Những bài hát đồng quê hàng đầu năm 1979 năm 2022

Ai cũng thuộc bài hát “Gửi em ở cuối sông Hồng” nhưng ít người biết đến bài thơ gốc và hoàn cảnh sáng tác đặc biệt, đầy hào hùng ở mặt trận Lào Cai năm 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Và câu hát “Thấy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ” không phải là nhằm miêu tả màu tự nhiên của con sông Hồng mà là vì “Máu giặc loang ố cả một vùng” chảy xuôi về cuối sông Hồng, về hậu phương nơi quê nhà – chi tiết mà rất tiếc bài hát không đề cập đến. Nếu như “Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh” thì qua bài thơ, người dân nước Việt cũng đã hiểu thêm nhiều về những chiến công năm 1979 đầy hào hùng!

Xin cảm ơn nhà thơ Dương Soái, nhạc sỹ Thuận Yến và xin mãi mãi không quên ơn những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ mảnh đất biên cương – “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”!

Gửi em ở cuối sông Hồng

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em là năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc là em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù đã cuồng điên bắn vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông yên ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông ngàn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

Dương Soái – Mặt trận Lào Cai – 20/2/1979

Theo TRANG QUÂN SỰ VIỆT NAM

Tags: Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, Văn học, Âm nhạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến đấu vì độc lập tự do là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17/2/1979, khi nghe tin Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bùng nổ vào sáng ngày hôm đó. Đây là bài hát mở đầu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc".[1] Ca khúc này thường được gọi bằng cái tên không chính thức là Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới - câu đầu tiên trong ca từ.

Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngày 20/2. Ngày 9/3, bài hát được đăng trên báo Nhân dân. Quân nhạc biểu diễn vào tháng 4.[1]

Khi quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc được cải thiện, theo thỏa thuận giữa 2 nước, nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, bài hát này cùng với một số bài khác không còn được lưu hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong 1 tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát. Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập.[1]

Cảm xúc của Phạm Tuyên khi viết bài hát này[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sỹ Phạm Tuyên viết nên bài hát này trong không khí chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra. Vào ngày 17/02/1979, với tâm trạng là người đã viết bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng" và sau khi nghe lời kêu gọi Tổng động viên của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, ông đã sáng tác ra bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do" trong đêm ấy - một đêm không ngủ được.

Bài hát là tình cảm của chính ông đối với quê hương đất nước. Khi ông viết bài hát này, ông nghĩ mình đã thoát khỏi không khí chiến tranh nhưng bây giờ lại bắt đầu một cuộc chiến tranh mới căng thẳng hơn. Sau này, khi ông lên các tỉnh phía Bắc thì ông mới biết là chúng ta thiệt hại hàng vạn người. Quân đội lúc đầu chỉ làm một dàn hợp xướng nhỏ nhưng sau này làm lớn hơn. Bài hát này được phát trên sóng truyền hình Việt Nam, sau khi nghe, bạn của một chiến sĩ đã gọi cho ông và nói rằng sau khi nghe bài hát này thì chỉ muốn ôm súng tiến ra biên giới phía Bắc bảo vệ Tổ quốc, ông rất cảm động vì điều đó.[2]

Lời ca khúc:[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.

Quân xâm lược bành trướng dã man

Đã giày xéo mảnh đất tiền phương.

Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương.

Đất nước của ngàn chiến công, 

Vẫn sục sôi khí thế hào hùng

Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... 

Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!

Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!

Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng

Mang trên mình còn lắm vết thương.

Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.

Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người

Độc lập - Tự do!

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Đoan Trang [ngày 16 tháng 2 năm 2009]. “Những bài ca biên giới không thể nào quên”. Tuần ViệtNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ //youtube.com/watch?v=4zXd0-iRkko

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Gặp lại tác giả "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới"

Chủ Đề