đọc sách giáo khoa, sách học thuật để học tốt một môn học trong nhà trường . Chúng ta đang chỉ nhìn vào một cây nhỏ trong rừng cây đại thụ bao la.

Trong thế giới ngày càng phẳng như hiện nay, chúng ta phải liên tục tạo ra cho mình những kỹ năng mới để luôn có được thế cạnh tranh trong học tập, sự nghiệp hay cuộc sống. Và để làm được điều này, khả năng tiếng Anh đóng vai trò vô cùng QUAN TRỌNG vì phần lớn kho tàng kiến thức nhân loại đều được viết / ghi chép bằng tiếng Anh.

Những người thành công trong kỷ nguyên toàn cầu hóa là những người liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức kỹ năng thông qua tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Những người với tư tưởng “ bằng lòng với thực tại ” sẽ trở thành nạn nhân của vòng xoáy toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Trên đây là 07 sai lầm đắt giá mà người học tiếng Anh hay mắc phải. Còn những sai lầm nào mà bạn hay mắc phải trong khi học tiếng Anh hãy bổ sung cho mình nhé! Thanks đã đọc bài.

Một số bạn thường hay có tâm lý tự so sánh mình với người bản xứ với các “cao thủ” học Tiếng Anh. Đồng ý là việc phấn đấu học tập theo những hình mẫu đó là rất tốt, tuy nhiên, nếu bạn quá ám ảnh với sự hoàn hảo thì bạn sẽ không thể thành công được.

Nhất là với Tiếng Anh giao tiếp. Người Việt Nam mình rất sợ, sợ xấu hổ, sợ sai, sợ mình nói ra bị mọi người cười chê. Có nhiều cách để vượt qua nỗi xấu hổ khi giao tiếp Tiếng Anh. Nếu như bạn chẳng may mắc phải một lỗi sai như lỗi phát âm hay ngữ pháp, đừng ngại ngùng gì cả, cứ nói tiếp thôi.

Chúng ta thường ngại giao tiếp tiếng Anh với người khác vì sợ mắc lỗi sẽ bị coi khinh. Đây là tư tưởng rất phổ biến với người học tiếng Anh. Nếu như vậy bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ lên được. Chúng ta phải chấp nhận sai sót ban đầu để phấn đấu thì mới mong thành công. Nhiều người có suy nghĩ học vì thành tích, điểm số nên bạn phải hiểu rằng chúng ta phải học để làm chủ các kỹ năng chứ không phải để đối phó.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Những sai lầm khi học tiếng anh
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Khi học ngoại ngữ, rất khó tránh khỏi việc mắc những lỗi nhỏ. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là làm chủ tiếng Anh thì việc chăm chỉ luyện tập để tìm cách loại bỏ những sai lầm khi học tiếng Anh là rất cần thiết. Bạn hãy đọc bài viết này để tìm hiểu và biết cách phòng tránh những lỗi này nhé!

Tại sao việc nhận thức được những sai lầm khi học tiếng Anh lại quan trọng?

Trước hết, việc nhận ra những lỗi này giúp chúng ta tránh mắc lỗi lần sau. Lấy ví dụ nếu bạn nhận ra mình thường viết sai khi đặt những câu dài và phức tạp thì có thể tránh mắc lỗi bằng cách tập trung nghiên cứu cách viết câu phức, cách dùng mệnh đề, cách dùng các liên từ để có thể viết câu dài đúng và hay hơn, biến từ yếu điểm thành điểm mạnh của mình.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Tại sao việc nhận thức được những lỗi sai này là quan trọng

Thêm vào đó, những lỗi sai thường gặp là những lỗi mà bất kì ai cũng có thể mắc phải, kể cả những người đã sử dụng ngoại ngữ rất lâu và thành thạo. Do đó, bạn không cần quá nghiêm khắc với bản thân khi mắc những lỗi này. Quan trọng là bạn nhận ra mình đang mắc lỗi và quyết tâm sửa lỗi!

Những sai lầm thường gặp khi học tiếng Anh

Tiếng Việt không phải chia động từ nhưng khi học tiếng Anh chúng ta không những phải nhớ các động từ mà còn phải chia chúng theo đúng thì. Đây chính là lí do chúng ta thường có xu hướng sử dụng những dạng quen thuộc của động từ, ở những thì đơn giản nhất, như dạng nguyên thể hoặc thì hiện tại đơn.

Ví dụ chúng ta quen nói “I am sick” (Tôi bị ốm) mặc dù tình trạng ốm không chỉ đang xảy ra mà sẽ còn kéo dài qua thời điểm hiện tại. Trường hợp này chúng ta phải dùng thì hiện tại hoàn thành “I have been sick” mới là chính xác.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Luyện tập thường xuyên là chìa khoá giúp tránh những lầm lẫn trong tiếng Anh

Những thông tin quan trọng như khoảng thời gian và điều kiện của hành động có thể được biểu đạt qua thì của động từ nên việc chọn sử dụng đúng thì sẽ truyền tải được trọn vẹn những gì chúng ta muốn nói. Hãy tích cực làm những bài tập chia động từ và thực hành sử dụng đa dạng các thì của động từ khi nói và viết sẽ giúp bạn quen thuộc với cách chia động từ ở cách thì và tránh được lầm lẫn này.

2. Dùng sai từ vựng

Đây cũng là một sai lầm phổ biến. Cứ cho là bạn học thuộc các từ và biết được nghĩa của chúng nhưng trong khi nói hoặc viết đôi khi chúng ta nhầm lẫn các từ với nhau. Ví dụ hai từ “hear” and “listen” đều có nghĩa là “nghe” nhưng trong nhiều trường hợp lại không thể dùng thay cho nhau được. Hãy đọc bài viết về sự khác nhau giữa “hear” và “listen” tại đây để hiểu rõ hơn nhé.

3. Vi phạm tính thống nhất giữa chủ ngữ và động từ

Trong tiếng Anh chúng ta phải chia động từ theo chủ ngữ (thuộc ngôi thứ mấy, số ít hay số nhiều.) Nhưng có lẽ không ít lần chúng ta gặp chính mình mắc phải lỗi này khi viết “they eats” hoặc “he sing very well.

Những sai lầm này đều xuất phát từ sự thiếu luyện tập. Chỉ cần thực hành viết và nói nhiều thì chúng ta sẽ càng nhuần nhuyễn và tránh được những sai lầm này.

Vì sao chúng ta mắc phải những sai lầm này? 

Đây là một hiện tượng rất phổ biến vì chúng ta có xu hướng áp dụng những thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào một ngôn ngữ mới.

Mặc dù các ngôn ngữ trên thế giới có sự giao thoa và có thể có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên khi bị chi phối hoàn toàn bởi một ngôn ngữ thì việc tiếp thu một ngôn ngữ khác đương nhiên sẽ bị cản trở.

Một hiện tượng điển hình là lầm lẫn giữa các từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau chỉ vì phát âm theo cách đọc tiếng Việt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chúng ta đang quen với cách phát âm tiếng Việt do đó khả năng cao có thể nhầm lẫn về cách phát âm của những từ tương đồng dẫn đến viết sai các từ này. Ví dụ các từ nice, night, knife nếu không chú ý đọc âm đuôi thì tiếng Việt đều nghe giống như là “nai”, hay các từ white, wife, wine, why sẽ nghe như “oai” vậy. Hoặc trong tiếng Việt chúng ta thường nói “Tôi đi nấu cơm lúc 6 giờ” và dịch nguyên sang tiếng Anh là “I go to cook at 6 o’clock” trong khi người bản ngữ chỉ đơn giản nói “I cook at 6 o’clock” mà thôi.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Chúng ta hay áp dụng các thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào tiếng Anh

Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục các thói quen dùng tiếng Việt khi học tiếng Anh? Bất kỳ ai cũng sẽ khuyên bạn cần chăm chỉ rèn luyện để nhớ được những cấu trúc – cách diễn đạt cơ bản của người bản ngữ. Nhưng nếu bạn thiếu thời gian, lại muốn học một cách tự nhiên kiểu mưa dầm thấm lâu thì trừ khi bạn năng khiếu về tư duy ngôn ngữ, rất giỏi bắt chước hoặc rơi vào một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh thì thật sự sẽ rất khó để loại bỏ ảnh hưởng của tiếng Việt lên tư duy ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để xoay sở tạo ra một môi trường như thế cho mình ngay từ môi trường bạn đang sống đó. Hãy đọc bài viết về cách xây dựng môi trường tiếng Anh tối ưu của chúng mình tại đây.

2. Bạn được dạy tiếng Anh không chuẩn từ đầu hoặc bạn chưa tập trung học đến nơi đến chốn

Bất kể là lỗi do sự giáo dục chưa chuẩn xác hay do tự bạn chưa thực sự chuyên tâm vào tiếng Anh thì đều dẫn đến việc mắc phải các lỗi sai.

Để tránh những nguy cơ này, hãy tìm và học từ một nguồn tài liệu hoặc một giáo viên đạt tiêu chuẩn. Hoặc bạn có thể chọn học bằng các phương tiện khác như các khóa học tiếng Anh trực tuyến hoặc các ứng dụng học tiếng Anh như eJOY-English.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Ứng dụng eJOY-English trên điện thoại rất tiện lợi

eJOY-English là một ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại bằng các video thực tế thuộc nhiều chủ đề đa dạng và hấp dẫn, ứng dụng còn hỗ trợ tra từ dễ dàng ngay khi đang xem video. Bằng cách học từ vựng, cấu trúc câu và cách diễn đạt từ người bản ngữ qua các video đa dạng bạn có thể học được tiếng Anh chuẩn và có tính ứng dụng thực tế cao.

Học tiếng Anh cùng eJOY ENGLISH tại đây

3. Sự né tránh

Chúng ta thường nói vui rằng “Không có việc gì khó. Nếu khó quá thì thôi” và như vậy, chúng ta có xu hướng né tránh những việc khó nhằn. Trong tiếng Anh cũng không ngoại lệ, chúng ta né tránh một cấu trúc khó ví dụ như các mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh chẳng hạn.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Chúng ta có xu hướng né tránh những cấu trúc phức tạp

Nhưng trớ trêu thay, việc né tránh các cấu trúc khó khăn lại chính là lí do khiến chúng ta không thể tiến bộ được. Bởi lẽ chúng ta đâu chịu làm quen với chúng. Do đó, đừng ngại khó, đừng ngại sai, cứ thực hành đi thực hành lại những cấu trúc ấy. Việc này sẽ khiến bạn trở nên quen thuộc với cách sử dụng các mệnh đề quan hệ, thậm chí biến chúng thành sở trường, thành thế mạnh của bạn đấy.

4. Áp dụng sai quy tắc

Điều này xảy ra khi người học tiếng Anh áp dụng một quy tắc dùng trong trường hợp này vào một trường hợp khác. Nhưng vấn đề là ở chỗ trong trường hợp khác này việc áp dụng quy tắc kia lại không phù hợp. Lỗi sai này bắt nguồn từ việc bạn chưa hiểu rõ các áp dụng các quy tắc hoặc chưa nắm được các trường hợp ngoại lệ.

Ví dụ dạng số nhiều của các danh từ có tận cùng là “o” thông thường sẽ thêm “es” như potato => potatoes hay hero => heroes, tuy nhiên với các từ mượn tiếng nước ngoài như photo, radio, kangaroo thì chỉ thêm “s”, nếu áp dụng quy tắc thêm “es” sẽ là không đúng. Hoặc một số trường hợp đặc biệt như graffito số nhiều sẽ là graffiti. Vậy rõ ràng là cùng một quy tắc chuyển từ số ít sang số nhiều cho những danh từ kết thúc bằng “o” nhưng quy tắc thêm “es” không áp dụng cho tất cả.

5. Lầm tưởng về kiến thức

Những lầm tưởng về kiến thức hơi giống với những lỗi do áp dụng quy tắc sai nói trên. Đây chính là việc chúng ta “tự” tổng kết lý thuyết và tin rằng đó là những nguyên tắc đúng và cứ thế hồn nhiên sử dụng lặp đi lặp lại.  

Ví dụ một lầm tưởng mà các bạn học tiếng Anh cơ bản rất hay mắc phải, đó là sử dụng động từ to be cùng với động từ thường trong thì hiện tại đơn. Thay vì nói “She reads a book” các bạn lại nói “She is read a book.”

Để khắc phục những lầm tưởng này, chúng ta có thể tạm ngừng áp dụng sự sáng tạo để tự tổng kết lý thuyết. Nhưng lý tưởng nhất là bạn có một giáo viên hay người hướng dẫn có thể chỉ ra những lỗi sai này và giúp bạn sửa trước khi chúng trở thành những lỗi sai “thâm niên” khó sửa.

Những sai lầm khi học tiếng anh
Đừng để những lỗi sai lặp lại nhiều lần trở thành “thâm niên” khó sửa

Nhớ rằng đừng quá nghiêm khắc với bản thân nhưng cũng cần cảnh giác với tất cả những sai lầm trên con đường chinh phục tiếng Anh này. Hãy để lại comment cho chúng mình về những lầm lẫn bạn hay mắc phải và những thắc mắc về lỗi sai mà bạn còn đang băn khoăn dưới đây nhé.

Bạn có thể đọc thêm cái bài viết về các phương pháp học tiếng Anh cho người mới bắt đầu ở đây.