Ngày không hưởng quyền là gì

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn thường thắc mắc về một số vấn đề như ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Có nên mua cổ phiếu vào ngày này không? Vì đa số chúng ta đều ưu tiên mua vào ngày được hưởng quyền cổ tức. Vậy đâu mới là sự lựa chọn ưu thế hơn, hãy tham khảo bài viết sau của ngân hàng số Timo để biết thêm chi tiết!

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền được định nghĩa là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng một số quyền lợi có liên quan gì từ doanh nghiệp. Chẳng hạn như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền nhận cổ tức,… Ngày giao dịch không hưởng quyền là một ngày trước khi chốt danh sách nhận cổ tức.

Ngày không hưởng quyền là gì
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được hưởng một số quyền lợi có liên quan gì từ doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày mà Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền liên quan cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, khi có tên trong danh sách này thì người sở hữu sẽ có quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và quyền nhận cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền được biết là ngày làm việc vào trước ngày đăng ký cuối cùng. Vì vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng trúng vào thứ hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào ngày thứ sáu của tuần trước. Nếu ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì người mua cũng cần loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng

Để hiểu hơn về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng, bạn có thể tham khảo chi viết tại ví dụ sau: 

Nếu ngày 8/2 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 7/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền, bởi vì:

  • Khi bạn mua chứng khoán ngày 6/2, thì ngày chứng khoán về là vào ngày 7/2. Nghĩa là khi chốt quyền, bạn sẽ được có tên trong danh sách cổ đông.
  • Khi bạn mua chứng khoán vào ngày 7/2 thì chứng khoán về tài khoản là vào ngày 9/2, sau ngày đăng ký cuối cùng và bạn sẽ không được hưởng quyền.

Việc xác định rõ hai trường hợp này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư. 

Khi hoạt động trả cổ tức bằng cổ phiếu thì thị giá cổ phiếu sẽ được chỉnh sửa sau khi chốt quyền, giảm tương ứng so với tỷ lệ chia. Việc sở hữu cổ phiếu sau hay trước ngày chốt quyền đều không đổi bởi thị giá điều chỉnh. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư sẽ ưu chọn việc mua cổ phiếu sau chốt quyền để tránh việc phải chờ thời gian lâu thì cổ tức mới về tài khoản.

Ngày không hưởng quyền là gì
Ví dụ cụ thể về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng (Nguồn: Internet)

Có nên mua cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền?

Ưu điểm khi mua cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền

Khi bạn mua cổ phiếu vào ngày này sẽ không được hưởng một số quyền lợi, nhưng bù lại, giao dịch vào ngày không hưởng quyền sẽ có một số ưu điểm như: 

  • Giá cổ phiếu thường sẽ giảm vì nhu cầu mua không còn cao như ngày giao dịch hưởng quyền.
  • Bạn sẽ được chủ động về cổ phiếu, có thể bán hoặc mua cổ phiếu ngay khi nó về tài khoản. Còn đối với cổ phiếu hưởng quyền, bạn cần phải chờ 1 thời gian mới có thể bán ra được. Cụ thể bạn phải chờ ngày tiến hành chia cổ tức thì có thể bán được cổ phiếu. Tuy vậy, vào thời điểm đó cổ phiếu sẽ có sự giảm giá, yếu hay mạnh còn tùy vào cổ phiếu.

Ngày không hưởng quyền là gì
Giá cổ phiếu vào giao dịch không hưởng quyền sẽ giảm (Nguồn: Internet)

Giá cổ phiếu tăng hay giảm vào ngày không hưởng quyền?

Đa phần thì các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu vào ngày giao dịch được hưởng quyền vì họ mong muốn nhận được cổ tức khi công ty chia cổ tức. Tuy vậy, đây được xem là cách suy nghĩ chưa có sự hiểu rõ về thị trường chứng khoán.

Nếu bạn chọn mua cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền cũng là một điều hợp lý và sáng suốt. Vì giá cổ phiếu vào ngày này sẽ thấp hơn so với ngày hưởng quyền, nếu mua giá cổ phiếu thấp thì sau ngày chia cổ tức, giá của nó cũng sẽ không chênh lệch quá lớn.

Như vậy bạn đã có thể hiểu ngày giao dịch không hưởng quyền là gì thông qua bài viết trên. Khi hiểu rõ ý nghĩa của những mốc thời gian quan trọng khi giao dịch sẽ giúp bạn kiểm soát được kế hoạch đầu tư của mình. Ngoài việc tham gia đầu tư sinh lời vào thị trường chứng khoán, bạn cũng có thể đặt số tiền nhàn rỗi của mình vào các Quỹ mở do VinaCapital quản lý. Đây là công ty Quản lý Quỹ có mặt lâu đời tại Việt Nam, những kinh nghiệm kỳ cựu của đội ngũ chuyên gia tại đây sẽ giúp các nhà đầu tư được hưởng mức lợi nhuận ổn định và an toàn hơn. Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?

4 giải pháp đầu tư Quỹ mở phù hợp với khẩu vị rủi ro khác nhau của nhà đầu tư hiện đang có mặt trên app Timo gồm có:

  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh (VFF).

ĐẦU TƯ CÙNG VINACAPITAL NGAY!

Xem thêm: Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng theo dõi quy trình một cách công khai và minh bạch tại app Timo. Mọi thắc mắc của bạn khi tham gia đầu tư đều được Timo giải đáp một cách nhanh chóng và rõ ràng. Tải app Timo Digital Bank ngay để số tiền được sinh lời an toàn và hiệu quả!

Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.