Nhân vật trung tâm là gì


16

Chương 2 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT SONG HÀNH - HÔ ỨNG VỚI KIỂU


NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI.

1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm


1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng tư tưởng hay còn gọi là cảm hứng nghệ thuật được định nghĩa trong
Từ điển Thuật ngữ Văn học: Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây
tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Bê - lin - xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó
biến sự chiếml lĩnh thuần t trí óc đối với tư tưởng thànhl tình yêu đối với tư tưởng, một tình  yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành[123- 44].
1.2. Khái niệm kiểu nhân vật trung tâm: Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả biên soạn khơng sử dụng khái
niệm nhân vật trung tâm mà gọi đó là nhân vật chính: nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tường của tác phẩm
[123 - 156]. Còn trong giáo trình Lí luận văn học, nhóm tác giả biên soạn lại phân chia tỉ mỉ hơn trong mục loại hình nhân vật văn học, nếu dựa vào tiêu chí vai trò và vị trí
của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm, chúng ta có ba loại nhân vật: - nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Trong đó, nhân vật trung tâm là:
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cất truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ
yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình .... Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thay nổi lên những nhân vật trung tâm
xuyên suất tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung lâm của tác phẩm [122 - 283]. Trong
hàng loạt tác phẩm của một nhà văn, chúng ta có thể gặp các nhóm nhân vật trung tâm xuất hiện lặp đi lặp lại như một mơ típ nghệ thuật. Và chúng tơi gọi đó là những kiểu
nhân vật trung tâm trong hệ thống tác phẩm của một tác giả. Trong các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta sẽ gặp một số kiểu nhân vật trung tâm vừa khác nhau về tính cá thể
hố sinh động vừa có sự tương đồng về phẩm chất loại hình nhân vật.
17 1.3. Mối quan hệ tương giao - hô ứng giữa cảm hứng chủ đạo và kiểu nhân vật
trung tâm: Cảm hứng nghệ thuật không chỉ là động lực thúc đẩy người nghệ sĩ cầm bút sáng
tác mà còn là chất keo gắn kết mọi phương diện nội dung và hình thức thành một chỉnh thể thẩm mĩ. Cảm hứng nghệ thuật là linh hồn của một tác phẩm. Nó được
biểu hiện qua mọi cấp  độ  nội dung và hình thức của tác phẩm như: - lời văn nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, xung đột, giọng điệu và ngôn ngữ.v.v... Nhưng cảm hứng
nghệ thuật được biểu hiện rõ nét và trọn vẹn nhất qua các nhân vật - đặc biệt là nhân vật trung tâm. Bởi các cấp độ nội dung và hình thức thực ra cũng chỉ là các phương
tiện xoay quanh, hướng về và nhằm làm nổi bật các hình tượng nhân vật - phương tiện nghệ thuật chủ yếu và đắc dụng nhất để khái quát và phản ánh hiện thực của nhà văn.
Có thể nói khái quát rằng: - Cảm hứng nghệ thuật nào thì hình tượng nhân vật trung tâm ấy Còn có thể nói một cách ví von rằng: - Cảm hứng nghệ thuật là tiếng sét còn
nhân vật trung tâm là tia chớp rực sáng nhất trong mọi tia chớp xuất hiện trên bầu trời tác phẩm. Bởi vậy, khảo sát các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta sẽ đi sâu vào
phân tích, đánh giá các cặp cảm hứng - nhân vật trung tâm trong sự hô ứng tương giao của chúng.

2. Các loại cảm hứng - nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai: