Nghệ thuật của bài sông núi nước nam là gì

Sông núi nước Nam - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Sông núi nước Nam Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Sông núi nước Nam trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước  nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

B. Đôi nét về tác phẩm Sông núi nước Nam

1. Tác giả

- Bài thơ dù chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua lời kể lại thì có thể là lời thơ của Lí Thường Kiệt [1019- 1105] 

- Ông là một danh tướng lẫy lừng có công đánh thắng quân Tống xâm lăng.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Có truyền thuyết rằng năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua  Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng giỏi được tôn là thần sông Như Nguyệt có giọng ngâm bài thơ này.

- Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. 

b, Bố cục- 2 phần:

- Phần 1 [2 câu đầu]: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ 

- Phần 2 [2 câu cuối]: Nêu cao quyết tâm chống lại kẻ thù 

c, Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

d, Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt với 4 câu mỗi câu 7 chữ. Các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và 4 là hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

e, Ý nghĩa nhan đề 

Nhan đề “Nam quốc sơn hà” ngắn gọn, súc tích thể hiện lời khẳng định chủ quyền dân tộc không gì có thể lay chuyển của nước Nam trước âm mưu xâm lược của ngoại bang.

f, Giá trị nội dung

Bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước. Sự khẳng định tuyệt đối cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước những kẻ xâm lăng, cảnh báo bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào chủ quyền đều phải chuốc lấy thất bại.

g, Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt súc tích, cô đọng cảm xúc

- Lời thơ đanh thép, hào hùng, dõng dạc

- Cảm xúc dồn nén trong từng câu chữ

C. Sơ đồ tư duy Sông núi nước Nam

D. Đọc hiểu văn bản Sông núi nước Nam

1. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền dân tộc

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Vua Nam nguyên văn “Nam đế”: từ “đế” thể hiện sự ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa.

Thiên thư: Sách trời ý chỉ tạo hóa phân định rõ ràng chủ quyền nước Nam.

=> Khẳng định nước Nam là do vua Nam - đại diện của nhân dân - nắm giữ, đó là chân  hiển nhiên không thể thay đổi.

2. Hai câu thơ cuối: Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền

Giặc giữ cớ sao phạm đến đây

      Chúng mày nhất định phải tan vỡ

Câu hỏi tu từ mạnh mẽ, chỉ ra sự trái đạo trời của bọn “nghịch lỗ”

- Cảnh cáo sự thất bại không thể tránh khỏi của chúng khi dám làm trái lẽ phải, trái với đạo lí tự nhiên.

=> Nêu cao quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, niềm tin chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.

Soạn bài Sông núi nước Nam để cảm nhận được sự thiêng liêng của lãnh thổ, địa phận đất nước của dân tộc ta. Bài thơ thay lời đanh thép, thay tiếng hào hùng của dân tộc để bảo vệ và khẳng định chủ quyền riêng của đất nước mà không một kẻ thù nào có thể xâm phạm được. Bạn có thể tham khảo bài soạn Sông núi nước Nam Ngữ Văn 7 của Kiến Guru dưới đây để hiểu và cảm nhận rõ ràng hơn nhé.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

 – Bài thơ dù cho chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua những lời kể lại thì có thể là lời thơ của Lý Thường Kiệt [1019 – 1105].

Lý Thường Kiệt [1019 – 1105]

– Ông là một danh tướng lừng lẫy trong lịch sử, một hoạn quan thời Lý và có công đánh bại quân Tống xâm lăng [1075 – 1077].

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Có truyền thuyết kể lại, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông đã chỉ định Lý Thường Kiệt đem lính chặn bọn giặc ở tuyến sông Như Nguyệt, vào đêm nọ, quân sĩ nghe trong đền thờ anh em Trương Hống và Trương Hát cất lên tiếng ngâm bài thơ này.

– “Nam Quốc Sơn Hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Bài thơ Sông núi nước Nam

b. Bố cục

– Phần 1 [Hai câu đầu]: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đã được phân định rõ ràng.

– Phần 2 [Hai câu cuối]: Khẳng định sự quyết tâm chống lại kẻ thù.

II. Soạn bài Sông núi nước Nam chi tiết

Câu 1 [trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1]:

Qua bài Sông núi nước Nam nhận diện thể thơ thất ngôn tứ tuyệt về số câu, cách hiệp vần, số chữ trong câu.

– Bài thơ Nam quốc sơn hà được tác giả viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt với 4 câu và 7 chữ:

     + Các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và 4 là hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu 2 [trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1]:

Sông núi nước Nam được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vậy thế nào là một bản tuyên ngôn độc lập? Nêu nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này?

Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của dân tộc:

– Khẳng định tuyệt đối với các quốc gia là nước Nam chúng ta có chủ quyền riêng biệt và có hoàng đế đứng đầu trị vì dân tộc.

– Ranh giới lãnh thổ, địa phận nước Nam đã được ghi nhận rõ ràng ở “sách trời” mà không ai có thể chối cãi được.

– Nêu cao sự quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kẻ thù nào tới xâm phạm sẽ bị đánh cho tơi bời.

Câu 3 [trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1]:

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý [bày tỏ ý kiến]. Nội dung biểu ý đó đã được tác giả thể hiện theo bố cục như thế nào và nhận xét về điều đó.

Soạn bài Sông núi nước Nam thấy được sự thiên về biểu ý:

– Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:

     + Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở

     + Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được

– Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù

     + Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời

     + Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.

   – Nhận xét: Bố cục được sắp xếp logic và chặt chẽ, chủ quyền được nêu trước, sau đó là biểu ý quyết tâm để bảo vệ chủ quyền.

Câu 4 [trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1]:

Ngoài biểu ý thì Sông núi nước Nam có biểu cảm không và nếu có thì thuộc trạng thái nào? Giải thích sự lựa chọn đó?

Nghĩa biểu cảm của bài thơ Nam quốc sơn hà:

– Sự khẳng định hùng hồn, cảm xúc đầy mãnh liệt, tinh thần mạnh mẽ, sắt đá, ý chí quyết tâm, không gì có thể khuất phục nổi.

– Cảm xúc cùng ý chí ấy được tác giả bộc lộ kín đáo qua ngôn ngữ và hình tượng.

Câu 5 [trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1]:

Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “hành khan thủ bại hư”,”định phận tại thiên thư”, nhận xét về giọng điệu bài thơ?

Đánh bại mọi kẻ thù xâm lược

Bài thơ có giọng điệu hùng hồn, đanh thép:

– Một lần nữa khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” là sách trời thì đã là chân lý và không gì có thể chối bỏ hay phủ nhận được.

– Dứt khoát cảnh cáo bọn giặc sẽ phải chuốc bại vong khi gây ra tội ác cho dân tộc ta.

=> Giọng điệu bài thơ được thể hiện qua ngôn từ : đanh thép, dõng dạc, thấm đẫm tinh thần hào hùng dân tộc.

III. Kết luận soạn bài Sông núi nước Nam

1. Giá trị nội dung

Sông núi nước Nam [Nam quốc sơn hà] được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước. Sự khẳng định tuyệt đối chủ quyền với giọng điệu đanh thép, thể hiện sự quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, cảnh cáo bất kỳ kẻ xâm lăng nào cũng sẽ không có kết cục tốt đẹp khi đụng đến địa phận lãnh thổ đất Nam.

2. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn.

– Ngôn ngữ hùng hồn, dõng dạc, giọng thơ đanh thép, mạnh mẽ.

Soạn bài Sông núi nước Nam để yêu hơn, tự hào hơn về một dân tộc anh hùng và quyết tâm để ra sức bảo vệ và phát triển đất nước hơn nữa. Với một tác phẩm mang ý nghĩa vô giá như vậy, Kiến Guru hy vọng đã giúp bạn nắm trọn vẹn giá trị  và thông điệp của bài nhé.

Chủ Đề