Nhân vật tư tưởng là gì


12

và bóng tối, thiện và ác, cái cao thượng và cái thấp hèn

Đặc điểm chính của loại nhân vật tư tưởng là tính chất hướng nội. Tác

giả thường chọn những khoảnh khắc, những giây phút loé sáng của cuộc đời

nhân vật- đó là lúc con người bị đặt vào một tình huống nào đó, dưới ánh sáng

của trực giác, của vô thức toàn bộ bản thể con người anh ta hoặc một việc làm

cụ thể nào đó đã lùi vào quá khứ bỗng hiện lên với những dáng vẻ đầy đặn,

đích thực của nó. Nhờ ý thức hướng nội với những giằng xé nội tâm, những

suy nghĩ bên trong ấy mà con người có thể tự ý thức, tự phán xét để vươn tới

sự hoàn hảo, hoàn thiện trong hoàn cảnh hoặc rút ra những chiêm nghiệm

trong cuộc đời hay bản thân.

Nhân vật nhà văn T trong truyện ngắn Sắm vai là một phương tiện

nghệ thuật sinh động giúp Nguyễn Minh Châu phản ánh một cách hài hước

và đau xót cái bi kịch đánh mất chính mình. T không phải là nhà văn trẻ,

anh đã có bề dày của người từng trải trong cuộc đời lẫn nghề nghiệp. Anh

được đám đàn em rất kính cẩn, ngưỡng mộ, kính trọng. Anh là một người

dám tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, bỏ đi

tất cả những gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác. Con người đó

hoạ là có sét đánh hay bom nổ hoặc động đất thì mới có thể nhấc anh quẳng

ra khỏi những trang bản thảo đang viết dang dở [ 13, tr.260]. Thế mà có lúc

anh không còn là chính mình. Chỉ vì để chiều lòng cô vợ trẻ mới từ nước

ngoài về và để học đòi theo phong cách phương Tây mà anh đã trở thành con

người khác hẳn.

Hình ảnh nhà văn T trong vai người chồng, hào hoa phong nhã, vui vẻ

trẻ trung với gương mặt như còn hoá trang dang dở từ đi đứng nói cười bắt

tayđều nhất nhất theo sự nhắc nhở của cô vợ trẻ làm chúng ta không khỏi

không suy nghĩ. Giờ đây anh trở thành con người với vẻ mặt khác một bên

đầy suy nghĩ và lơ đễnh của người nghệ sĩ sáng tạo, một phía bên kia lại hết



13

sức vui vẻ trẻ trung[13, tr.264], cả đến tiếng cười của anh cũng trở nên lạ

lùng đáng thương. Cùng trong một con người, bên một con người thật anh ta

phải thường xuyên tạo ra con người khác cốt để vui lòng vợ. Đây là một hình

ảnh rất thực của cuộc đời, một sự sắm vai thật hơn cả sự thật, thật đến mức

xót xa đau đớn. Hãy sống bằng chính cái bản ngã đích thực của mình, đừng

theo thời lựa gió, đừng làm con kỳ nhông hèn nhát bởi không có mất mát nào

đau đớn hơn khi đánh mất chính mình. Đó là điều mà nhà văn T sau chưa đầy

một tháng phải sống cho ra người hãy còn trẻ muốn gửi gắm đến người đọc.

Đó cũng là ý nghĩa mà nhân vật tư tưởng đã tải đạo một cách trực tiếp tư

tưởng nghệ thuật của nhà văn: một lối sống vô tránh nhiệm, sống buông thả

không phải là con người thật của chính mình [59, tr.64].

Nhân vật Nhĩ trong Bến quê lại mang một ý nghĩa tư tưởng khác về

những nghịch lý trớ trêu của cuộc đời. Con người cường tráng và thành đạt ấy

đã từng có một cuộc đời oanh liệt, đã đi không xót một xó xỉnh nào trên trái

đất. Vậy mà khi mái tóc chưa kịp bạc đã nằm liệt giường và bất lực trong ước

muốn nhỏ nhoi được sang cái bờ bên kia sông Hồng ngay cửa sổ nhà mình[

13, tr.324]. Thì ra con người không phải luôn bất khả chiến bại, cuộc đời

luôn có giới hạn bất ngờ mà con người không thể vượt qua.

Và một tầng nghĩa thứ hai không kém phần sâu sắc được rút ra ngay

trong nỗi ân hận muộn mằn đau đớn của Nhĩ. Đây không chỉ là nỗi ân hận

vì chưa được đặt chân đến cái bến quê thân thiết, gần gũi bên kia sông Hồng.

Đây còn là sự nhận thức muộn mằn đau xót của một kẻ suốt đời thờ ơ vô tình

với những người thân yêu của mình. Sau bao nhiêu năm giờ đây anh mới

nhận ra vợ anh- Liên từ trước đến giờ vẫn mặc chiếc áo đã phai màu, đã sờn

đi theo thời gian theo năm tháng. Suốt đời anh vòng vèo hoặc chùng

chình[13, tr.326] để khi trễ chuyến đò mới cay đắng hiểu rằng những gì đã đi

qua không bao giờ làm lại được nữa. Từ sự nhận biết cái nghịch lí cuộc sống



14

nhân vật Nhĩ đã đem đến một bài học thấm thía về lẽ đời: đừng phung phí quĩ

thời gian hạn hẹp của mình, hãy sống sao cho khỏi ân hận những năm tháng

tuổi trẻ. Bến quê theo ý nghĩa đó còn là một nhận thức sáng ngời của nhân vật

về đường đời và cuộc đời. Nhưng thật oái oăm khi anh nhận thức ra được

chân lí ấy thì anh lại không còn khả năng để thực hiện. Đó còn là sự bất lực

của thực tiễn trước khát vọng đẹp đẽ lành mạnh.

Nhân vật hoạ sỹ trong truyện ngắn Bức tranh là một trong số nhân vật

tư tưởng tiêu biểu nhất của Nguyễn Minh Châu. Người hoạ sỹ có tác phẩm

nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, sau lần đến quán nhỏ

để cắt tóc anh mới bàng hoàng phát hiện ra lỗi lầm khó tha thứ của mình. Do

thất hứa với người lính đã từng cưu mang giúp đỡ mình khiến cho người mẹ

của người lính vì tưởng con đã chết, khóc thương con nhiều quá mà mù cả hai

mắt. Bắt đầu từ ngày đó anh sống trong tâm trạng dằn vặt đau khổ. Khi người

hoạ sỹ nhận ra sự vi phạm chuẩn mực đạo đức thông thường thì chính anh ta,

một người khác hiện lên biện hộ cho lý do tội lỗi của mình vì bận việc chuẩn

bị cho cuộc triển lãm. Tuy nhiên nếu nhìn vào cách cư xử thường tình của con

người có đạo đức thì hiển nhiên không một lý do nào có thể chấp nhận được.

Người hoạ sỹ đã không đủ dũng cảm để ra đầu thú nhưng lương tâm anh lại

chưa đến mức có thể lờ đi tội trạng của mình[27]. Quá trình nhận thức của

người hoạ sỹ diễn ra khá phức tạp. Vấn đề lương tâm trách nhiệm của cá nhân

đã được Nguyễn Minh Châu đặt ra khá rạch ròi, cụ thể thông qua hình tượng

nhân vật họa sỹ. Nếu là một người đạo đức liệu anh ta tự cho phép mình vô

ơn với con người dẫu vô danh trong xã hội nhưng lại từng cưu mang mình?

Và nếu biết được hậu hoạ thói vô ơn của mình liệu anh có thể dũng cảm để

thú tội? Còn ở góc độ người nghệ sỹ phải chăng vì mục đích phục vụ số

đông[13, tr.127] mà anh có quyền lừa dối, coi lời hứa của mình với người

lính vô danh như một phép ứng xử có phần lịch sự thông thường để đáp lễ?



15

Và trước lỗi bất hạnh có thật kia liệu anh có dửng dưng như kẻ vô can ? Cuộc

tự vẫn của nhân vật hoạ sỹ trước chân dung tự hoạ được tác giả vẽ lên bằng

thứ ngôn ngữ gây ấn tượng, đã làm cho truyện ngắn này trở lên nổi tiếng vào

thời điểm ấy. Có thể nói hình tượng nhân vật thể hiện mong ước của tác giả

trong việc trở lại cách nhìn thông thường về chuẩn mực đạo đức đối với mọi

người trong xã hội.

Nguyễn Minh Châu xây dựng nhiều dạng nhân vật tư tưởng mang sắc

thái khác nhau bởi đây là thời kỳ mà nhà văn như người đứng giữa trận tiền

những nhân vật đó đã thể hiện trực diện và cụ thể hoá ý đồ của nhà văn:

Người muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh báo động về sự tha hoá đạo đức

của con người.

2. Nhân vật thế sự

Nhân vật thế sự rất gần gũi với nhân vật tư tưởng ở chức năng khái

quát tư tưởng, rút ra những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Dạng nhân vật

này phổ biến trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

Trong trái tim của một nhà văn giàu tấm lòng nhân đạo luôn thường trực nỗi

lo sợ những tiêu cực trong xã hội, những thói quen vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ và

lâu dần liệu nó  có trở thành cốt cách của con người Việt Nam chúng ta hay

không[47].

Vì nỗi lo âu đầy trách nhiệm ấy Nguyễn Minh Châu đã mượn kiểu loại

nhân vật này để gửi cho cuộc đời những lời cảnh tỉnh, những chiêm nghiệm

về tình đời, về lẽ đời. Nếu như nhân vật tư tưởng mang tính cách hướng nội

thì nhân vật thế sự mang tính chất hướng ngoại, họ cứ hồn nhiên bộc lộ cách

sống, cách nghĩ của mình trong môi trường quen thuộc. Đó không hẳn là con

người xấu bụng hay độc ác một cách cố ý, nhưng do sự nông cạn, sự vô tâm,

họ hành động theo thói vô ý thức mà không hề nghĩ tới hậu quả của cách

sống, cách cư xử của mình đối với mọi người xung quanh. Kết quả là sự bạc



16

bẽo, vô ơn, những lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm trước số phận của người

khác vẫn mặc nhiên tồn tại. Với cái nhìn sắc sảo đầy trách nhiệm Nguyễn

Minh Châu đã dùng nhân vật thế sự để miêu tả sự thật cuộc đời, để mọi người

bàng hoàng nhận ra hậu quả nặng nề của thói tục thông thường[59, tr.68].

Nếu như những nhân vật tư tưởng luôn day dứt, lo lắng về sự đúng

sai, hay dở của mình, thì nhân vật thế sự lại có niềm tin ngây thơ, hồn nhiên

vào cách sống của mình. Lương tâm và dư luận không lên án họ chỉ có tác

giả và người đọc nhận thức được tính chất bi hài đau xót của thói tục trong

con người họ.

Trong tác phẩm Mẹ con chị Hằng là một biểu hiện hết sức sinh động

cho cách sống thông thường đáng trách của người phụ nữ vô tâm. Chị Hằng

không phải đứa con bất hiếu, chị cũng yêu mẹ nhất là những khi neo vắng,

chị vẫn nhớ tới mình có một bà mẹ trên đời. Đôi lúc chị cũng ân hận đôi lúc

chị cũng cáu gắt với mẹ, ân hận về việc làm của mình. Nhưng theo chị bà

mẹ cũ kỹ, vụng về ấy, luộm thuộm đến mức không thể không cáu gắt được.

Chị cũng biết thương em, nhưng ngay cả khi cuống quýt chuẩn bị tiền nong,

quà bánh cho mẹ ra thăm em gái, chị Hằng cũng không quên đòi chiếc áo len

mà em chị đã tự động lấy đi. Trọng tâm cuộc sống và tình yêu thương là chị

giành cả cho chồng, cho con. Cuộc sống gia đình chị giống như một cuộc

tiếp sức vay của bố mẹ trả cho con cái. Dường như những cái gì mà con

người ta đương nhiên được hưởng thì họ không nâng niu, quý trọng bằng

những cái mà họ phải đánh đổi cả cuộc đời mình. Câu chuyện khép lại trong

sự chiêm nghiệm buồn bã của bà mẹ đời con người ta vay của cha mẹ trả

cho con cái[13, tr.249] cũng là lẽ thương tình mà không hề phàn nàn trách

móc thì nội dung triết lý của câu chuyện càng trở lên sâu sắc và cay đắng.

Thông qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gióng lên hồi

chuông cảnh tỉnh đối với những con người đang vô tâm bạc bẽo một cách