Người vô lương tâm là người như thế nào

lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

– Khi làm điều tốt thì trạng thái thanh thản của lương tâm; và ngược lại, khi hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thấy ăn năn, hối hận. Đó là trạng thái cứng rắn của lương tâm.

 Khi làm điều ác không biết ăn năn, hối hận, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm.

– Lương tâm là yếu tố nội tâm bên trong của tâm hồn con người, làm nên giá trị đạo đức con người. Do đó, đòi hỏi cá nhân phải có lương tâm mà phải biết giữ gìn lương tâm trong sáng. Muốn vậy, mỗi người cần phải:

+ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi ĐĐ hàng ngày để biến ý thức ĐĐ thành thói quen ĐĐ

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội.

+ Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ người với người. Hướng nhận thức con người đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác.

KHÔNG CÓ LƯƠNG TÂM LÀ NHỮNG ĐIỀU NGỰƠC LẠI VỚI NHỮNG ĐIỀU CÓ LƯƠNG TÂM Ở TRÊN

Lương tâm có vai trò và tầm quan trọng đối với mỗi người, xã hội. Lương tâm xuất phát từ chính bản thân mỗi người và cũng được hình thành và rèn luyện qua học tập, cuộc sống chúng ta. Vậy lương tâm là gì? Ví dụ về lương tâm?

Lương tâm là gì?

Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Lương tâm có 2 trạng thái là thanh thản và cắn rứt:

– Trạng thái thanh thản là trạng thái thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được, làm đúng theo lương tâm bản thân. Ví dụ khi bản thân nhặt được của rơi nhưng băn khoăn không biết có nên trả lại người đánh mất hay giữ của riêng. Lương tâm không cho phép và trả lại người đã đánh rơi tiền thì bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và vui vì đã làm được việc tốt.

– Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm. Khi làm việc sai trái, việc xấu hoặc không phù hợp bản thân luôn suy nghĩ lo lắng về vấn đề ấy. Nhặt được của rơi mà lấy không trả người đã đánh mất thì luôn lo lắng họ phát hiện, đòi lại trách móc mình, lương tâm không được yên.

Biểu hiện của lương tâm

Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.

Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình. Biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.

Họ trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác. Biết trân trọn mọi thứ ở xung quanh mình. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý. Nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.

Ví dụ về lương tâm

Như đã nêu ở mục trên, lương tâm có 2 trạng thái là thanh thản và cắn rứt, vì vậy, ở phần này chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cho 2 trạng thái trên:

– Ví dụ về trạng thái thanh thản của lương tâm: giúp đỡ người già, trẻ nhỏ qua đường

– Ví dụ về trạng thái cắn rứt của lương tâm: bản thân sai nhưng lại đổ lỗi cho người khác, để người khác phải gánh chịu hậu quả thay.

Ý nghĩa mà lương tâm đem lại

Là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc. Lương tâm trong sạch làm cho ta ý thức được nhân phẩm của mình. Cảm thấy sự khoan khoái của tâm hồn còn sự vô lương tâm là nguồn của sự bất hạnh. Là điều kiện của hạnh phúc vừa theo chiều khẳng định vừa theo chiều phủ định.

Với chức năng tự đánh giá nên nó là một động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện. Làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm. Là động cơ của mọi điều thiện.

Giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị. Biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái. Mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác.

Giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.

Trên đây là nội dung bài viết lương tâm là gì? Ví dụ về lương tâm. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự


1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta là hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

- Nói theo ngôn ngữ thông thường, thì “lương tâm” có nghĩa là một “tấm lòng tốt lành” hay một “cõi lòng chính trực” hiện diện bên trong một con người, để giúp người đó phân biệt điều đúng và điều sai, điều thiện và điều ác.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa “lương tâm” là “yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình”.

Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Lương tâm theo Khổng Tử là đạo đức. Khổng Tử nói: "Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa." Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, vạn việc trên trời dưới đất do âm dương, nhu cương tạo tạo thành vậy, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, chính vì lẽ đó con người muốn đươc coi là "nhân" thì phải có nhân, nghĩa phải có lương tâm.

Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh.

- Vậy vô lương tâm là không có lòng tốt, không có tình cảm nội tâm để có thể đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức.

- Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa.......

Vô cảm là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm......

Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh, vì vậy dù có chuyện gì cũng phải chia sẻ với mọi người thân nếu không mắc phải vô cảm thì khổ đó hìhì ^^

- Để đánh thức lương tâm thì theo mình chính bản thân người vô lương tâm phải nhận thức được thái độ hành vi của chính mình, từ đó tự khắc phục và thay đổi. Nhưng người có bản tính vô lương tâm thì rất khó cải thiện.

Thân!