Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương

BIỆN PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.4 KB, 13 trang )

1. Tình huống:
BIỆN PHÁP
GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Dựa trên cơ sở khoa học để giải thích nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi
trường.
- Tình hình thực tiễn ô nhiễm môi trường ở địa phương và tác hại của nó.
- Biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường ở địa phương.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
- Trong trường hợp giải quyết để Giảm ô nhiễm môi trường ở địa phương , mọi
người cần có những kiến thức về môn Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ
văn..
- Đặc điểm bài viết của nhóm chúng em là áp dụng kiến thức các môn có liên
quan đến lớp 6,7,8, 9 đã học để giải quyết tình huống, để áp dụng biện pháp vào
thực tiễn có hiệu quả, giúp mọi người có kiến thức bảo vệ môi trường chính là bảo
vệ sự sống của bản thân, gia đình, cộng đông và xã hội.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Sử dụng kiến thức các môn Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ
văn,... vào thực tế để Giảm ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Vận dụng các kiến thức đã học trong nhà trường để giải thích các vấn đề về ô
nhiễm môi trường.

5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
a. Cơ sở khoa học:
* Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật
lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ ở bất kỳ thành phần


nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác


định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn
hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của
con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn
(như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế
biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2trong khói xe, CO từ
khói đun ), các kim loại nặng như chì, đồng cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa
ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
* Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường .
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm là
nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm.






Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt;
và tự nhiên.
Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khói nhà
máy gây ô nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên
đường); vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và
lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.
Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ
cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;
Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến
đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.

Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm yếu
tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường,
trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.


Sự lan truyền các chất ô nhiễm vào chuỗi thức ăn qua nguồn nước bị ô nhiễm

+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt như:
cac oxit của cac bon, các oxit của lưu huỳnh ....

+ Ô nhiễm môi trường do khói bụi của các phương tiện giao thông.

+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.


+ Ô nhiễm do nước thải chăn nuôi.
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
+ Ô nhiễm do vi sinh gây bệnh.


Tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường đang
diễn ra phổ biến tại khu vực nông thôn
* Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Gây biến đổi khí hậu trên trái đất, làm
mỏng và thủng tầng ôzôn, sa mạc hóa, lũ lụt, động đất, sóng thần, sói mòn đất,
giảm đa dạng sinh học, dịch bệnh,...

Đối với sức khỏe con người
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô
nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực,
tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống

bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển, và có nhiều người chết
mỗi ngày vì ô nhiễm nước, do ô nhiễm không khí. Các chất hóa học và kim loại
nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Dầu
tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và
bệnh mất ngủ.
Đối với hệ sinh thái





Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm
độ pH của đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực
hiện quá trình quang hợp.
Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm
nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng
nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá
hủy.


Biện pháp chung: Trên thế giới đã đựa vấn đề ô nhiễm môi trường lên hàng
đầu. Ở Việt Nam đã có Luật bảo vệ môi trường.
b. Cơ sở thực tiễn:
Xã Linh Hồ quê hương em là nơi phong cảnh hữu tình, con người sống
khỏe mạnh, vui vẻ giữa thiên nhiên, quanh năm vạn vật phong phú tốt tươi.

Nhưng rất buồn mấy năm gần đây cảnh đẹp của làng mạc, cánh đồng đã bị mai
một bởi những túi rác bẩn xuất hiện ở khắp nơi, dịch bệnh gia
súc, gia cầm ngày càng nhiều .Sức khoẻ con người cũng bị đe doạ : Các ổ dịch
đau
mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết , dịch chân tay miệng , dịch thuỷ đậu ...Các bệnh nan y
như :ung thư xuất hiện ngày càng nhiều làm mất đi vẻ đẹp vốn có của làng quê.
Trước thực trạng đó, chúng em đã tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các
dịch bệnh trên là do :
* Môi trường sống ở địa phương chúng em đang bị ô nhiễm bởi các nguyên
nhân sau :
Ô nhiễm không khí: Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO 2, CO,, SO2,..,
và bụi. Nguyên nhân là do nhà máy hóa chất thải ra không khí, do quá trình đun
nấu trong sinh hoạt mà các nguyên liệu là than tổ ong, củi, đốt rác thải có chứa cao
su, nilong, rác thải bừa bãi, xác động vật phân huỷ ... ngoài ra còn do khí thải các
phương tiện giao thông quá cũ nát thải ra vẫn được sử dụng rất nhiều.
Khói bụi do phương tiện giao thông thải ra không khí
Các cột khói nhà máy hóa chất đã bay tới

Phương tiện cũ nát còn hoạt đông trên đường


Đốt rác thải bừa bãi gần làng
* Tác hại của các khí độc:
+ Bụi: Tác hại Khi nhiều quá (lớn hơn 100.000 hạt/1ml không khí )sẽ quá
khả năng lọc sạch của đường dẫn khí dẫn đến gây bệnh bụi phổi.
+ Nitơ ôxit (NOx): Khí thải ô tô, xe máy, ... Tác hại: Gây viêm, sưng lớp
niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao.
+ Lưu huỳnh ôxít (SOx): Khí thải sinh hoạt và công nghiệp, ... Tác hại: Làm
cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng.



+ Cacbon oxxit (CO): Khí thải công nghiệp, sinh hoạt, khói thuốc lá. Tác
hại: chiếm chỗ của ôxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể
gây
chết người. Ngoài ra người dân vẫn còn rất nhiều người hút thuốc lá, trong khói
thuốc lá có rất nhiều chất độc hại như Nicotin là tê liệt lớp lông rung, phế quản,
giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi.
* Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật: Bà con lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ trong trồng trọt và sử dụng không đúng cách.
Ví dụ: Ngay cả trong khu vườn nhỏ trước cửa nhà mà cũng diệt cỏ dại bằng
thuốc diệt cỏ
Hoặc khi trồng cây rau, quả bà con vừa phun thuốc 1,2 ngày đã thu hoạch
mang đi bán
Hoa quả bị chín ép do sử dụng chất kích thích.
Bà con chưa hiểu rõ về tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng
cách và tác hại nguy hiểm của thuốc diệt cỏ.
Nhóm chúng em xin đưa ra một ví dụ về thuốc diệt cỏ 2,4 D hỗn hợp giữa
2,45 - T; 2,45D và picloram đã tạo ra chất độc màu da cam. Nếu như mấy chục
năm về trước: Mĩ rải chất độc màu da cam hủy hoại biết bao cánh rừng của Việt
Nam để đến ngày nay vẫn còn bao hậu quả để lại, đó là những căn bệnh hiểm
nghèo, những người mang thân hình không đầy đủ; thì bây giờ chính tay những
người nông dân lại tự mình lặp lại một lần nữa tác hại cực độc của một thành phần
có trong chất độc màu da cam trên chính mảnh đất của gia đình mình.
- Thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến người trực tiếp thực hiện công việc
như pha chế, phun thuốc mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người
xung quanh khu vực phun thuốc và đặc biệt là những người sử dụng những sản
phẩm có tàn dư của thuốc như: rau, củ, quả,...và sự tích luỹ nồng độ chất độc trong
đất ngấm vào mạch nước ngầm.
- Các biểu hiện gây ngộ độc của thuốc diệt cỏ:
+ Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất

ngủ, giảm trí nhớ, ...
+ Tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến tê liệt.
+ Hội chứng về tim mạch: Nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp tim, có thể dẫn
đến suy tim,...
+ Hội chứng hô hấp: Ban đầu có cảm giác như ho, nhức đầu, chóng mặt,
nặng dẫn đến viêm đường hô hấp, có thể gây suy hô hấp, ngừng thở.
+ Hội chứng tiêu hóa, gan mật: viêm dạ dày, viêm gan mật, co thắt đường
mật,...
+ Hội chứng về máu: thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất huyết,...
+ Các biểu hiện khác: gây tổn thương hệ tiết liệu, nội tiết, tuyến giáp, gây
ung thư dạ dày, não, ....gây vô sinh,... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con
người.
- Tác nhân ô nhiễm do chất thải rắn: một số bà con không tuân thủ nơi đổ rác


mà vứt xuống sông, xuống mương, rệ đê, đường làng. Bà con đi phun thuốc ngoài
đồng bỏ chai, lọ, túi nilong khắp nơi.

Thói quen vứt túi ni lông,vỏ thuốc sâu sau khi sử dụng
-Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Những bãi rác để lâu mùi hôi thối, hòa vào
nước. Một số gia đình chăn nuôi đã thải nước thải trực tiếp ra rãnh, mương ở xóm,
ở thôn. Ngoài ra những người dân còn sử dụng thuốc nổ để đánh cá trên sông cũng
gây nên ô nhiễm nguồn nước và gây chết người, nhiều loại sinh vật dưới nước.

* Hậu quả do ô nhiễm môi trường ở địa phương em là nước, đất, không khí,
đều bị ô nhiễm dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Các loài động vật có ích như:
tôm, cá, chim, ếch,... trong môi trường tự nhiên bị cạn kiệt, con người phải gánh
chịu những tổn thất về kinh tế do những đợt dịch bệnh với trâu, bò, lợn, gà. Bản
thân người nông dân địa phương mắc rất nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,
da,... Số người mắc bệnh ung thư tỷ lệ thuận với thời gian.



C. Các biện pháp chống ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Từ những thảm họa đáng tiếc mà do ô nhiễm môi trường đã để lại cho người
dân quê em, nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu và đề ra những biện pháp
giảm sự ô nhiễm môi trường như sau:
1, Phân loại rác trước khi bỏ rác:
Ví dụ:-Rác hữu cơ có thể cho vào gốc cây để tạo mùn, cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây.
- Các loại giấy bìa, kim loại và đồ nhựa cóp vào bán sắt vụn.
- Phần rác còn lại để đúng nơi quy định, nhân viên môi trường đem đi xử lý.
- Bà con đi làm đồng phun thuốc phải gom chai lo, túi đựng để đúng nơi quy định.
Đề nghị cán bộ mỗi khu nhỏ trong một cánh đồng phải để những thùng rác hợp
lý.


2, Thả bèo lục bình và các cây thuỷ sinh có tác dụng lọc sạch nước ở
các ao, hồ.
3, Vận động người dân không nên sử dụng xe máy, công nông
quá cũ nát vì quá trình hoạt động, đốt cháy nhiên liệu xảy ra không hoàn toàn sẽ
thải ra khí độc. Không nên tự ý đốt nilong hay cao su mà phải để rác đúng nơi quy
định.
4, Hạn chế sử dụng thuốc sâu và thuốc diệt cỏ khi sử dụng phải tuân
thủ theo đúng hướng dẫn. Tránh tác hại của chất độc chứa trong nó.
5, Không hút thuốc lá nơi công cộng, tránh tác hại của nicotin.
6, Không dùng thuốc nổ đánh cá ngoài sông , suối để hạn chế mất các sinh vật
thuỷ sinh và ô nhiễm nguồn nước sông, suối.
7, Nước thải trong chăn nuôi phải được xử lý trước khi thải ra rãnh,
mương của thôn xóm, giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật.
8, Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh định kỳ theo

tuần, giữ vệ sinh chung , tránh các mầm mống gây bệnh.
9, Trồng nhiều cây xanh quanh nơi ở và nơi công cộng làm sạch không khí . Cây
xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí
cacbon,giảm sói mòn đất và hệ sinh thái.Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà
để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt
phá bừa bãi
10, Mỗi học sinh là một cộng tác viên tuyên truyền cho người dân hiểu
những tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ
môi trường
11, Vận động người dân sử dụng tiết kiệm điện và sử dụng các thiết bị
hoạt động bằng năng lượng mặt trời như bình nóng lạnh Thái dương năng.
12, Hạn chế sử dụng túi nilong. Nilon là vật khó phân hủy trong môi trường bình
thường nó có thể tồn tại hàng trăm năm.Nếu mà sử dụng nhiều túi nilon mà không
xử lý đúng sẽ gây lên hậu quả to lớn sau này.Để giảm thiểu túi nilon và các túi
đựng bằng nhựa chúng ta lên thay thế bằng các túi bằng giấy hay các loại túi dễ
phân hủy.


Hệ lụy từ túi nilon
Như vậy với vai trò là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần
tuyên truyền người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi
quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ
môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt
cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại
mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách
xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Về phía nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường,
trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối
tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà

máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ
nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường
và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực
lượng này.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường
trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn
còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ
môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là
vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
* Trên đây là những biện pháp do nhóm chúng em thảo luận đề ra mong bạn đọc
đóng góp ý kiến bổ sung để bài thi của chúng em thêm hoàn chỉnh và áp dụng tốt
vào thực tế quê hương mình.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Vận dụng những kiến thức đã học, nhất là từ những chương trình Ngữ văn,
Lịch sử, Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân, ... chúng em đã làm rõ được các
tác nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường ở quê hương mình. Từ đó, đã giúp
nhóm hiểu môi trường chính là cuộc sống, là sức khỏe của mọi người. Môi trường
trong lành giúp cho con người khỏe mạnh, có sức khỏe là làm nên tất cả, cho dù

gian lao vất vả mà vẫn có niềm vui, hạnh phúc. Không chỉ vậy nó còn giúp duy trì
nòi giống, bảo vệ sự sinh sản cho các thế hệ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết
chân trọng và có ý thức giữ gìn môi trường.


Xin trân trọng cảm ơn !