Những nhận định về Hạnh phúc của một tang gia

I. Tác giả

1. Tiểu sử 

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.

- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó và sớm mồ côi cha nên phải thôi học sớm.

- Sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông phải đi làm kiếm sống, nhưng chẳng bao lâu thì mất việc.

- Từ đó, ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn, chuyên nghiệp.

- Khoảng năm 1937 – 1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có điều kiện để chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Ông để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, tiêu biểu như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người,...

b. Phong cách nghệ thuật

- Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”.

- Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Vũ Trọng Phụng

Những nhận định về Hạnh phúc của một tang gia

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt tác phẩm

     Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Tổ, từ khi cụ ngấp ngoải chết đến khi chết thật. Chuyện nhặng xị bắt đầu cũng xảy ra từ khi ông cụ mất và câu chuyện cũng chỉ có ý nghĩa từ giây phút này. Cụ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa Tây nửa ta và những trò “mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh. Cái đám ma to tát cụ Tổ là một cuộc diễu hành của buổi lễ hội di động bằng mọi trò hề của tầng lớp trung thượng lưu. Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của những kẻ sống núp dưới gót giầy thực dân xâm lược, là bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời đầy thối nát lúc bấy giờ.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Tiểu thuyết Số đỏ được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938.

- Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết này.

b. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến "cho Tuyết vậy"): Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời

- Phần 2 (tiếp đến "đám cứ đi"): cảnh đám ma gương mẫu

- Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề xuất hiện như một sự châm biếm, mỉa mai: tang gia mà lại hạnh phúc

- Nhan đề thể hiện sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười bi hài: Một bên là sự tang thương, mất mát đáng lẽ phải đau buồn lại song hành với hạnh phúc, niềm vui.

=> Nhan đề đã dự báo một màn hài kịch sắp diễn ra với nhiều nghịch lý và những pha “cười ra nước mắt”.

b. Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ Tổ qua đời

* Nguyên nhân của tấn bi hài

- Cụ Tổ mất đi, di chúc được thực thi.

- Ước nguyện của mọi người trong gia đình được thực hiện.

* Những niềm hạnh phúc khác nhau trong gia đình

- Cụ cố Hồng

+ Mới chỉ 50 tuổi nhưng luôn ước mơ được gọi là cụ cố.

+ Nhắm mắt, tượng tưởng lúc “mặc áo xô gai trắng lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo.”

=> Đây là nhân vật điển hình cho sự ngu dốt và háo danh.

- Ông Văn Minh được dịp quảng cáo, kiếm tiền.

- Bà Văn Minh có dịp mặc những bộ xô gai tân thời và lăng xê những bộ y phục táo bạo.

- Cô Tuyết thì được mặc bộ y phục ngây thơ.

- Ông Phán mọc sừng tin rằng “đôi sừng” có giá trị của mình sẽ được trả công.

- Cậu Tú Tân thì có dịp khoe tài chụp ảnh.

* Hạnh phúc lan ra cả những người bên ngoài

- Xuân tóc đỏ có uy tín ngày càng cao.

- Bạn bè cụ cố Hồng có dịp khoe huân chương, râu ria

- Cảnh binh sung sướng vì có việc làm

- Đám trai thanh gái lịch có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau”.

- Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”

c. Cảnh đám ma “gương mẫu”

* Không khí: Hỗn loạn

- Như một đám hội, đám rước

- Tổ chức linh đình theo cả lối Tây, Tầu, Ta: “có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng….”

* Các nhân vật trong đám tang

- Trong đám ma cụ Tổ, cô Tuyết mặc bộ trang phục "ngây thơ" để cả thiên hạ biết cô chưa đánh mất chữ trinh.

- Xuân tóc đỏ khiến cụ Tổ chết lại được chào đón trịnh trọng.

- Cậu Tú Tân thể hiện trình độ chụp ảnh bằng cách nhảy lên những ngôi mộ khác.

- Sư cụ Tăng Phú vênh váo vì sẽ có người nghĩ cụ có chiến công hiển hách “lật đổ Phật giáo”.

- Đám con cháu là ê kíp đạo diễn, diễn viên, nhiếp ảnh tài ba.

- “Đám cứ đi” và nam nữ cứ “chim nhau, cười tình với nhau”

* Cảnh hạ huyệt:

- Cụ cố Hồng mếu máo khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt”

- Ông Phán mọc sừng dúi tiền vào tay Xuân tóc đỏ.

=> Đám tang trở thành trò diễn bịp bợm, lố bịch và lố lăng, đồi bại.

d. Giá trị nội dung

     Tác giả tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Miêu tả cái "đám cứ đi", nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu. Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm thuý những thói xấu xa của xã hội đương thời.

e. Giá trị nghệ thuật

 - Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:

+ Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to

+ Cảnh cậu Tú Tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình

+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân

- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

- Giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

Sơ đồ tư duy - Hạnh phúc của một tang gia

Những nhận định về Hạnh phúc của một tang gia

Nhận định

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm

1. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu.Con người ấy không giết quá một con muỗi .Nhưng thật kì diệu,văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình,kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

2. Đọc Số đỏ, nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: “Đây là cái bi của người chết, cái hài của xã hội, cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người.”

3. Đáp lời báo Ngày nay, Vũ Trọng Phụng có nói: “Các ông muốn cuốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn có cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời (...) Các ông muốn theo tiểu thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái thiên hạ thích nghe, nhât là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thực, thành ra nguy hiểm, vì sự thực mất lòng.” 

Loigiaihay.com

Đề bài : Nguyễn Đình Thi nhận xét “Nếu được dùng đến chữ (hóa công) thì có thể gọi người viết tiểu thuyết là một (hóa công) nhỏ, viết tiểu thuyết là sáng tạo ra thế giới mới, công việc viết tiểu thuyết”. Bằng hiểu biết của mình về tiểu thuyết “số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng đặc biệt là đoạn trích “hạnh phúc của một tang gia”, thuộc chương XV. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài văn tham khảo

Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã từng quan niệm rằng “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Còn tôi và các nhà văn cùng thời với tôi muốn tiểu thuyết phải thực sự ở đời”. lời “tuyên ngôn” nghệ thuật của ông đã làm chấn động giới viết tiểu thuyết lúc bây giờ. Câu nói của Vũ Trọng Phụng không những nói lên mục đích của tiểu thuyết, mà còn hướng tới chức năng đồng thời ca ngợi những nhà văn viết tiểu thuyết cho đời và cho người. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Đình Thi đã nhận xét. Nếu được dùng đến chữ “hóa công” thì có thể gọi người viết tiểu thuyết là một “hóa công” nhỏ. Viết tiểu thuyết là sáng tạo ra thế giới mới và minh chứng cho câu nói của Nguyễn Đình Thi chính là tập tiểu thuyết làm vinh dự cho mọi nền văn học “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

Vậy trước tiên ta phải hiểu câu nói của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa như thế nào? lời bàn của Nguyễn Đình Thi đã đánh giá rất cao nhưng rất chân thực về công việc viết tiểu thuyết “hóa công”, hiểu theo quan niệm thông thường là cách gọi đấng siêu nhiên, thần thánh sáng tạo ra thế giới tự nhiên, cách chọn này thường gắn với đời sống tâm linh, thể hiện thái độ tôn kính, ngưỡng mộ. Theo cách nói của Nguyễn Đình Thi “Hóa công nhỏ” là để chỉ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ trong mỗi tiểu thuyết. Đây là cách so sánh mới lạ, độc đáo và chính xác đối với những đóng góp của người nghệ sĩ chân chính. Nếu con người biết là “hóa công nhỏ” thì thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ ấy tạo ra xứng đáng là một thế giới thu nhỏ bởi vì tiểu thuyết là một loại hình tự sự, phản ánh thế giới khách quan trên bình diện rộng. Thế giới của tiểu thuyết càng phong phú, càng chân thực thì tài năng của nhà văn càng rõ nét. Các tiểu thuyết như “tắt đèn”, “Bước Đường Cùng”, cùng là những thế giới thu nhỏ mà đã để lại cho Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan dấu ấn trên diễn đàn văn học. Qua đây ta thấy rằng lời nhận định của Nguyễn Đình Thi đã khái quát một quy luật sáng tạo nghệ thuật người viết tiểu thuyết, từ những quan sát trải nghiệm thực tế đưa vào tác phẩm của mình mô hình thu nhỏ của thế giới khách quan, đó chính là yêu cầu sáng tạo nghệ thuật chân chính và Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết “số đỏ” đã xứng đáng với lời khen đó.

Trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán năm 1930 đến 1945, ngoài những cái tên Như Thạch Lam, Nam Cao, Ngô Tất Tố người ta cũng chú ý nhiều đến cái tên Vũ Trọng Phụng. Ông là một nhà văn có tài năng và có một phong cách nghệ thuật độc đáo, chỉ với gần 30 năm sống trên cõi trần thế với sức viết rồi rào Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú về thể loại, đồ sộ về khối lượng tác phẩm, đặc sắc về bút pháp nghệ thuật. Nổi trội nhất cho phong cách của ông thể hiện qua hai bình diện là phóng sự và tiểu thuyết. Vũ Trọng Phụng có phải châm biếm đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo và thối nát. Tiểu thuyết “số đỏ” viết năm 1936 là một kiệt tác trào phúng của văn học Việt Nam hiện đại, mà nhà văn Nguyễn Khải đã từng nhận xét “số đỏ” là một tác phẩm ghê gớm, là cuốn tiểu thuyết làm vinh dự cho mọi nền văn học. Thông qua nhân vật Xuân Tóc đỏ, tiểu thuyết “Số Đỏ” là một mô hình thu nhỏ đầy đủ, sống động về thực trạng đời sống xã hội thành thị tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX, với tất cả những mặt lố lăng, kệch cỡm, nhân vật của tác phẩm là tầng lớp tư sản thành thị với lối sống giả dối suy đồi, một xã hội thối nát, xã hội chó đểu vô nghĩa lý.

Với tiểu thuyết “số đỏ” Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ bàn tay của một đống hóa không khi xây dựng tiểu thuyết đồ sộ, với hơn 30 nhân vật, vô số hành động, các mâu thuẫn trào phúng được khai thác triệt để để phục vụ mục đích phê phán, tố cáo cái xã hội thối nát, giả dối ấy. Từ một kẻ lang thang đầu đường xó chợ, ma cà bông, bỗng chốc Xuân Tóc đỏ được ra nhập xã hội thượng lưu, rồi với những cái này trước đây khi làm thuê của hắn, hắn được tôn vinh nào là Doctor Xuân, thi sĩ Xuân, cố vấn xuân, rồi cuối cùng được phong làm “anh hùng cứu quốc”. Cái xã hội thối nát bây giờ là môi trường thuận lợi cho những thí sinh Như Xuân Tóc đỏ tồn tại và phát triển, những kẻ vô học, vô ý, vô lương tâm. Cuộc đời gắn với chữ “vô” thì lại luôn luôn nhận được những danh dự hào nhoáng, trong khi bên trong là một mớ ngu đần đen tối, thật buồn cười, thật nhục nhã thay cho cái xã hội đồi bại lúc bấy giờ.

Nổi bật trong tiểu thuyết “số đỏ” có lẽ chương XV “Hạnh phúc của một tang gia”, là một bộ mặt thu nhỏ của đám cưới tư sản thành thị lúc bây giờ. Đây là chương như một phân cảnh nhỏ trong chuỗi dài tấm hài kịch mà Vũ Trọng Phụng đã xây dựng, đoạn trích là sân khấu hài kịch mà tất cả các nhân vật đều có đất diễn, thậm chí diễn rất đạt vai của mình. Đám tang cụ cố tôi là cơ hội phô diễn trò lố bịch của đám con cháu, bạn bè, là nơi diễn ra cuộc doanh thương của đám người hám danh, hám lợi, cả tang gia ai cũng hạnh phúc, vui sướng, niềm hạnh phúc vui sướng toát ra từ không khí và bức tranh toàn cảnh của đám tang.

Cụ cố Hồng, ông con trai trưởng Chí Hiếu của người chết thì sung sướng đến ngây ngất vì nhờ cái chết thật của cha mình, nhờ cái đám tang này mà cái danh giá sang trọng của ông sẽ được nâng lên nhiều bậc. “cụ nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc bộ đồ cho gay, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải che chở, ui kìa con gái lớn đã già đến kia kìa và cụ chắc cả 10 phần rằng, ai cũng phải gợi khen một đám ma như thế, một cái gậy như thế… văn minh, chồng người cháu đích tôn hiếu thảo thì chê nóng làng mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi? đứa cháu này sung sướng vì nhờ cái chết thật của ông nội mình mà cái chức thư, chia của cải chia sẽ có hiệu lực thực sự, chứ không còn là cái lý thuyết viễn vông nữa. Vợ văn minh thì sốt cả ruột bởi sắp được trưng diện một trang phục mới, rồi cậu chú Tôm điên người lên mà mãi chưa được sử dụng cái máy ảnh mới mua để đi chụp những kiểu mới. Tuyết buồn lãng mạn là vì không thấy bạn gái đâu cả, phan mọc sừng ông cháu rể quý hóa thì sung sướng vì với sự giúp đỡ của Xuân Tóc đỏ kế hoạch tận dụng sự hoang dâm tai tiếng của vợ ông làm vũ khí đào mỏ, đã thành công rực rỡ không ngờ.

Một lũ con cháu Chí Hiếu ai cũng có niềm vui, mỗi người một vẻ, nhưng đều giống nhau ở một điểm ai cũng hạnh phúc hả hê, ai cũng được hồi sinh một cách mạnh mẽ. Cái chết của cụ cố tổ dường như đã trở thành ngày hội của người trong và ngoài gia đình, thậm chí đám ma to đến mức, đến ngay cả cụ tổ cũng nhờ cái chết thật của chính mình mà được sung sướng. Thật là một đám ma to tát, có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng. nếu không gật gù cái đầu, nỗi sung sướng hạnh phúc bất thường, kỳ dị, thậm chí quái gở này qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng như quá sức lê lan rất rộng, rất sâu từ bề trên đến bể dưới, từ trong ra ngoài, từ chủ đến khách, từ sống đến chết, nó lại được duy trì bền bỉ, đậm đặc, từ hết trang nọ đến trang kia theo diễn biến của đám tang, lúc phát phục đến khi cất đám? đưa đám, và đến cả khi hạ huyệt. Xem thế mà niềm hạnh phúc, mà cái chết chưa mang lại thật là vô bờ bến, mà niềm sung sướng đó đúng là không bỏ sót một ai.

“Hạnh phúc của một tang gia” tui chỉ nằm trong một phần của toàn bộ chương truyện. Nhưng có khả năng khái quát, tổng hợp hiện thực quy mô lớn. Điều đó thể hiện rất rõ qua những người ngoài gia đình đi đám tang, cả cái xã hội thành thị có đầy đủ ở đám tang với đầy đủ hạng người, dáng vẻ đầu tiên là những người bạn của cụ Cố Hồng, nhưng ông tai to mặt lớn được đeo đầy huy chương, trên mét thì đã có đủ cái loại râu đến để phô diễn, đó là bọn đạo đức giả vô nhân tính, điều đó còn chưa đủ, một lũ già đó còn chăm chú nhìn vào bộ ngực của cô Tuyết, khi cô diện bộ y phục ngây thơ ngay trong đám tang và khi đưa đám không ai động lòng xỉa xói đến người bạn đang nằm ở kia của mình. Tiếp đó hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa cũng có niềm hạnh phúc riêng, khi đang không có việc làm họ sung sướng cực điểm vì được có đám thuê đã trông nom hết lòng. Rồi đến sư phụ Tàng phéo người tưởng đã đứng ngoài những cái ái, ố, kỉ, nộ thì sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe vì sư phụ chắc chắn rằng trong số thiên hạ đang xem ở các phố thế nào cũng có người nhận ra rằng chưa cụ đã đánh đổ được hội Phật giáo…”. Rồi đến xuân hắn có niềm vui riêng của hắn, vì cái chết của Lão già đáng chết kia đã làm tăng thêm uy tín của Xuân ở xã hội, thêm vào đó hắn lại được nhận thêm tiền, chừng đó thôi cũng đã vui sướng biết bao nhiêu rồi. Đó là chưa kể các giai thanh, gái lịch Hà thành nhờ có đám tang mà được chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…

Gia đình có tang mà lại tang cụ tổ, không một ai thương tiếc, tất cả đều hả hê sung sướng. Thái độ, hành động của họ tuy có khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự bất hiếu, vô đạo đức, mất hết nhân tâm. Nhưng quái thai của xã hội ngày càng được Vũ Trọng Phụng vẽ thêm những đường nét để trở thành mặt quỷ, mặt ma mà vẫn in lốt con người để tồn tại. Đám ma mà to tát, long trọng, linh đình đưa đến đâu thì làm huyên náo tới đây. Phối hợp lối tả Tàu, Tây, có kiệu bát không lòng, vòng hoa, 300 câu đối, kèn, bùa, cảnh sát dẹp trật tự, chụp ảnh như đi hội chợ… Đến đây ngoài mất nhân tính ta còn thấy được những hạng người kia là sự dốt nát, ngu si đến mê muội, thật không còn gì để tả với những cái mới mẻ, cái giàu sang mà bọn chúng đã mang đến xã hội. Vũ Trọng Phụng quả thật là người thích đùa và rất biết đùa.

Song “hạnh phúc của một tang gia” những chân dung trào phúng mà Vũ Trọng Phụng tạo ra rất riêng, nhưng lại có tầm khái quát. Tiêu biểu nhất là cụ Cố Hồng chưa đến tuổi già mà cứ thích diễn trò già, yếu trước toàn dân thiên hạ, già đi để có vẻ giờ đây mình là người chủ trong gia đình nên phải vậy. Hay do diễn như thế để thấy rằng mình hiếu thảo, có lẽ do đây là một con người phổ biến trong cái giới tư sản thành thị lúc bấy giờ, nên mới đi vào Văn Vũ Trọng Phụng một cách đầy châm biếm và đã kích tới vậy. Hay vụ làm ăn buôn bán giữa ông phan mọc sừng với Xuân Tóc đỏ cũng cho ta thấy một xã hội không còn tình người, với người. Phương tiện thay cho lời nói là đồng tiền vô tri vô giác, hay qua nhân vật ông Typn ta thấy rõ ràng cái lương tâm trong nghề nghiệp, tưởng chừng như những cái nghề như ông làm chỉ cần một chút thì giờ đây nó lại phóng đại lên do cái tính thích khoe bộ trang phục sáng chế của mình ngay cả trong đám ma người chết… tất cả tất cả đều là bộ mặt đểu giả, xỏ lá của cái xã hội lúc bấy giờ, mọi thứ như một trò bịp lớn, những luân thường đạo lý bị hủy hoại trong chiều sâu của gia đình và chiều rộng của quan hệ xã hội.

Để thành công trong việc nói lên nội dung của đoạn trích, thì những yếu tố nghệ thuật đặc sắc ta không thể không nói đến nghệ thuật trào phúng bậc thấp, bút pháp cường điệu, phóng đại, giọng điệu linh hoạt, thư pháp điện ảnh nhìn từ cái cự ly xa nhà văn đã thâu tóm được toàn bộ cái trung thành bề ngoài của bầy con cháu chí hiếu. Con nhìn từ cự li gần thật thì nhà văn đã lật tẩy cái giá, cái thật chất chứa đựng và được che đậy ở bên trong của nó sự bất hiếu, bất nghĩa và thói đạo đức giả, tiếng cười đã bật ra tự nhiên nhưng hàm chứa chất mỉa mai và đầy cay đắng cho cái xã hội lúc bấy giờ. Thêm vào đó Nhà văn còn sử dụng hợp lý việc sử dụng kỹ thuật tạo tình huống kịch tính, và duy trì được độ căng cần thiết cho câu chuyện ở cấp độ ngôn từ, chất muối trào phúng được cô đặc trong hình thức. một số câu văn nói mỉa mai cái tài đó trước hết đã bộc lộ rõ nhất trong nhan đề của tác phẩm, tất cả các yếu tố nghệ thuật trên là cả một hành trình sáng tạo của một tài năng lớn, tài năng trào phúng Vũ Trọng Phụng.

Qua chương truyện “hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng đã đóng góp lớn lao vào việc hình thành và phát triển một nền tiểu thuyết hiện đại, ông từng phát biểu “tiểu thuyết phải là sự thật ở đời” và ông đã làm được điều đó. Vũ trong Phụng đã từng phê phán dòng văn học lãng mạn, mà linh hồn là tự lực văn đoàn đã thoát ly thực tế, trốn tránh xã hội. ông đã tuyên truyền cho quan điểm nghệ thuật của mình và các nhà văn cùng chí hướng “tiểu thuyết phải thực sự ở đời”, quan điểm của ông gợi cho ta nhớ đến quan điểm của Ban dắc “Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại”, đó là quan điểm tiến bộ và từ quan điểm đó mà đưa đến sáng tác của ông mang lại niềm vinh quang cho văn học nước nhà.

Mặt khác từ lời bàn của Nguyễn Đình Thi đặt ra yêu cầu đối với người viết tiểu thuyết và bài học tiếp nhận vẻ đẹp của thế giới nghệ thuật, được tạo lập trong tiểu thuyết “Không sao chép hiện thực phản ánh cuộc sống một chiều. Mà người nghệ sĩ luôn trăn trở không ngừng sáng tạo, đổi mới để hiện thực cuộc sống tuy rộng lớn bao quát nhưng không trùng lặp. Mỗi một nhà văn có một cách nhìn khác nhau về hiện thực cuộc đời, đến với “Tắt Đèn” ta bắt gặp một người nông dân chịu thương, chịu khó, nhưng bị áp bức nặng nề. Đến với “bước đường cùng” là một anh Pha lam lũ. Còn đến với “số đỏ” là xã hội thối nát, cụ thể là giới tư sản thành thị mỗi người một kiểu. Viết nhưng đều có điểm chung là phản ánh hiện thực một cách khách quan đậm nét, mang nhiều ý nghĩa nhân sinh.

Với cái tài của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết “số đỏ” đặc biệt là chương “hạnh phúc của một tang gia” ta đã thấy rõ chức năng cũng như mục đích của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, thực sự đã để tiểu thuyết của mình ở đời để xứng đáng với hai chữ “hoa công” mà Nguyễn Đình Thi đã khen ngợi. Và rồi những tập tiểu thuyết ấy sẽ đi qua cát bụi của thời gian để mãi mãi lưu lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn đọc ở mọi thời đại, cả hôm nay và mai sau./.