Nghị luận về vấn đề nói tục chửi thề của học sinh

    “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Câu ca dao trên đã nói lên tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Vậy mà ngay nay, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề đang diễn ra rất phổ biến gây ảnh hưởng tới giá trị nhận thức của cộng đồng.

    Nói tục, chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, văn hóa khi giao tiếp với bạn bè, người lớn tuổi thậm chí cả những lúc tức giận vô thức thốt lên lời chửi thề. Bất cứ lúc nào, bất kì cuộc nói chuyện với ai họ đều nói tục, với họ nói tục cũng giống như những lời nói bình thường trong giao tiếp.

    Đôi khi là bạn học sinh này bắt chước bạn khác nói tục, chửi thề rồi dần dần trở thành một thói quen xấu khiến người giao tiếp với họ bực mình, khó chịu, không muốn giao tiếp. Và các bạn học sinh không nhận ra rằng khi họ nói tục, chửi bậy sẽ tạo ra phản cảm với người đối diện, trở thành người thiếu văn minh, kém hiểu biết trong mắt người khác. Người nói tục, chửi thể nghiễm nhiên không được mọi người yêu thích thậm chí là xa lánh.

    Vậy nguyên nhân của việc học sinh ngày này nói tục chửi thề do đâu? Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói, họ nói cho vui miệng, nói như một cách để thể hiện bản thân mình khác, mình chất. Họ cũng chưa hiểu được nói tục chửi bậy là hành vi xấu, là biểu hiện của những người kém văn minh, lịch sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến nguyên nhân khách quan là do từ nhỏ, những học sinh đó đã tiếp xúc trong môi trường sống không lành mạnh, toàn những người nói tục thô thiển khiến họ lây nhiễm tật xấu nói tục và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.

    Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, thì bố mẹ và nhà trường có trách nhiệm rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ học những thói xấu đó từ bên ngoài cho nên bố mẹ cần có trách nhiệm không được để trẻ học những thói hư, tật xấu đó. Nhà trường cũng nên tuyên truyền cho các học sinh biết tầm quan trọng của lời nói, dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp và ngăn cấm triệt để hiện tượng học sinh ăn nói thiếu văn minh.

    Từ xưa, cha ông ta đã hiểu được rằng “lời nói gói vàng”. Để trở thành một con người văn minh, tài giỏi thì trước hết bản thân mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói và không nói tục, chửi thề trong mọi trường hợp.

============================================

Quý phụ huynh có thể tham quan, đăng ký và chọn lựa cơ sở thích hợp cho con em, cũng như thuận tiện trong việc đưa rước hàng ngày.

– Cơ sở 1: 26 Phan Chu Trinh, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 2: 674/7 Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 3: 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 4: 636 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, Bình Dương

Trường THCS – THPT Hoa Sen có Cơ sở 4 tại TP. Dĩ An gồm có Hệ Tiểu Học – THCS – THPT với các chế độ học Bán trú – Hai buổi.

– Hotline: [028] 3736 1988

                  0938 22 1966 [Zalo]

                  0901 379 685 [Tư vấn tuyển sinh]

                  0274.65.68.868 [CS4 – TP. Dĩ An – Bình Dương]

Đề bài: Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề

Bài Làm

Các đề thi nghị luận xã hội khác:

1.“Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”

2.Những lợi ích và tác hại của việc sử dụng Facebook trong giới trẻ hiện nay

1. Mở bài

– Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó.

– Nói tục chửi thề là một hiện tượng khá phổ biến trong trường học hiện nay. Đó là một thói hư tật xấu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với đạo đức và hành vi ứng xử của học sinh.

2. Thân bài

a] Giải thích

– Nói tục chửi thề là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa trong giao tiếp nhằm bôi nhọ, sỉ nhục hoặc xúc phạm nhân cách người khác.

b] Bàn luận

[1] Hiện trạng

– Nói tục chửi thề diễn ra hầu hết ở nhiều cấp học trong các trường học, trở thành một hiện tượng khó kiểm soát.

– Học sinh thường dùng những lời lẽ thô tục, thiếu lễ độ, vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức, văn hóa nhà trường trong giao tiếp.

– Nói tục chửi thề đang có xu hướng ảnh hưởng tràn lan, bị lạm dụng trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh nếu nhà trường, gia đình và xã hội không nhanh chóng chấn chỉnh, định hướng khắc phục.

[2] Nguyên nhân

– Do sự phát triển của kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin kết hợp với sự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đức trở nên lệch lạc gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trong sáng, lễ độ.

– Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoái nhân cách và đạo đức, từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từ một vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành một hiện tượng tràn lan và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc trong lứa tuổi học sinh.

– Bản thân HS thiếu nhận thức về tác hại của việc nói tục chửi thề. Từ đó, thiếu tự điều chỉnh ngôn ngữ giao tiếp của mình.

– Nhà trường, gia đình và xã hội thiếu quan tâm sâu sắc, buông lỏng giáo dục đạo đức nhân cách và ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực cho học sinh. Việc thiếu nghiêm khắc trong vấn đề xây dựng và rèn luyện thế hệ học sinh trong vấn đề văn hóa và hành vi ứng xử khiến cho hiện tượng nói tục chửi thề xảy ra tràn lan mà không được nhắc nhở hay xử lí hiệu quả. Người lớn thiếu gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho HS bắt chước làm theo.

[3] Hậu quả

– Thường xuyên nói tục chửi thề làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghét bỏ. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn.

– Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.

– Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

– Nói tục chửi thề còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và hành động phạm pháp.

[4] Giải pháp

– Rèn luyện nhân cách, nhân phẩm; nâng cao bản lĩnh sống; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh.

– Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Không dùng những từ ngữ thiếu tế nhị, lịch sự, không dùng tiếng lóng, tiếng nhại, từ ngữ địa phương tùy tiện, hướng đến sự giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, hiện đại và văn minh. Không xúc phạm, lăng mạ gia đình, nhân phẩm, danh dự người khác bằng những từ ngữ miệt thị, thô tục, vô văn hóa hoặc tàn bạo, độc ác…

– Tôn trọng nhân cách nhân phẩm người khác. Cung kính, lễ độ với người lớn. Tăng cường thực hiện các hành vi văn hóa trong giao tiếp hằng ngày. Xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, chuẩn mực, tránh xa các thói hư tật xấu của xã hội.

c] Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: Nói tục chửi thề là một hành vi vô đạo đức, làm mất nhân cách, nhân phẩm con người.

– Hành động:

+ Phê phán hiện tượng nói tục chửi thề đặc biệt trong môi trường học đường

+ Là học sinh, không nên nói tục chửi thề. Mỗi học sinh phải rèn luyện nhân cách nhân phẩm, phấn đấu học tập tốt, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

+ Liên tục bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại mới.

3. Kết bài

Hiện nay trong trường học, vẫn còn rất nhiều HS thường hay nói tục chửi thề. Việc làm đó khiến các bạn không được bạn bè tôn trọng, thầy cô yêu mến. Những HS như thế thật đáng chê trách. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu nói tục chửi thề vì một môi trường học đường văn minh.

I. Mở bài: Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. II. Thân bài: 1. Giải thích: Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. 2. Biểu hiện: Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe. 3. Tác hại: – Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung: + “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. + Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. + Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng. 4. Nguyên nhân: – Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: + Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. + Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. + Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh. 5. Ý kiến đánh giá, bình luận: – Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu. – Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. III. Kết bài:

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”.


Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
  • suy nghĩ và hành động của em về hiện tượng nói tục chửi thề một số học sinh trong nhà trường hiện nay
  • suy nghix ve hien tupng noi tuc cua 1 so hs hn
  • Suy nghĩ về hiện tượng nói tục chửi bậy trong học sinh hiện nay
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề